---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Ngũ Đình Tâm
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 五停心 (Thiên Thai Tứ Giáo Nghi)
Đình là ngưng. Tu năm pháp này để ngưng năm loại tâm sai lầm ở quá khứ.
Một, Đa Tham Chúng Sanh Bất Tịnh Quán. Người nhiều tham dục (ham muốn xác thịt), đối với nam hay nữ hay đắm nhiễm lẫn nhau; phải mượn cửu tưởng bất tịnh quán để điều trị, làm cho tâm tham trước không nổi lên; nên gọi là dùng bất tịnh quán để trị những chúng sanh có nhiều tham lam.
(Cửu Tưởng là: Bàn trướng tưởng là tưởng tượng thấy thây ma trương phồng lên. Thanh Ứ Tưởng: tưởng tượng thây ma sình lên qua mưa nắng biến sang màu xanh. Hoại Tưởng: tưởng tượng thây ma từ từ tan rã.
Huyết Đồ Tưởng: tưởng tượng máu mủ chảy ra.
Nùng Lan Tưởng: tưởng tượng thây ma thúi, rửa.
Trùng Hám Tưởng: tưởng tượng vi trùng lúc nhúc ăn xác chết.
Tán Tưởng: tưởng tượng thây ma sau khi tan rã, vi trùng, chim muông ăn hết, tan tác mỗi nơi một thứ.
Cốt Tưởng: tưởng tượng sau khi máu mủ, thịt da không còn nữa, chỉ còn lại một đống xương trắng đốt tHành Tro
Thiêu Tưởng: Ngày thứ chín, quán bộ xương trắng đốt cháy tHành Tro đất.)
Hai, Đa Sân Chúng Sanh Từ Bi Quán. Người nhiều sân hận, đối với hoàn cảnh trái ý, phật lòng liền nổi lên phẫn nộ, phải dùng từ bi quán để điều trị. Luôn nhớ nghĩ thương yêu chúng sanh, không vì nó mà sanh tâm sân; nên nói Đa Sân Chúng Sanh Từ Bi Quán.
Ba, Đa Tán Chúng Sanh Sổ Tức Quán. Người tâm nhiều tán loạn, phải dùng sổ tức quán để điều trị. Sổ tức là dùng mũi thở vô thở ra. Hoặc thở ra rồi đếm, hay thở vào rồi đếm, tâm niệm ngay thẳng. Từ một đến mười, không nhiều không ít; giáp vòng rồi trở lại đầu, làm cho không còn tán loạn; nên gọi là Đa Tán Chúng Sanh Sổ Tức Quán.
Bốn, Ngu Si Chúng Sanh Nhân Duyên Quán. Người ngu si không hiểu biết, phải dùng nhân duyên quán để điều trị. Nhân duyên quán là 12 nhân duyên. Vì mê lầm, điên đảo, bát bỏ, không tin nhân quả, chấp đoạn, chấp thường; nên phải quán 12 nhân duyên này thì thấy đời tiếp nối, không phải đoạn, cũng không phải thường, để phá tan tâm ngu si; nên gọi là Ngu Si Chúng Sanh Nhân Duyên Quán.
Năm, Đa Chướng Chúng Sanh Niệm Phật Quán. Người bị chướng ngại nặng nề, phải dùng niệm Phật quán điều trị. Chướng có ba loại:
01) Hôn Trầm trì trệ (mê man, chậm chạp): thì phải quán tưởng ứng thân của Phật có 32 tướng tốt.
02) Ác niệm tư duy (suy nghĩ điều ác): thì phải quán tưởng báo thân Phật, mười lực, bốn Vô Úy.
03) Cảnh giới bức bách (hoàn cảnh thúc ép) thì phải quán tưởng Pháp Thân Phật vắng lặng Vô Vi; nên nói chúng sanh nhiều chướng ngại nên quán tưởng và niệm Phật.
(32 tướng tốt của bậc đại nhân là bàn chân phẳng lặng; bàn chân có chỉ xoáy tròn như ngàn nan hoa của bánh xe; ngón tay thon mềm; chân tay mềm mại; kẻ tay chân có màn lưới; gót chân tròn; mu bàn chân tròn đầy; bắp chân giống bắp chân lộc vương; tay dài quá gối; mã âm tàng, thân hình cao lớn, cân đối; lỗ chân lông tỏa ra màu xanh; lông trên thân mình đẹp đẽ; thân tỏa ra sắc vàng; ánh sáng từ thân tỏa ra một trượng; da mỏng và mịn; bảy chỗ đầy đặn (không lõm khuyết); hai nách đầy đặn; thân mình đỉnh đạt như sư tử; thân có tướng đoan chánh; hai vai tròn trịa; có 40 cái rãng; rãng trắng, đều, khít; bốn rãng cửa lớn hơn và trắng sáng; hai mép miệng cân đối, đẹp; trong cổ tiết ra nước miếng thơm; lưỡi rộng và dài; tiếng nói vang xa; mắt đẹp như vàng ròng; long mi cong vuốt; giữa hai mi có sợi lông trắng; đỉnh đầu có nhục kế.
Mười lực là Tri Thị Xứ Phi Xứ Trí Lực; Tri Quá Hiện Vị Lai Nghiệp Báo Trí Lực; Tri Chư Thiền Giải Thoát Tam Muội Trí Lực; Tri Chư Căn Thắng Biệt Trí Lực; Tri Chủng Chủng Giải Thoát Trí Lực; Tri Nhất Thiết Chí Xứ Đạo Trí Lực; Tri Thiên Nhãn Vô Ngại Trí Lực; Tri Túc Mang Vô Lậu Trí Lực; Tri Vĩnh Đoạn Tập Khí Trí Lực.
Bốn Vô Úy: Nhất Thiết Vô Sở Úy; Lậu Tận Vô Sở Sở Úy; Thuyết Chướng Đạo Vô Sở Úy; Thuyết Tận Khổ Đạo Vô Sở Ý).
An Sĩ Toàn Thư – Quyển Hai – Khuyên Những Người Đi Săn ( P.2 )     Phật dạy 9 loại người chỉ nên bắt tay không nên nói chuyện     XIN CHO BIẾT VỀ MỘT SỐ PHÁP KHÍ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CHÙA THEO PHẬT GIÁO NAM TÔNG     Có phải các Thiền sư không sợ chết chăng?     NIÊM PHẬT ĐƯỢC VÃNG SANH     Gỏi Rau Quả Cay Tân Gia Ba     An Sĩ Toàn Thư – Quyển Một – Nghe Lời Thần Khuyên Được Sống     Giết Dê Biến Thành Dê     Cầu siêu, cầu an, cầu phước?     Cao Tăng Dị Truyện – Tổ thứ 11 Tôn Giả Phú Na Dạ Xa (Punyaysas)     


Hình tu sĩ:
Thông tin:

Chưa có




















Pháp Ngữ
Thiên thần giữa thù địch
Ôn hòa giữa hung hăng.
Không nhiễm giữa, nhiễm trước,
Ta gọi Bà-la-môn.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,923 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,011,119