---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Ngũ Đạo
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Five paths, lam nga (T), Pañca-mārga (S).
----------------------------- Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội -----------------------------
● 5 con đường. Mật giáo thường chia tiến trình tu tập thành 5 giai đoạn: Tích Tụ (accumulation), Chuẩn Bị (préparation), Kiến Tánh (vision), Thiền Quán (méditation), Không Thiền (non-méditation).
----------------------------- Phật Học Danh Số - Ns Đức Trí -----------------------------
● Ngũ đạo còn gọi là Ngũ thú, Đạo là đường thú là nơi hướng tới. Ý nói chúng sanh khi chưa khỏi vòng sống chết luân hồi, phải thường tái sanh vào một trong những cõi trên
1. Địa ngục: Là cõi mà chúng sanh chịu khổ.
2. Ngạ quỷ: Cõi của những sinh vật luôn bị nạn đói dày vò khủng khiếp vô cùng tận.
3. Súc sanh: Kinh điển thường gọi là Bàng sanh chỉ chung cho các loài : thú, chim muông, súc vật, côn trùng…
4. A Tu La: Cõi của các giống sinh vật to lớn, hung hãng hiếu chiến hay sanh sự đánh nhau với các loài Trời, người.
5. Nhơn: Là các sinh vật loài người. Trong Ngũ thú hay Ngũ đạo trên nêu thêm Thiên đạo bao gồm những cõi sinh vật cao cấp, sống thọ, hạnh phúc, trí tuệ hơn người thì gọi là Lục đạo hay Lục thú mà các Kinh điển thường hay nhắc tới.
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 五道 (Chánh Pháp Niệm Xứ Kinh)
Năm đường là trời, người, Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh. Nếu nói sáu đường, thì thêm A Tu La vào, ở đây không nói đến là đường A Tu La đem ghép vào trong năm đường còn lại.
Một, Thiên Đạo. Thiên là tối cao tối thượng, cực đại cực tôn, hưởng thọ hơn tự nhiên, khoái lạc rất vừa ý, là vì đời trước tu nhiều Tịnh Hạnh nên nhận được quả báo này. Đó là Thiên Đạo.
Hai, Nhân Đạo. Nhân là nhẫn vậy, hay an phận nhịn chịu cảnh khổ, vui ở thế gian. Nhân còn là nhân đức, đạo lý làm người.
Kinh Phạm Ma Dụ nói: Người lành có lòng tin trong sạch, giữ được lòng nhân không giết hại; biết đủ, không trộm cắp; trong trắng không dâm dật. Người giữ chữ tín, không nói lời lừa dối người. Người trung hiếu không ham say sưa, bởi vì được trời đất sanh ra, chỉ có con người là quý. Do tu tập việc lành mà quả báo có thân này. Đó là Nhân Đạo.
Ba, Địa Ngục Đạo. Địa ngục ở dưới đất. Luận Bà Sa nói: dưới Thiêm bộ châu, hơn 500 Du Thiện Na, thì có địa ngục. Địa ngục này, dung lượng của nó lớn, nhỏ không giống nhau. Tuổi thọ dài, ngắn mỗi người khác nhau, đều cho chúng sanh tạo nghiệp ác quá lớn, khi quả hết thì mạng sống chết, đến đây chịu khổ.
(Tiếng Phạn Thiệm Bộ Châu, tức là Diêm Phù Đề, tiếng Hoa là Thắng Kim Châu. Tiếng Phạn là Du Thiện Na, cũng gọi là Do Tuần, tiếng Hoa là Hạn Lượng).
Bốn, Ngạ Quỷ Đạo. Loại quỷ này, gầy ốm, xấu xa, hung ác, ai thấy đều sợ hãi. năm tàn tháng lụi, không ai cho ăn uống, hoặc ở dưới biển, hoặc ở trong rừng, vui ít khổ nhiều, tuổi thọ lâu dài nhiều kiếp. Đây là quả báo từ kiếp trước bỏn xẻn, tham lam, nên mới làm thân Ngạ Quỷ này.
Năm, Súc Sanh Đạo. Súc sanh cũng gọi là bàng sanh. Luận Bà Sa nói: Súc là nuôi dưỡng. Loài này nằm ngang, dùng bụng mà trườn, bẩm tánh ngu si, không thể đứng thẳng được, được người ta nuôi dưỡng, nên gọi là súc sanh; còn gọi là bàng sanh, vì thân nó phải nằm ngang mà đi, không ngay thẳng, có khắp ở mọi nơi. Do ác nghiệp vào đời trước nên bị quả báo sanh vào đường này.
Người nhà tin theo Cơ Ðốc Giáo ,xin hỏi có nên dùng thái độ mặc nhiên đối với họ?     Có Nên Đeo Nhẫn Trong Khóa Tu Bát Quan Trai?     Nhân Và Trí     Can Vua Giữ Tròn Đạo Nghĩa     Cái Thanh Thản Của Người Ngốc     Thiện ác báo ứng: Cự Tuyệt Dâm Và Hành Dâm Sẽ Có Kết Cục Như Thế Nào?     Huệ Năng tu pháp môn gì?     ĐẠO LÝ NHÂN SINH BÊN TRONG CHIẾC CHÉN THỦNG CỦA ÔNG LÃO ĂN MÀY     Mùi Của Lưỡi Kiếm Banzo     Cảm Nhận Mùa Trung Thu Đã Qua     


Hình tu sĩ:
Thông tin:

Chưa có




















Pháp Ngữ
Ðời ngươi nay sắp tàn,
Tiến gần đến Diêm Vương.
Giữa đường không nơi nghỉ,
Ðường trường thiếu tư lương.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,923 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,015,088