---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Thập Pháp Giới
----------------------------- Phật Học Danh Số - Ns Đức Trí -----------------------------
● Thập pháp giới cũng viết Thập giới Thập loại. Ấy là mười cảnh giới, mười bậc chúng sanh. Trong Kinh Luật thường gọi là mười phương pháp giới, mười phương Phật.
- Phật
- Bồ Tát
- Duyên Giác
- Thanh Văn
- Thiên
- Nhơn
- A Tu La
- Địa ngục
- Ngạ quỷ
- Súc sanh
Trong Thập giới bốn bậc chúng sanh trên thì được giải thoát tự tại, nên kêu là Tứ Thánh (bốn bực Thánh), còn sáu bậc dưới chưa giác ngộ, còn luân chuyển trong sáu cảnh giới luân hồi, nên kêu là Lục phàm (sáu hạng phàm phu). Riêng trong Lục phàm chúng sanh ở ba cảnh: Thiên, Nhơn, A Tu La trước có làm lành và hiện thời có thể tu tập thiện nghiệp, nên người ta gọi ba cảnh ấy là Tam thiện đạo. Còn chúng sanh ở ba cảnh sau: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, trước đã phạm nhiều tội nặng về Thập ác, ngũ nghịch, nay phải chịu hình phạt và hiện thời khó tu các việc lành, nên người ta kêu ba cảnh ấy là Tam ác đạo (ba đường dữ).
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 十法界 (Phật Tổ Thống Ký). Pháp Giới là bản thể của chư Phật và chúng sanh. Nhưng bốn thánh, sáu phàm cảm báo giới phận không giống nhau, nên mới có mười Pháp Giới. (bốn thánh là Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thinh Văn. sáu phàm là Trời, Người, A Tu La, Ngạ Quỷ, Súc Sanh, Địa Ngục).
Một, Phật Pháp Giới. Phật là tiếng Phạn, gọi đủ là Phật Đà, tiếng Hoa gọi là Giác. Giác có ba nghĩa:
01) Tự Giác: Ngộ được tánh chân thường, dứt hết mê lầm hư vọng;
02) Giác Tha: Vận dụng lòng từ bi không có điều kiện độ chúng hữu tình;
03) Giác Hạnh Viên Mãn: Muôn hạnh đều đầy đủ là thầy của ba cõi. Đó gọi là Pháp Giới của Phật.
Hai, Bồ Tát Pháp Giới. Bồ Tát, tiếng Phạn gọi đủ là Bồ Đề tát đỏa, tiếng Hoa là Giác Hữu Tình: Tự mình tu tập đã thành tựu, còn có khả năng giác ngộ tất cả chúng sanh. Đó gọi là Pháp Giới của Bồ Tát.
Ba, Duyên Giác Pháp Giới. Duyên Giác là vâng theo lời dạy của Phật tu quán 12 nhân duyên, giác ngộ được chân không. Đó gọi là Pháp Giới của Duyên Giác.
Bốn, Thinh Văn Pháp Giới. Thinh Văn là nghe lời dạy của Phật, nương vào pháp Tứ Đế mà tu tập và chứng được chân không. Đó gọi là Pháp Giới của Thinh Văn.
Năm, Thiên Pháp Giới. Thiên là thiên nhiên, tự nhiên. An vui vượt trội, thân thể vượt trội, anh sáng thanh tịnh, thế gian không thể so sánh. Ba cõi tổng cộng có ba tám cõi trời, nhờ tu mười điều thiện và tu Thiền Định, cảm nhận quả báo mà sanh ra. Đó gọi là Pháp Giới của Trời.
(38 cõi trời là cõi Dục có sáu: Trời Tứ Thiên Vương, trời Đao Lợi, trời Dạ Ma, trời Đâu Suất, trời Hóa lạc, trời Tha Hóa Tự Tại.
Cõi Sắc có 18: Sơ Thiền có ba trời là trời Phạm chúng, trời Phạm Phụ, trời Đại phạm. Nhị Thiền có ba trời là trời Thiểu quang, trời Vô Lượng Quang, trời Quang âm. Tam Thiền có ba trời là trời Thiểu Tịnh, trời Vô Lượng Tịnh, trời Biến Tịnh. Tứ Thiền có chín trời là trời Vô Vân, trời Phước Sanh, trời Quảng Quả, trời Vô Tưởng, trời Vô Phiền, trời Vô Nhiệt, trời Thiện Kiến, trời Thiện Hiện, trời Sắc Cứu Cánh.
Cõi Vô Sắc có bốn trời: trời Không Xứ, trời Thức Xứ, trời Vô Sở Hữu Xứ, trời Phi Phi Tưởng Xứ. Thượng phẩm là khi làm việc thiện thì lúc sắp làm, đang làm, đã làm; trong ba thời gian ấy, tâm hoàn toàn không ăn năn).
Sáu, Nhân Pháp Giới. Nhân (người) là nhẫn (chịu đựng, nhịn), ở trong đời, gặp cảnh thuận hay nghịch đều có thể chịu đựng. Vì người ở trong bốn châu hay thực hành nhân, nghĩa, lê, trí, tín (năm nguyên tắc làm người không thể thiếu); hay giữ năm giới: không sát sanh, không trộm cặp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu và tu đủ mười điều thiện ở cấp trung phẩm, cảm ứng quả báo mà được sanh ra. Đó gọi là Pháp Giới của người.
Bảy, A Tu La Pháp Giới. Tiếng Phạn là A Tu La, tiếng Hoa là Phi Thiên. Tịnh Danh sớ nói: Quả báo của thần này, tối thắng, đứng sau các trời, nhưng không phải trời, vì nguyên nhân là ôm lòng nghi kỵ. Tuy loài này thực hành ngũ thường, nhưng vì muốn hơn người, nên làm mười việc lành mà ở hạ phẩm, cảm ứng quả báo mà sanh ra. Đó gọi là Pháp Giới của A Tu La.
(Hạ phẩm là khi làm việc thiện thì sanh tâm hối hận).
Tám, Quỷ Pháp Giới. Loại quỷ này có khắp trong các nẻo (thú). Loại có phước đức là thần rừng núi, mồ mã, miếu đền. Loại vô phước ở chỗ bẩn thỉu, không được ăn uống, chịu khổ vô lượng vì nhân ban đầu tâm ý nịnh nọt, dối láo, làm năm điều nghịch ác hạ phẩm, cảm ứng quả báo mà sanh ra. Đó gọi là Pháp Giới của quỷ. (Hạ phẩm ngũ nghịch giết cha, giết mẹ, giết A La Hán, phá hòa hợp tăng, làm thân Phật chảy máu).
Chín, Súc Sanh Pháp Giới. Súc sanh cũng gọi là bàng sanh. Loại này có khắp mọi nơi, mang lông, đội sừng, vảy mai, lông lá, bốn chân, nhiều chân, có chân không chân, đi dưới nước, đi tên đất, bay trên không trung, ăn thịt lẫn nhau chịu khổ vô cùng, do đời trước ngu si, tham dục làm những ngũ nghịch, thập ác ở bậc trung phẩm, cảm ứng quả báo mà sanh ra. Đó gọi là Pháp Giới Súc Sanh.
(Bàng Sanh là loài có thân hình nằm ngang. Trung phẩm là làm ác rồi khởi tâm hối hận chút ít).
Mười, Địa Ngục Pháp Giới. Địa ngục ở dưới đất. Vì tám địa ngục lạnh, tám địa ngục nóng, chúng sanh ở trong đó chịu khổ vô cùng, trải qua vô lượng kiếp; bởi làm ngũ nghịch, thập ác trọng tội vào bậc thượng phẩm, cảm ứng quả báo mà sanh ra. Đó gọi là Pháp Giới của địa ngục. (tám ngục lạnh là Át Phù Đà ngục, Lại Phù Đà Ngục, A Trá Trá Ngục, A Ba Ba Ngục, Ẩu Hầu Ngục, Uất Ba La Ngục, Ba Đầu Ma Ngục, Phân Đà Lợi Ngục. tám ngục nóng là Tưởng Ngục, Hắc Thằng Ngục, Đôi Áp Ngục, Khiếu Hoán Ngục, Đại Khiếu Hoán Ngục, Thiêu Chá Ngục, Đại Thiêu Chá Ngục, Vô Gián Ngục).
Gỏi Củ Dền Trộn Lạc     Tọa Thiền Trong Mùa Nóng     Cách Thức Thờ Phật & Thờ Gia Tiên     Thần Đông Nhạc Xin Thọ Giới     Trấn Áp     Nêu Cao Chánh Kiến     Con Đường Giác Ngộ (Path to Enlightenment)     Đi theo tôn giáo khác?     Cao Tăng Dị Truyện (Sau Nhị Tổ) – Thượng Toạ Huệ Viên     Quán Xác Chết Với Máu Bầm Xanh Đen – Lần 2     


Hình tu sĩ:
Thông tin:

Chưa có




















Pháp Ngữ
Chủng ma đắc ma
Chủng đậu đắc đậu.
(Trồng vừng thị lại hái vừng
Trồng đậu hái đậu xin đừng kêu ca.)


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,615,804