---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Tứ Chánh Cần
----------------------------- Phật Học Danh Số - HT Từ Thông -----------------------------
● Tứ Chánh Cần là bốn món siêng năng tinh tiến chân chánh, Tứ Chánh Cần còn gọi là Tứ Chánh Đoạn, Tứ Chánh Thắng, Tứ Ý Đoạn.
1. “Dĩ sanh chi ác ưng vi trừ đoạn nhi cần chi tấn” (việc ác đã sanh tinh tấn dứt đoạn).
2. “Vị sanh chi ác, vi bất tử sanh, nhi cần tinh tấn” (Việc ác chưa sanh, tinh tấn ngăn chận).
3. “Dỉ sanh vị thiên vi sử tăng trương nhi cần tinh tấn” (Việc thiện đã sanh tinh tấn phát triển). Cũng Bốn Pháp Chánh Cần này khi mà nhất tâm tinh tấn thực hành bốn pháp ấy thì gọi là Tứ Chánh Cần. Khi nó khởi dụ dứt trừ giải đãi thì gọi là Tứ Chánh Đoạn. Khi nó sách lệ thân, khẩu, ý thì gọi là Tứ Chánh Thắng. Khi nó giúp cho ý quyết định một cách dứt khoát thì gọi là Tứ Ý Đoạn _ Tứ Chánh Cần là bốn món trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo.
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Sammāppadhana (P), Samyak-prahāṇa (S), Four Right Exertions, Four right endeavours, Catvari-samyak-pradhanani (S).
----------------------------- Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội -----------------------------
● Tứ Chánh cần là bốn phép siêng năng Tinh Tấn hợp với chánh đạo. Bốn phép Tinh Tấn ấy là:
1. Tinh Tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh.
2. Tinh Tấn dứt trừ những điều ác phát sinh.
3. Tinh Tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh.
4. Tinh Tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh.
----------------------------- Pháp Số Căn Bản - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Bốn Sự Cần Mẫn. ở một mục sau, khi đề cập tới “tám thức”, chúng ta sẽ thấy rằng, thức A Lại Da có khả năng chứa đựng tất cả hạt giống (Chủng Tử) tốt và xấu. Nếu nó cứ thường xuyên tiếp nhận được các hạt giống tốt thì dần dần các hạt giống xấu sẽ bị lấn át, chuyển hóa, hoặc tiêu diệt. Khi nào trong nó chỉ còn thuần các hạt giống tốt – nghĩa là các hạt giống xấu đã hoàn toàn bị tiêu diệt, thì tự thân nó cũng sẽ được chuyển đổi để trở thành Đại Viên Cảnh Trí, một trong bốn trí tuệ của bậc giác ngộ . Nhưng, muốn cho thức A Lại Da thường xuyên được Huân Tập các chủng tử tốt như vậy, hành giả phải luôn luôn siêng năng thực hành bốn điều sau đây:
1. Phải chấm dứt triệt để các hành động xấu (kể cả về thân, ngữ và ý) đã làm (Trừ Đoạn Dĩ Sinh Chi Ác). Đừng tái phạm, cũng không làm cho các lỗi lầm ấy to lớn thêm.
2. Phải thấy trước và kịp thời ngăn ngừa, chận đứng các hành động tội lỗi có thể, nhưng chưa xảy ra (Sử Vị Sinh Chi Ác Bất Sinh).
3. Phải thấy được và quyết tâm thực hiện các hành động tốt đáng thực hiện, nhưng chưa được thực hiện (Sử Vị Sinh Chi Thiện Năng Sinh).
4. Phải tiếp tục đẩy mạnh và hoàn tất các việc tốt đang được thực hiện (Sử Dĩ Sinh Chi Thiện Năng Cánh Tăng Trưởng).
Đối với bốn điều trên đây, hành giả lúc nào cũng siêng năng và chăm chú thi hành, đừng để cho những giây phút lười biếng, xao lãng xen vào; và như thế tức là hành giả đang sống nếp sống tỉnh thức thường trực. Siêng năng như thế thì gọi là siêng năng chính đáng (Chánh Cần); nếu siêng năng làm những điều xấu xa, tội lỗi thì gọi là siêng năng bất chánh, chỉ đem lại đau khổ mà thôi.
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● Còn gọi là Tứ đoạn 四正勤 (Pháp Giới Thứ Đệ)
Chánh thì không tà. Cần thì không lười. Tỳ Bà Sa Luận nói: Dứt trừ điều ác đã sanh ra, giống như trừ rắn độc. Dứt trừ điều ác chưa sanh, giống như ngăn ngừa nước lũ. Tăng trưởng điều lành đã sanh, giống như tưới nước cho cây cam đã ra trái ngọt. Điều lành chưa sanh khiến cho sanh, giống như dùi cây ra lửa; nên gọi là tứ chánh cần. (Tiếng Phạn là Tỳ bà sa, tiếng Hoa là Quảng giải).
Một, Điều ác đã sanh khiến cho dứt hẳn. Ngũ cái phiền não che đậy tâm, xa lìa ngũ chủng thiện căn. Một lòng siêng năng tìm cách dứt trừ, đừng để cho phiền não sanh trở lại.
(Ngũ cái là tham dục, sân hận, ngủ nghỉ, hối hận, nghi ngờ. Ngũ thiện căn là tín, tấn, niệm, định, huệ).
Hai, Điều ác chưa sanh đừng để cho nó sanh. Các ác pháp phiền não ngũ cái, tuy giờ chưa sanh, nếu sau này nó sanh thì nó hay ngăn che năm thiện căn. một lòng siêng năng, tìm cách ngăn ngừa, đừng để cho nó sanh.
Ba, Điều thiện đã sanh làm cho tăng trưởng. Năm thiện căn đã sanh hãy làm cho chúng lớn mạnh, một lòng siêng năng, tìm cách tu tập, đừng để thối hư.
Bốn, Điều thiện chưa sanh làm cho nó sanh. Năm thiện căn, tuy chưa sanh, hãy làm cho nó sanh, một lòng siêng năng, tìm cách tu tập, làm cho nó sanh.
Đưa Cha Mẹ Vào Chùa Phụng Dưỡng Được Không?     Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa ( Phần 1 ) – Dharma Friends     Hỏi. Xin giải thích về triglycerides và lượng giới hạn có thể chấp nhận được trong máu. Lượng triglycerides của tôi là 421 mg/dL. Làm thế nào để giảm con số này xuống?     An Sĩ Toàn Thư – Quyển Hai – Khuyên Những Người Ăn Thịt Trâu, Thịt Chó ( P.1 )     Xin hỏi phàm phu chúng con cũng do chư Phật Bồ Tát an bài không?     Thất Lai Có Phải Đúng Bảy Lần Sinh Tử?     Hoa sen biểu thị cái gì trong Phật giáo ?     Trong lúc chấp tác hay làm việc Phật sự có tu không?     KHÁT THẤY NƯỚC SÔNG     Hiệp Thông     


Hình tu sĩ:
Thông tin:

Chưa có




















Pháp Ngữ
Muốn khuyên, muốn dạy dỗ ai
Trước tiên hãy tự sửa nơi chính mình
Đích thân gương mẫu thực hành
Rồi sau mới dạy điều lành điều hay
Sửa mình quả thật khó thay!


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,923 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,017,281