---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Trí Nhàn
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● (?-898): tức thiền sư Hương Nghiêm, đời Đường. Ngài người huyện Ích-đô, tỉnh Sơn-đông, ban đầu xuất gia với thiền sư Bách Trượng, sau theo tham học với thiền sư Qui Sơn, không khai ngộ, bèn khóc lạy mà từ biệt. Một hôm đang dẫy cỏ ở trong núi, bỗng một miếng gạch vỡ văng vào bụi trúc, phát ra tiếng động, ngài nghe mà chợt tỉnh, liền tỏ ngộ ý chỉ áo bí của thiền sư Qui Sơn, bèn kế thừa pháp hệ của ngài Qui Sơn, hoằng hóa ở núi Hương-nghiêm, đồ chúng theo học có hơn ngàn người, được người đời xưng hiệu là Hương Nghiêm thiền sư; sau khi viên tịch, được ban thụy hiệu là Tập Đăng đại sư.
Trí nhãn. Khác với con mắt thịt của phàm phu, con mắt trí tuệ thấy rõ được chân lí, cho nên gọi là “trí nhãn” (tức tuệ nhãn).
----------------------------- Từ Điển Thiền Tông Hán Việt - Hân Mẫn - Thông Thiền -----------------------------
● 智 閒 (閑). 1. Thiền tăng đời Lý, thuộc dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi, đời thứ 16. Sư họ Lê tên Thước, dòng dõi Ngữ Man Vương triều Lê Đại Hành, quê ở Phong Châu (thuộc huyện Yên Lãng, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay), miền Bắc Việt Nam. Thuở nhỏ sư vẫn theo nghiệp trường ốc, thi đỗ tiến sĩ, sung chức Cung Hậu thư gia. Năm 27 tuổi, sư theo ông anh đến pháp hội của Thiền Sư Giới Không, nghe giảng kinh Kim Cang, đến bài kệ:
“Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng huyễn bóng bọt.
Như sương cũng như điện,
Phải quán sát như thế”.
Bỗng nhiên sư cảm ngộ và xin cạo tóc xuất gia. Sau khi được tâm ấn, sư vào núi Cao Dã tạm trú dưới gốc cây, ngày đêm thiền định chuyên tu khổ hạnh trọn 6 năm. Mãn 6 năm, sư xuống núi cất am tên Phù Môn, thu nhận đồ chúng và bắt đầu giáo hóa. Quanh núi có bọn man rợ tu tập nhau trộm cướp, được sư dạy dỗ trở về con đường lương thiện rất nhiều. Triều Lý, hai vua Anh Tông và Cao Tông nhiều lần vời sư về kinh mà sư đều từ chối. Quan Phụ quốc Thái úy Tô Hiến Thành và Thái bảo Ngô Hòa Nghĩa đều xin làm đệ tử sư, mà suốt 10 năm chưa từng biết mặt thầy. Một hôm thầy trò bỗng gặp nhau, rất hoan hỷ. Vừa hỏi thăm xong, sư bèn nói kệ dặn dò.
既 懷 出 素 養 胸 中
聞 說 微 言 意 悅 從
貪 欲 黜 除 天 里 外
希 夷 之 里 日 包 容
淡 然 自 守。惟 德 是 務
善 言 卷 卷 一 句
心 無 彼 我。既 絕 昏 霾
日 夜 陟 降。無 形 可 住
如 影 如 響。無 跡 可 趣
“Ký hoài xuất tố dưỡng hung trung
Văn thuyết vi ngôn ý duyệt tùng
Tham dục truất trừ thiên lý ngoại
Hy di chi lý nhựt bao dung
Đạm nhiên tự thủ
Duy đức thị vụ
Thiện ngôn quyền quyền nhất cú
Tâm vô bỉ ngã
Ký tuyệt hôn mai
Nhật dạ trắc giáng,
Vô hình khả trụ
Như ảnh như hưởng
Vô tích khả thú”.
“Đã mang giống Phật dưỡng trong lòng,
Nghe nói lời mầu ý thích mong.
Vất ngoài ngàn dặm niềm tham muốn,
Lý nhiệm càng ngày càng bao dong,
Đạm bạc tự giữ
Chỉ đức là vụ.
Lời lành tha thiết một câu:
Lòng không bỉ ngã,
Đã dứt bụi mù,
Ngày đêm lên xuống,
Không hình khá trụ.
Như bóng như vang,
Không vết khá đến”.
Nói xong, sư chắp tay ngồi ngay thẳng, vui vẻ thị tịch. Các hàng công khanh và đệ tử gào khóc thảm thiết, tiếng vang cả núi. Theo: Thiền Sư Việt Nam của HT. Thanh Từ.
● 2. Thiền tăng đời Đường (智 閑, 810-898), họ Cao, tự Ngộ Chi người Thanh Châu (Ích Đô, Sơn Đông) Trung Quốc. Sư tính tình thông minh lanh lẹ, song ở chỗ Bách Trượng Hoài Hải tham thiền không thành. Lại tham yết Quy Sơn Linh Hựu cũng không khế hợp, buồn khóc giả từ Quy Sơn. Một hôm nhân ném hòn đá văng vào khóm trúc kêu lên một tiếng cốc bổng nhiên sư tỉnh ngộ huyền chỉ Quy Qơn. Liền trở về tắm gội thắp hương trông về Quy Sơn lễ bái, nói: “Khi ấy nếu thầy nói toạc ra cho con thì làm gì có việc hôm nay?” Sư liền làm truyền nhân tông Quy Ngưỡng. Sư ở núi Hương Nghiêm, Đặng Châu (Hà Nam), thiền lữ khắp nơi tụ hội, pháp hóa thịnh hành. Thụy là “Tập Đăng Thiền Sư”.
Là Trời Định Chứ Không Phải Người Định     Những Sắc Màu Vu Lan     Cách Xử Lý Áo Tràng Đã Cũ Rách     Cao Tăng Dị Truyện – Tổ thứ 24 Tôn Giả Sư Tử (Aryasimha)     Cái Tâm Đá     Bắn Chim Bị Quả Báo     Báo Cáo V/v Ấn Tống Kinh Sách­ Năm 2020     Tam Muội     Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa ( Phần 2) – Rạng Ngời     Mì Căn Kho Ngũ Vị Hương     




















































Pháp Ngữ
Nhân sinh nhược mộng
Danh lợi phù vân.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,601,354