---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Giới Luật
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Pannati-śīla (P), Precept.
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Là một thuật ngữ Phật học, chỉ cho những qui luật của giới pháp Phật giáo, dùng để phòng ngừa và ngăn chận các hành động sai trái của Phật giáo đồ, trong cả ba lãnh vực thân, miệng và ý. Trong Hán ngữ, chữ “giới” nghĩa là khuyên răn, phòng bị; “luật” là những qui tắc nhất định được chế ra để áp dụng chung cho mọi người trong một tổ chức, một đoàn thể, một cộng đồng, hay một quốc gia – mọi người đều phải tuân hành những điều luật ấy như nhau, ai phạm luật sẽ bị trừng phạt.
a) Trong Phật điển, chữ “Giới” (戒) được dùng tương đương với từ tiếng Phạn “sila” (thi-la), chỉ cho mọi hành vi, tập quán, tư cách, đạo đức. Tất cả những tập quán thiện ác đều gọi là “giới”: tập quán tốt gọi là “thiện giới”; tập quán xấu gọi là “ác giới”. Nhưng thường thì nó được dùng giới hạn trong ý nghĩa lành (thiện giới) và thanh tịnh (tịnh giới); đặc biệt dùng để chỉ cho các qui giới có tác dụng phòng ngừa và ngăn chặn lầm lỗi, được chế định cho toàn thể Phật giáo đồ – xuất gia cũng như tại gia. Bản văn (sách) kết tập tất cả các điều mục cấm giới để tì kheo, tì kheo ni thọ trì, gọi là “giới bản” (dịch từ Phạn ngữ “pratimoksa” (ba-la-đề-mộc-xoa), nghĩa là cụ túc giới). Giới là cơ sở thực tiễn của đạo Phật, cùng với Định và Tuệ, gọi chung là “ba pháp học” (tam học); lại là một trong “sáu pháp qua bờ” (lục độ - lục ba la mật: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ) của Bồ-tát hạnh. Khi Phật còn tại thế, mỗi khi xét thấy các tu sĩ ngoại đạo có những hành động sai trái, Ngài đem những điều ấy răn dạy chúng đệ tử để phòng ngừa, không hành động như ngoại đạo. Sự hành trì những điều răn này là hoàn toàn do nỗ lực tự nguyện của mỗi người, đức phật đã không qui định các hình thức xử phạt nào khi đưa ra các điều răn ấy. Đó là tính đặc trưng, mà cũng là nguyên ủy của “giới” (khác với “luật”, sẽ xin nói sau). Phật giáo Nguyên-thỉ, tùy theo tại gia hay xuất gia mà chế định có năm giới, tám giới, mười giới và giới cụ túc; Phật giáo Phát-triển cũng hành trì những giới ấy, nhưng có thêm giới Bồ-tát. Giới do Phật chế định, nếu từ bản chất đã mang tính tội ác (như giết hại, trộm cắp, dâm dục hay tà dâm, nói dối), gọi là “tánh giới”; nếu từ bản chất không mang tính tội ác, nhưng vì để tránh sự cười chê của người đời, hoặc chính những hành động đó có thể dẫn đến phạm tánh giới (như uống rượu chẳng hạn), gọi là “già giới”. Giới gồm có bốn yếu nghĩa: giới pháp (các phép tắc, luật lệ do Phật chế), giới thể (thể tánh của giới, do nghi thức thọ giới mà hành giả có được), giới hạnh (luôn luôn kiểm soát oai nghi, điều phục tâm ý để tiến tu đạo nghiệp), và giới tướng (tướng trạng khác nhau của từng giới).
b) Trong Phật điển, chữ “Luật” được dùng tương đương với từ tiếng Phạn “vinaya” (tì-nại-da, hay tì-ni), có nghĩa là điều phục, diệt; tức là chế phục, diệt trừ các lầm lỗi. Đây là những giới cấm do Phật chế định mà chư vị tì kheo, tì kheo ni phải tuân thủ để xây dựng một nếp sống qui phạm cho tăng đoàn. Những giới cấm này được chế định nhằm đúng vào những nhu yếu cụ thể và thực tế, cho nên Luật gọi là “tùy phạm tùy chế” (phạm lỗi gì thì chế luật ngay cho lỗi ấy), hoặc “tùy duyên chế giới” (tùy theo trường hợp mà chế định điều luật). Khi có một đệ tử làm lỗi, đức Phật dạy: Từ nay về sau không được tái phạm lỗi ấy; nếu tái phạm sẽ bị xử phạt. Lời dạy ấy, về sau trở thành qui định của tăng chúng, hễ một điều luật được chế ra, tất có kèm theo một qui định về xử phạt. Luật, vì vậy, có tính cách bị động, khác với Giới. Luật là một trong ba tạng Phật điển, gọi là Luật tạng. Nội dung tổng quát của tạng Luật gồm có hai bộ: Ba-la-đề-mộc-xoa (pratimoksa – ghi các giới điều mà tì kheo và tì kheo ni phải tuân thủ, cùng các cách xử phạt tùy theo lỗi nặng nhẹ) và Kiền-độ (skandha – ghi những cách thức tác pháp, những lễ nghi, phép tắc trong nếp sống tăng đoàn). Luật tạng do các bộ phái truyền thừa, đại thể thì giống nhau, nhưng vẫn có một ít tiểu dị giữa các bộ phái đó; ngay cả số của các điều luật cũng có tăng giảm khác nhau. Có 20 bộ phái, nhưng Tứ Phần Luật của Pháp Tạng Bộ (tức Đàm Vô Đức Bộ), Thập Tụng Luật của Hữu Bộ (tức Tát Bà Đa Bộ), Ngũ Phần Luật của Hóa Địa Bộ (tức Di Sa Tắc Bộ), Giải Thoát Luật của Ẩm Quang Bộ (tức Ca Diếp Di Bộ), và Ma Ha Tăng Kì Luật của Đại Chúng Bộ (tức Ma Ha Tăng Kì Bộ) – được gọi chung là “Ngũ Bộ Luật” – là tiêu biểu hơn cả.
Như vậy, xét về nguyên ủy, tính chất của Giới và Luật không giống nhau, nhưng xét về nội dung tu tập, công dụng hành trì thì chúng cùng một phẩm loại, cùng nương nhau và bổ túc cho nhau, có Giới tức là có Luật, có Luật tức là có Giới, cho nên người đời sau đã gộp hai danh xưng “Giới” và “Luật” lại, làm thành một danh xưng chung, gọi là “Giới Luật”.
ĐÒI CÁI VÔ VẬT     Canh Cải Xà Lách Xoong Và Sen Tươi     Khoa Học Nói Gì Về Cuộc Đời Của Đức Phật Thích Ca     Hành Trang Xuất Gia     Hòa Thượng Pháp Minh (1918-1993)     Gỏi Giá Đậu Nành Cay Giòn Đại Hàn     Lời Căn Dặn Của Ma Quỷ: NHẤT ĐỊNH PHẢI SÁM HỐI KHI CÒN SỐNG     Đừng Đồng Hóa Hạnh Phúc Của Bạn Với Những Vật Ngoại Thân     Gõ Cửa Thiền – Thịnh Vượng     Sự Phát Đạt Thực Sự     


















Pháp Ngữ
Khi thấu rõ được bất giác thì giác được tự tâm.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,923 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,166,520