---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Bất Không
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Amogha- (S).
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● (705-774): tức ngài Bất Không Kim Cương (Amoghavajra), vị tổ phú pháp thứ 6 của Mật Giáo. Ngài là người nước Sư-tử (Tích-lan), tư chất thông minh, thuở nhỏ đã theo chú đi đến các nước vùng biển Nam-hải. Năm 14 tuổi, lúc đó ngài đang ở tại Java (hòn đảo nơi đặt thủ đô Jakarta của Nam-dương ngày nay) thì gặp ngài Kim Cương Trí từ Tích-lan tới, liền kính mộ, xin xuất gia làm đệ tử, học tự mẫu tiếng Phạn và trì tụng kinh tiếng Phạn. Năm 720 ngài theo thầy đến Lạc-dương. (Có thuyết nói, ngài là con trong một gia đình Bà-la-môn ở Bắc Ấn-độ, mồ côi từ nhỏ, theo chú đến Thái-nguyên, sau đó xuất gia làm đệ tử ngài Kim Cương Trí.) Năm 20 tuổi ngài thọ giới cụ túc tại chùa Quảng-phúc ở Lạc-dương. Ngài là người thông tuệ tột bực, trong 20 năm trời học đạo, vừa học với ngài Kim Cương Trí lại vừa học với ngài Thiện Vô Úy, ngài hoàn toàn nắm vững bí nghĩa Mật Giáo. Sau khi ngài Kim Cương Trí viên tịch (năm 741), tuân di mệnh của thầy, ngài đã cùng với vài vị đệ tử như Hàm Quang, Tuệ Biện v.v... theo đường thủy trở về Tích-lan. Tại đây ngài được a-xà-lê Phổ Hiền (có thuyết nói là a-xà-lê Long Trí) truyền cho Chư Tôn mật ấn và các kinh luận Mật Giáo hơn một trăm bộ. Sau đó ngài sang Ấn-độ, đi khắp các nơi để tham vấn các bậc đại học giả Mật Giáo đương thời, cùng sưu tầm rất nhiều kinh điển Mật Giáo. Năm 746 ngài trở lại kinh đô Trường-an với số kinh điển Mật Giáo đồ sộ, rồi chuyên việc dịch kinh. Mấy lần lập đàn cầu mưa linh nghiệm, được vua Đường Huyền-tông (712-756) kính trọng, ban hiệu là Trí Tạng, cùng ban cho áo cà sa tía, vô cùng vinh diệu.
Khi An Lộc Sơn (?-757) khởi loạn (năm 755), ngài trú tại chùa Đại-hưng-thiện trong kinh thành Trường-an, thường hành lễ tiêu trừ tai họa. Bấy giờ Trường-an đã mất vào tay giặc loạn, vua Huyền-tông (712-756) lánh ẩn tại Thành-đô (Tứ-xuyên), vua Túc-tông (756-762) lên ngôi tại Linh-vũ (xưa thuộc tỉnh Thiểm-tây, nay là khu tự trị Ninh-hạ của Hồi tộc). Tuy ngài ở trong vòng kiểm soát của giặc loạn, nhưng vẫn cho người bí mật đưa thư cho vua Túc-tông để khuyên nhủ vua trong mọi hành động hằng ngày; nhà vua cũng thường cho sứ giả liên lạc với ngài để cầu học Phật pháp. Năm 757 triều đình dẹp yên giặc loạn, vua Túc-tông trở về Trường-an, vẫn lấy lễ quốc sư đãi trọng ngài. Vua Đại-tông, sau khi lên ngôi (năm 762), đã đặc cách tiến chức cho ngài làm thí Hồng-lô khanh (quan khanh Hồng-lô không chính thức), gia hiệu cho ngài là Đại Quảng Trí tam tạng. Ngài liền mở đạo tràng Mật Giáo ở Ngũ-đài sơn, Thái-nguyên, triển khai hoạt động truyền bá Mật Giáo. Năm 771 ngài dâng biểu xin cho nhập vào Đại Tạng tất cả 77 bộ kinh (gồm 101 quyển) mà ngài đã dịch từ trước đến giờ.
Năm 774, biết giờ đã đến, ngài dâng biểu từ biệt vua, tặng vua năm bộ chày và linh kim cương (biểu tượng hành lễ của các tu sĩ Mật Giáo), rồi viên tịch, thế thọ 70 tuổi. Vua truy tặng chức tư không, thụy hiệu là Đại Biện Chánh, xây tháp tại chùa Đại-hưng-thiện. Ngài cùng với ba đại sư Cưu Ma La Thập, Chân Đế và Huyền Trang, từng được người đời xưng là bốn nhà dịch kinh lỗi lạc nhất. Ngài cũng cùng với hai đại sư Thiện Vô Úy và Kim Cương Trí, được xưng là ba vị Bồ-tát thời Khai-nguyên.
Bất liễu nghĩa: là một thuật ngữ Phật học dùng để chỉ cho loại giáo lí phương tiện, không rốt ráo, dành cho người học Phật có căn tánh thấp kém. (Xem mục “Liễu Nghĩa”.)
Cơm Nếp Xá Xíu     Trang Phục Của Tu Sĩ Theo Phật Giáo Bắc Tông Và Nam Tông Có Gì Khác Nhau Giữa Người Có Chức Sắc Cao?     Gỏi Bắp Chuối Tàu Hũ Ky     Để sống tốt hơn, hãy lưu ý những câu nói sau     Thế nào là Thân Trung Ấm?     Mì Vi Cá Chay Đại Hàn     Tình Yêu – Sự Giàu Có     Hòa Thượng Thích Phước Hậu (1862-1949)     Hòa Thượng Thích Trí Độ (1894-1979)     Gỏi Xoài     




















































Pháp Ngữ
Ác tâm đẩy một chúng sanh sa vào địa ngục, ngạ quỷ
Thì thiện tâm của chúng sanh ấy đưa họ ra khỏi cảnh khổ.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,485,243