---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Phật Giáo Truyền Vào Tây Tạng
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Từ thời Hán, người Trung-quốc vẫn gọi Tây-tạng là nước Thổ-phồn, nhưng ngày nay, Thổ-phồn là nước East Turkestan. Tây-tạng (Tibet - tiếng Phạn: Bhota) là một nước ở vùng địa thế rất cao (có nơi cao tới hơn 8.000m so với mặt biển), từng được gọi là “nóc nhà thế giới”, khí hậu rất lạnh, nằm giữa hai mạch núi vĩ đại là Côn-lôn ở phía Bắc và Hi-mã-lạp ở phía Nam; Đông giáp Trung-quốc, Nam giáp Miến-điện, Ấn-độ, Bhutan, Sikkim, và Nepal, Tây giáp Ấn-độ, Bắc giáp East Turkestan.
Theo lời đức Đạt Lai Lạt Ma, trong cuốn hồi kí Nước Tôi và Dân Tôi (My Land and My People – Hồng Hà dịch), nước Tây-tạng được thành lập vào năm 127 tr. TL, và vị vua đầu tiên là Nya-Tri-Tsenpo. Vị vua thứ 28 là Lha-Tho-Ri-Nyen-Tsen đã nhận được một cuốn sách về giáo lí đạo Phật, và Phật giáo đã được truyền bá ở Tây-tạng bắt đầu từ đó. (Tuy nhiên, ngài Đạt Lai Lạt Ma đã không cho biết tên cuốn sách giáo lí ấy là gì, do từ đâu, và sự việc đó đã xảy ra vào năm nào.) Từ vị vua thứ 28 ấy trở về trước, tôn giáo chính của Tây-tạng là đạo Bon (sùng kính thần linh, chuyên dùng chú thuật, phù phép, bói toán) và nhiều thứ tín ngưỡng mê tín khác thật kì quái. Đến đời vua thứ 33, Song-Tsen-Gampo (sinh vào năm 629 TL), ông bộ trưởng Thumi-Sam-Bhota được phái sang học tại Ấn-độ; khi trở về, ông đã dựa vào chữ Phạn (Sanskrit) mà sáng chế ra chữ viết Tây-tạng. Vị vua này, ngoài ba bà vợ bản xứ, còn cưới thêm hai bà vợ ngoại quốc, là công chúa của hai nước láng giềng Nepal và Trung-hoa; hai bà công chúa này đều sùng tín Phật giáo, nhờ vậy mà Phật giáo Nepal và Phật giáo Trung-hoa đã có ảnh hưởng lớn đối với Phật giáo Tây-tạng. Vua thứ 37 là Thi-Song-Deu-Tsen (sinh năm 790), đã mời được hai nhà bác học Ấn-độ, Khen-Bodi-Sattawa và Lopon-Pema-Samba, sang Tây-tạng. Các học giả Ấn-độ và những người Tây-tạng giỏi Phạn ngữ, bắt đầu dịch kinh điển từ Phạn ngữ ra Tạng ngữ. Dưới triều vua thứ 41 là Lang-Dar-Ma (lên ngôi năm 901), Phật giáo bị bách hại đến diệt vong, phải hàng trăm năm sau mới khôi phục trở lại được.
Theo lời thuật của đức Đạt Lai Lạt Ma thì không thấy đề cập gì tới mật chú và pháp thuật, nhưng những thứ này lại thuộc về Mật Giáo, là giáo phái chính thức của Phật giáo Tây-tạng; và các niên đại do ngài ghi ra thì khác nhiều so với các sử liệu của Phật giáo Trung-quốc. Về Mật Giáo ở Tây-tạng, theo sử liệu của Phật giáo Trung-quốc cũng như các tài liệu khảo cứu của các học giả Nhật-bản và Tây-phương, vào năm 747, vua Tây-tạng là Khri-Sron-Lde-Btsan (742-797) đã cho sứ thần sang Ấn-độ thỉnh ngài Tịch Hộ (Santa-raksita, 700-760, ở học viện Na-lan-đà, là sáng tổ của phái Du Già Trung Quán) vào Tây-tạng hoằng dương giáo pháp Trung Quán. Nhà vua lại nghe lời khuyên của ngài Tịch Hộ, thỉnh được ngài Liên Hoa Sinh (Padma-sambhava, ?-?) đến Tây-tạng cùng trong năm 747. – Ngài Tịch Hộ cùng với các đệ tử thì truyền bá Hiển giáo; trong khi đó, ngài Liên Hoa Sinh cùng với các đệ tử thì truyền bá Mật Giáo Kim-cương thừa. Nhà vua đã xây ngôi chùa lớn Samyas tại kinh đô Lhasa để làm nơi cư trú và dịch kinh điển của quí vị đại sư từ Ấn-độ sang. Ngôi chùa này đã được xây theo kiểu mẫu của ngôi đại tự Vikramasila, là trung tâm của Kim-cương thừa Mật Giáo ở vùng Bengal, miền Đông Ấn-độ.
Ngài Liên Hoa Sinh vốn là một vị đại học giả của phái Kim-cương thừa Mật Giáo Ấn-độ, có gốc từ ngôi đại tự Vikramasila. Vì vậy, sau khi tới Tây-tạng, ngài đã hết sức truyền bá tư tưởng Mật Giáo, và được coi như là vị sáng tổ của Mật Giáo Tây-tạng. Từ đó, mỗi thời kì đều có nhiều cao tăng từ Ấn-độ tới, từ từ họ di chuyển toàn bộ kinh điển Mật Giáo Ấn-độ vào Tây-tạng. Do đó mà ngày nay chỉ có nước Tây-tạng là có đầy đủ tất cả kinh điển Mật Giáo; không nước nào có đầy đủ như vậy, kể cả Trung-quốc.– Vua thứ 41 của Tây-tạng là Lang-Dar-Ma (đức Đạt Lai Lạt Ma nói nhà vua này lên ngôi năm 901, nhưng Phật Quang Đại Từ Điển và các tài liệu khác thì nói ông ở ngôi từ năm 836-841), sau khi lên ngôi đã tiêu diệt Phật giáo; nhưng ông chỉ ở ngôi được 6 năm thì bị ám sát. Phật giáo Tây-tạng đã lấy thời đại trị vì của vị vua này làm cái mốc để phân chia lịch sử truyền bá Phật giáo ở Tây-tạng làm hai thời kì chính: Từ vua Lang-Dar-Ma trở về trước là thời kì “sơ truyền”; và từ đó trở về sau là thời kì “hậu truyền”.
Súp Đậu Phụ Chua Cay     Mọi Cuộc Đời Đều Biến Chuyển     Làm Lễ Quy Y Với Một Cư Sĩ, Có Đúng Pháp Không?     Bài Học Ngàn Vàng     Dùng Việc Phước Thiện Đãi Khách     Bao Bố Đậu Hũ Chay     Con Rắn Trả Thù     Quá Độ     Món Xào Thanh Bạch     Minh Bạch     



Tu sĩ: HT.Từ Thông
Thể loại: Lăng Nghiêm






[-] Dấu mục nghe pháp âm     [x] Tắt mục nghe pháp âm

















Pháp Ngữ
Ai chinh phục đất này
Dạ ma, Thiên giới này?
Ai khéo giảng Pháp cú,
Như người[1] khéo hái hoa?
([1] Thợ làm vòng hoa)


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,607,502