---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Sùng Phúc Tự
----------------------------- Từ Điển Thiền Tông Hán Việt - Hân Mẫn - Thông Thiền -----------------------------
● 崇 福 寺. 1. Phía bắc phố Đông, trong thành huyện Sóc, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Chùa xây vào niên hiệu Lân Đức thứ 2 (665) đời Đường. Đời Liêu từng làm dinh thự cho Lâm Thái sư, cho nên còn gọi “Lâm Nha Viện”. Khoảng niên hiệu Thống Hòa (983-1011) đời Liêu đổi tên “Lâm Nha Tự”. Niên hiệu Thiên Đức thứ 2 (1150) đời Kim đề biển “Sùng Phúc Thiền Tự”. Khoảng niên hiệu Càn Long (1736-1795) đời Thanh đổi tên “Sùng Phúc Tự”. Kiến trúc quy mô hùng vĩ tráng lệ, bố cục nghiêm cẩn, chủ thứ phân minh. Hiện còn Sơn môn, Quán Âm điện, Di Đà điện, Địa Tạng điện, Văn Thù điện, Tàng kinh các, Chung cổ lâu. Tàng kinh điện nằm phía trước các điện, là một loại tự miếu bố cục hiếm thấy. Di Đà điện xây vào niên hiệu Hoàng Thống thứ 3 (1143) đời Kim, hùng vĩ tráng lệ, là kiến trúc đời Kim quy mô khá lớn hiện còn, trong điện tố tượng bích họa được giữ gìn hoàn hảo.
● 2. Còn gọi: Cửu Phong Tự. Nằm trong núi Cửu Phong, cách trung tâm huyện Thượng Cao, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc 35km về phía tây. Khoảng niên hiệu Càn Ninh (894-898) đời Đường, Nam Bình Vương Chung Truyền quyên nhà làm chùa, Đường Chiêu Tông ban biển “Hoằng Tế”. Khoảng niên hiệu Thiên Phục (901-904) đổi tên là “Sùng Phúc Thiền Lâm”, là đạo tràng lớn của tông Tào Động. Chùa đến nay vẫn được giữ gìn hoàn hảo, chiếm diện tích chừng 1000㎡, trước sau điện vũ là hai dãy nhà, hai bên là phòng ốc. Trên cửa chính treo tấm biển viết bốn chữ lớn “Sùng Phúc Thiền Lâm”. Phong cảnh quanh chùa thanh tú đẹp đẽ, Cửu Phong chập chùng xanh thẳm. Ngọn Hương Lô đứng trước chùa, suối Quán Âm mùa đông ấm, mùa hè mát.
● 3. ở huyện Lâm An, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Niên hiệu Khai Vận thứ 3 (946) đời Hậu Tấn, Thiền Sư Minh Nghĩa Trí Hậu sáng lập Bảo Thọ Viện. Niên hiệu Đại Trung Tường Phù thứ 1 (1008) đời Tống đổi tên “Sùng Phúc Thiền Tự”. Khoảng niên hiệu ĐạiQuán (1107-1110) bị phá hủy, khoảng niên hiệu Thiệu Hưng (1131-1162) xây dựng lại. Cuối đời Nguyên bị chiến tranh phá hủy. Niên hiệu Hồng Vũ thứ 16 (1383) đời Minh xây dựng lại, sau lập thành tùng lâm. Niên hiệu Ung Chính thứ 12 (1734) đời Thanh tu sửa rất quy mô, là tổ đình tông Lâm Tế. Niên hiệu Gia Khánh thứ 6 (1801) Chu Văn Tảo, Thích Chân Nguyên biên tập “Sùng Phúc Tự Chí”.
● 4. Dưới núi Bắc Lĩnh, thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, cách thành phố chừng 8km. Chùa xây vào niên hiệu Thái Bình Hưng Quốc thứ 2 (977) đời Tống, nguyên tên là “Sùng Phúc Viện”, quy mô khá nhỏ sau bị hủy phế. Cuối đời Minh đầu đời Thanh xây dựng lại, đến đời Khang Hy thứ 38 (1699) mới đủ quy mô, về sau dần dần phát triển thành đại tự viện, phạm cung mọc lên như rừng, điện vũ nguy nga, đến cuối đời Thanh trở thành một trong năm đại thiền sát ở Phúc Châu. Những kiến trúc hiện còn phần nhiều được xây lại vào khoảng niên hiệu Quang Tự (1875-1908) đời Thanh. Chùa Sùng Phúc nằm trên sườn núi Tượng Phong, đồi núi bao quanh, tùng bách cao vút, nước khe trong vắt chảy quanh chùa, khung cảnh vô cùng u nhã tĩnh mịch.
● 5. Còn gọi: Chùa Tây Phương, Hoành Sơn Thiếu Lâm Tự. Chùa xây dựng trên núi Câu Lậu, thuộc xã thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Tây, Việt Nam, cách thủ đô 37km về hướng tây. Khoảng năm 865-873, Cao Biền cho xây ngôi chùa Tây Phương nguyên thủy trên đỉnh Câu Lậu và Trịnh Tạc sửa sang vào khoảng 1657-1682. Đến năm 1794, chùa được xây dựng lại hoàn toàn mới, đặt trên đỉnh núi cao 50m, muốn lên đến cổng chùa phải vượt qua 239 bậc xây đá ong. Chùa có ba tòa nhà chính, đặt cách nhau 1,6m. Tòa Bái đường phía trước và tòa Hậu cung phía sau có chiều dài lớn hơn với năm bước nhà, nhưng lại có chiều ngang với nhịp nhà bé hơn tòa Chính điện ở giữa. Nhà xây kiểu chồng diềm, hai tầng tám mái, khung gỗ chịu lực, tường ngoài xây gạch Bát Tràng để trần. Cột nhà cao hơn thì đường kính lớn hơn, hợp lý về chịu lực, hài hòa về kiến trúc, tất cả đều đặt trên các tảng đá xanh. Những chi tiết kiến trúc, trang trí trước hết là những đầu đao, giàu sức khái quát, khả năng truyền cảm. Các vì, xà, diềm mái chạm khắc chim muông, hoa lá, triện cuốn đặc biệt công phu. Hệ thống cửa gỗ lấy ánh sáng ở đây cũng đã tạo được một khung cảnh thoát tục, mơ màng. Chùa có trên 70 pho tượng, nay còn 64 pho, trong đó có nhiều tác phẩm quan trọng của điêu khắc Việt Nam cuối thế kỷ XVIII như tượng Tuyết Sơn, tượng La Hầu La, các vị La hán v. v… Theo: VHVNTH 898-95
Trước Khi Giác Ngộ – Chẻ Củi, Xách Nước     XIN CHO BIẾT VỀ BÁO GIÁC NGỘ     Báo Cáo V/v Ấn Tống Kinh-Sách­ tháng 04/2017     Súp cà rốt     Giết một con kiến hay giết một người, tội nào nặng hơn?     An Sĩ Toàn Thư – Quyển Hai – Khuyên Những Người Muốn Tránh Tai Nạn ( P.1 )     Sợ Đau     Đế Quân Hiện Mộng     Tại sao những người ăn chay không uống sữa và ăn trứng?     Cười Như Những Đóa Hoa     




















































Pháp Ngữ
Đời người chẳng tới trăm năm
Lại luôn mang nặng ưu phiền ngàn thu


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,508,561