---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Bát Tướng Thị Hiện - Bát Tướng Thành Đạo
----------------------------- Pháp Số Căn Bản - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Tám Tướng Thị Hiện. Đức Thích Ca Mâu Ni thị hiện thành Phật ở cõi Ta Bà, từ lúc giáng trần cho đến ngày nhập diệt, đã thị hiện 8 tướng trọng đại nhất ở thế gian:
1. Đâu Suất giáng trần (Giáng Đâu Suất Tướng). Khi sắp giáng trần, từ cung trời Đâu Suất, đức Bồ Tát quán sát cõi Diêm Phù Đề, thấy thành Ca Tì La Vệ là nơi tối thắng, từ xưa chư Phật đều giáng trần tại đó. Lúc bấy giờ đức Bồ Tát liền hiện ra năm điềm báo hiệu: phóng ra ánh sáng rộng lớn, cõi đất chấn động, các cung điện của ma vương đều bị che lấp, mặt trời mặt trăng và tinh tú đều mất ánh sáng, các chúng trời rồng thảy đều kinh sợ. Hiện ra các điềm báo hiệu ấy rồi, đức Bồ Tát liền hạ sinh.
2. Gá thai (Thác Thai Tướng). Lúc sắp gá thai, đức Bồ Tát quán sát thấy vua Tịnh Phạn là bậc nhân ái hiền đức, hoàng hậu Ma Da 500 đời trước đã từng là mẹ của Bồ Tát; đó là nơi nên gá thai. Đức Bồ Tát liền cỡi voi trắng sáu ngà, có vô lượng thiên chúng tấu nhạc, xuống hoàng cung vua Tịnh Phạn, nhập vào hông bên phải của hoàng hậu Ma Da.
3. Đản sinh (Giáng Sinh Tướng). Buổi sáng ngày Trăng Tròn tháng Vesaka (lịch Ấn Độ), tại vườn Lam Tì Ni, khi hoàng hậu Ma Da đưa cánh tay phải lên vin cành hoa vô ưu, đức Bồ Tát liền từ hông bên phải của hoàng hậu mà xuất hiện ở thế gian, trở thành một vị thái tử. Lúc đó, từ gốc cây vô ưu, 7 đóa hoa sen lớn hiện trên mặt đất, thái tử bước đi bảy bước trên bày hoa sen đó, rồi nhìn khắp bốn phương, tay phải chỉ lên trời, tay trái chỉ xuống đất, dõng dạc tuyên bố rằng: “Ta là bậc tối tôn tối thắng trong khắp cả trời người. ”
4. Xuất gia tìm đạo giải thoát (Xuất Gia Tướng). Năm 29 tuổi, vì nhận chân được những nỗi đau khổ to lớn sinh, già, bệnh, chết mà chúng sinh phải nhận chịu triền miên, không làm sao thoát khỏi được, mà cũng chưa có ai giúp cho thoát khỏi được, nên thái tử khởi tâm từ bi, quyết chí xuất gia tìm đạo giải thoát để cứu độ chúng sinh. Thái tử xin phép đi xuất gia nhưng vua Tịnh Phạn cương quyết không chấp thuận, bởi vậy, để thực hiện quyết tâm của mình, một đêm kia, chờ cho tất cả mọi người ngủ say, thái tử cưởi ngựa, cùng với người hầu cận, lẳng lặng vượt ra khỏi hoàng thành, tiến về phương Nam, theo các vị đạo sĩ Bà La Môn tu hành.
5. Hàng phục ma quân (Hàng Ma Tướng). Khi đức Bồ Tát sắp thành đạo ở cội cây bồ đề, ánh sáng chiếu tỏa rộng lớn, đại địa chấn động, các ma cung bị che khuất. Lúc bấy giờ ma Ba-tuần thống lĩnh ma nữ đến quấy nhiễu mong làm loạn tịnh hạnh của đức Bồ Tát, nhưng Ngài đã dùng thần lực làm cho các ma nữ đều biến thành các bà già. Ma vương rất căm giận, huy động khắp các bộ chúng ra sức làm hại đức Bồ Tát; như thiên lôi thì cho mưa xuống nào hòn sắt nóng, nào guơm đao, nào vòng sắt, gậy sắt v. v..., nhưng tất cả các vũ khí ấy đều bị chận lại trên không trung; nào giương cung bắn tên, nhưng cung tên cũng dừng lại giữa hư không và đều biến thành hoa sen... Cuối cùng ma vương cùng quyến thuộc không còn cách nào có thể làm hại được đức Bồ Tát, đành bỏ cuộc, bỏ chạy tứ tán hết.
6. Thành bậc Tối Chánh Giác (Thành Đạo Tướng). Sau khi đã hàng phục tất cả ma quân, đức Bồ Tát phóng áng sáng rộng lớn, rồi nhập vào thiền định, biết tất cả các việc Thiện ác đã làm từ quá khứ xa xưa, thấy rõ bao nhiêu đời trước từng chết chỗ này sinh chỗ khác; màn vô minh hoàn toàn bị rách tung, khi sao mai vừa mọc thì tuệ giác bừng sáng trọn vẹn, Ngài chứng Đạo Vô Thượng, thành bậc Tối Chánh Giác.
7. Chuyển pháp luân và hóa độ chúng sinh (Thuyết Pháp Tướng). Đức Bồ Tát đã thành Phật. Ngài muốn thuyết pháp độ sinh, nhưng lại suy nghĩ rằng: “Giáo pháp mà ta vừa chứng ngộ, thật quá thậm thâm vi diệu, chúng sinh không thể nào tin nhận được. Nếu ta trụ thế cũng đâu có ích lợi gì. Vậy ta hãy nhập vô dư Niết Bàn!” Lúc bấy giờ trời Phạm Thiên liền đến trước Phật bạch rằng: “Bạch Thế Tôn! Hôm nay biển giáo pháp đã đầy, cờ giáo pháp đã dựng, trống giáo pháp đã làm xong, đuốc giáo pháp đã chiếu sáng; vậy đã đúng thời, sao Thế Tôn lại muốn bỏ chúng sinh mà nhập vô dư Niết Bàn!” Đức Phật liền chấp thuận lời thỉnh cầu của trời Phạm Thiên. Ngài sang vườn Lộc Uyển, nói bài pháp Tứ Đế đầu tiên để hóa độ cho nhóm 5 vị đạo sĩ do sa môn Kiều Trần Như lãnh đạo; rồi từ đó Ngài không ngừng nói giáo pháp tiểu và Đại Thừa để hóa độ vô số trời, người giải thoát cái khổ sinh tử Luân Hồi.
8. Nhập diệt (Niết Bàn Tướng). Đức Thế Tôn hóa độ chúng sinh suốt 45 năm từ sau ngày thành đạo, bấy giờ đã 80 tuổi đời, đến lúc sắp phải xả bỏ báo thân, Ngài đến ngự trong rừng cây ta-la ở ngoại ô thành Câu Thi na; tại đây, đức Thế Tôn đã nhập Niết Bàn. Sau lễ trà tì, xá lợi của Ngài được phân làm 8 phần, chia cho 8 nơi xây tháp thờ phượng, cúng dường.
Đó là thuyết phổ thông về 8 tướng thị hiện của Đức Phật; riêng trong luận Đại Thừa Khởi Tín thì không nói tới tướng “hàng ma”, mà có tướng “trụ thai” (tức là, sau tướng “thác thai” là tướng “trụ thai”).
Tám tướng thị hiện của Đức Phật trên đây là chủ thuyết của Phật giáo Bắc Truyền; còn Phật giáo Nam Truyền thì chủ trương chỉ có 4 sự việc trọng đại (tứ đại sự) trong cuộc đời Đức Phật mà thôi. Bốn sự việc trọng đại đó là: Đản sinh, Thành đạo, Chuyển pháp luân, và Nhập Niết Bàn. Bốn nơi đã xảy ra bốn sự việc trọng đại đó được gọi là “bốn thánh địa” (tứ đại thánh địa), là 4 địa điểm: vườn Lam Tì Ni, Bồ Đề đạo tràng, vườn Lộc Uyển, và rừng Ta-la song-thọ.
Máy Móc     Tập tục đốt giấy tiền vàng mã ?     Tự Giải Nghiệp Cho Mình     Quán Thọ Là Khổ     Giết Heo Bị Quả Báo Khốc Liệt     Một người thường đi chùa nhưng tánh tình vẫn không thay đổi?     Tham thiền cần ăn chay không?     Tổ Phi Lai Hòa Thượng – Thích Chí Thiền (1861-1933)     Ðại Sư Ðạo Trân Vãng Sanh     Người Khát Nước – Bình Thủy – Gai Nhọn     


Hình tu sĩ:
Thông tin:

Chưa có




















Pháp Ngữ
Tiếng đàn tiếng hát làm ta phóng tâm ra
Phóng ra nhưng nỗi khổ lại dày thêm .
Tiếng chuông làm cho mình thu tâm lại .
Thu lại nhưng nỗi khổ lại vơi loãng đi


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,923 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,010,272