---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Đôn Hoàng
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Tun-huang (C), Dunhuang (C), Touen-huang (C).
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Là tên vùng đất ở cực Tây tỉnh Cam-túc, Trung-quốc. Từ thời thượng cổ, vùng đất này là lãnh thổ của tộc Tây-nhung. Vào thời Xuân-thu nó được gọi là Qua-châu. Dưới thời đại nhà Tần, nó là đất của tộc Đại Nhục-chi; đầu nhà Hán, nó là lãnh thổ của người Hồn-da (thuộc tộc Hung-nô). Năm 111 tr. TL, dưới triều vua An đế (107-125) thời Đông-Hán, nó được đặt thành huyện Đôn-hoàng; năm 335, dưới triều vua Thành đế (326-342) thời Đông-Tấn, nó được đổi thành Sa-châu; về sau, nhà Tây-Lương (420-421, một trong 16 nước thời Đông-Tấn) đã lập kinh đô tại đây; dưới triều vua Thái-vũ đế (424-452) nhà Bắc-Ngụy (386-534) ở thời đại Nam-Bắc-triều (386-589), nó được đổi thành Đôn-hoàng trấn; dưới triều vua Tùy Dạng đế (605-616), nó lại được đổi thành Đôn-hoàng quận. Trải qua các thời đại Đường, Tống, Nguyên, Minh (618-1661), nó nhiều lần được đổi thành các tên: Qua-châu, Tây-sa-châu, Đôn-hoàng, Sa-châu. Từ đời vua Càn Long (1736-1795) nhà Thanh trở đi, nó được gọi là Đôn-hoàng huyện.
Từ cổ đại, vùng đất Đôn-hoàng đã có nhiều giống dân sinh sống, văn hóa phong tục phức tạp. Từ thời đại Hán triều, nó đã trở thành nơi giao lộ quan trọng giữa Trung-quốc và các nước vùng Tây-vực; vì vậy mà nó đã tiếp nhận được Phật giáo và phát triển rất sớm. Các vị cao tăng xuất thân từ vùng đất này rất nhiều, mà ngài Trúc Pháp Hộ là một (từng được người đương thời xưng hiệu là Đôn-hoàng Bồ-tát). Đại sư Trúc Pháp Thừa (đời Tây-Tấn) là người đã xây ngôi chùa đầu tiên tại Đôn-hoàng, cũng là người phụ tá đắc lực của ngài Trúc Pháp Hộ trong công tác phiên dịch kinh điển. Các bậc cao tăng như Vu Đạo Thúy (đời Tây-Tấn), Thiền Đạo Khai (thời Đông-Tấn), Pháp Hiển (thời Tiêu-Tề), Đạo Chiêu (thời Bắc-Ngụy), Tuệ Viễn (tức Đôn-hoàng Tuệ Viễn ở thời đại nhà Tùy), v.v... đều xuất thân từ vùng đất này.
Ra khỏi Đôn-hoàng là vùng sa mạc mênh mông, sống chết khó lường, rất nguy hiểm, cho nên các thương nhân luôn luôn cầu nguyện chư Phật gia hộ; đó là nguyên nhân làm cho hình thành nền nghệ thuật Đôn-hoàng rất phát đạt về sau này. Đó là một di tích vô cùng quan trọng của Phật giáo Trung-quốc, gọi là “Đôn-hoàng thiên Phật Động” (cũng gọi là hang Mạc-cao). Khu động đá này nằm ở triền phía Đông núi Minh-sa, cách huyện lị Đôn-hoàng 20 cây số về hướng Đông-Nam. Tương truyền, thạch động đã được sa môn Lạc Tổn khởi công khai phá vào năm 366 đời Tiền-Tần; sau đó, các vị như sa môn Pháp Lương, quan thứ sử Kiến Bình công, Đông-dương vương, tướng Lí Quảng, v.v... nối tiếp, hoặc đào hang xây nhà đá, hoặc đục đá làm khám thờ Phật, hoặc tạc tượng trên vách đá, v.v... để hoàn thành công trình vĩ đại đó. Trải qua thời gian, số thạch động mỗi ngày được kiến tạo thêm nhiều, đến hơn ngàn hang. Nhưng rồi gió cát vùi lấp, lại trải qua bao cuộc binh lửa từ thời nhà Tống, rồi quân Hồi giáo dày xéo dưới thời nhà Minh, khiến cho khu thạch động này bị tàn phá rất nhiều; vả lại, từ thời nhà Minh trở đi, đường hàng hải phát triển mạnh, làm cho “con đường tơ lụa” bị phế bỏ, vùng thạch động Đôn-hoàng nhân đó cũng bị bỏ quên, ít ai biết đến. Mãi đến năm 1879, dưới triều vua Quang Tự (1875-1908) nhà Thanh, nhà địa chất học người Hung-gia-lợi, ông L. de Lóczy, thám du đến nơi đây, đã phát hiện khoảng hơn 400 thạch động, bèn công bố cho thế giới biết. Từ đó, Đôn-hoàng thiên Phật Động mới được các nhà khảo cổ, quí vị học giả chú ý, tìm đến khai quật, nghiên cứu, làm cho nó trở thành một trong các hang động nổi tiếng hiện nay trên thế giới. Người ta tìm thấy trong các thạch động này rất nhiều sách vở, tài liệu quí giá, bao quát cả các ngành học thuật như tự nhiên, địa lí, lịch sử, xã hội, kinh tế, văn học, mĩ thuật, tôn giáo; nhất là kho kinh sách và tài liệu liên quan đến Phật giáo, các hình tượng Phật, Bồ-tát, La-hán v.v... được chạm vẽ tinh vi, đẹp đẽ trên các vách đá, gây cho người ta có một ấn tượng mạnh mẽ rằng, đây chính là một di tích quí giá của Phật giáo, là nơi chứa đựng một nền mĩ thuật Phật giáo, và là nơi cung cấp nhiều tài liệu quan trọng để nghiên cứu Phật giáo.
----------------------------- Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội -----------------------------
● Thị trấn ở phía Tây Bắc Trung Quốc, là địa đầu của con đường Lụa xuyên Trung Á nổi tiếng, theo con đường này, các Tăng sĩ truyền giáo Ấn Độ đã đi qua Trung Quốc truyền bá đạo Phật. Tại thị trấn Đôn Hoàng hai nhà khảo cổ học phương Tây là Stein và Pelliot đã phát hiện thấy có nhiều kinh sách Phật quan trọng bằng chữ Sanskrit. Đôn Hoàng xưa kia vốn là kinh đô của nhà Tây Lương, miền Bắc Trung Quốc. Vị trí của nó ở tỉnh Cam Túc. Ở đây, có nhiều danh tăng xuất hiện, trong số này có Trúc Pháp Hộ, đời Tây Tấn, được tôn gọi là Bồ Tát Đôn Hoàng. Đôn Hoàng có động bằng đá nổi tiếng, gọi là “Thiên Phật động”, vị trí ở núi Minh Sa, gồm 353 hang, trong mỗi hang đều chạm trổ nhiều tượng Phật và Bồ Tát rất đẹp.
Mì Vi Cá Chay Đại Hàn     Hòa Thượng Tăng Đức Bổn (1917-2000)     Khó Khăn & Thử Thách     Buông Tay Để Sống     MƯA RÀO, MƯA BỤI. BÀI HỌC VỀ VIỆC NHỎ, VIỆC LỚN     Tại sao nói sinh tử tức Niết bàn?     Hòa Thượng Như Phòng – Thích Hoằng Nghĩa (1867-1929)     Sợ Đau     Xuất Gia     Mì Quảng Chay     


Hình tu sĩ:
Thông tin:

Chưa có




















Pháp Ngữ
Đúng như vậy! Thật rõ ràng:
Nếu gần gũi được những hàng thánh nhân,
Người hiền trí, người đa văn
Những người trì giới thành tâm, kiên trì
Nên theo gót họ mọi bề
Như trăng theo mãi đường đi sao trời.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,497,716