---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Kinh
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Suttam (P), Suttanta (P), Discourse, Kyo (J), Sūtra (S), Sutta (P).
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Theo nghĩa rộng, Kinh là chỉ cho tất cả giáo thuyết mà đức Phật Thích Ca đã nói; và theo nghĩa hẹp, đó là Tạng Kinh trong Ba Tạng (Kinh, Luật, Luận). Do thói quen từ lâu đời, Kinh được phân làm hai hệ tổng quát, là Kinh Tiều-thừa và Kinh Đại-thừa. Kinh Tiểu-thừa, theo Tạng Pali, có 5 bộ A Hàm (Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Bộ, Tăng Chi Bộ, và Tiểu Bộ); theo Tạng Hán (được thu tập trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh), có 2 bộ: A Hàm (Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A Hàm, và Tăng Nhất A Hàm) và Bổn Duyên. Kinh Đại-thừa, theo Tạng Hán (được thu tập trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh), gồm có 8 bộ: Bát Nhã, Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Bảo Tích, Niết Bàn, Đại Tập, Kinh Tập, và Mật Giáo. Về ý nghĩa, trong Tạp A Tì Đàm Tâm Luận (Luận sư Pháp Cứu soạn, ngài Tăng Già Bạt Ma dịch ra Hán ngữ) có nêu năm ý nghĩa của KINH: 1) Sinh ra mọi nghĩa lí; 2) Hiển bày giáo lí; 3) Ý vị của nghĩa lí không cùng tận; 4) Phân rõ chánh tà; 5) Quán thông, xuyên suốt tất cả các pháp. Trong tác phẩm Chú Duy Ma Cật Kinh (ngài Tăng Triệu soạn) có nêu ra bốn ý nghĩa của KINH: 1) Xuyên suốt mọi lí lẽ; 2) Nhiếp giữ mọi sinh hóa; 3) Xưa nay không thay đổi; 4) Xa gần đều nương dựa. (Xem thêm các mục: “Tu Đa La”, “Khế Kinh”.)
----------------------------- Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội -----------------------------
● A. A warp, that which runs lengthwise. Laws, classics canons. S. Sutra. nghĩa đen là sợi tơ thẳng, xuyên suốt. Sách Phật gọi là kinh, vì chúng có tác dụng xuyên suốt lời dạy của Phật, giữ vững không để mất đạo lý của Phật dạy, trên thì phù hợp với đạo lý, dưới thì phù hợp với trình độ người nghe. Kinh Phật sở dĩ gọi là khế kinh, vì chúng khế hợp với đạo lý do Phật dạy đồng thời cũng khế hợp với căn cơ người nghe. Kinh Phật thường bắt đầu bằng các chữ “Như thị ngã văn” (như vậy tôi nghe). Tôi ở đây, chỉ ông A Nan, người trực tiếp nghe lời Phật thuật lại. Câu ấy xác nhận lời trong kinh chính là lời Phật nói. Sách Nho cũng gọi là Kinh, năm quyển: Thi, Thư, Lễ, Dịch và Xuân Thu. Ba tạng kinh điển gồm có: Kinh tạng, ghi lại những giới luật làm khuôn phép sinh hoạt và học cho tu sĩ; luận tạng, gồm các bộ luận do các luận sư, đệ tử Phật trình bày, giải thích một cách có hệ thống và theo chiều sâu giáo lí đạo Phật. Các bài thuyết pháp của đức Phật được sưu tập lại là Kinh. Toàn bộ Kinh Phật hợp lại thành Tạng Kinh (S. Sutrapitaka). Kinh tạng Pali của Phật giáo Nam tông gồm có năm sưu tập lớn:
1. Trường bộ Kinh (Digha Nikaya) bao gồm những bài thuyết pháp dài.
2. Trung bộ Kinh (Majjiima Nikaya) bao gồm những bài thuyết pháp dài trung bình.
3. Tương ưng bộ Kinh (Samyutta ¬¬Nikaya), bao gồm các bài kinh sắp xếp theo đề tài.
4. Tăng chi bộ Kinh, (Anguttara Nikaya) bao gồm các bài kinh sắp xếp theo pháp số. Vd. Những bài kinh nói về một pháp, nói về hai pháp, v.v…
5. Tiểu bộ Kinh (Khuddaka Nikaya), gồm 15 bộ kinh xưa nhất, trong đó có cuốn Kinh Pháp Cú (Dhammapada) rất nổi tiếng, thường được xem như cuốn Thánh kinh Phật giáo. Toàn bộ Kinh tạng Nam Tông đã được dịch từ chữ Pali sang tiếng Việt và được xuất bản nhiều lần. Phật pháp Bắc tông nghiên cứu các Kinh Đại Thừa, trong đó những bộ quan trọng nhất đã được dịch từ chữ Sanskrit sang chữ Hán: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, (Saddharma Pundarika sutra); Kinh Kim Cương (Vajra Sutra); Kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn (Huyền Trang dịch). Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (Prajna paramita hrdaya sutra); Kinh Duy Ma Cật. (Vimalakirti sutra); Kinh A Di Đà v.v… (Amitabha Sutra). Các Kinh điển nguyên thủy bằng chữ Sanskrit gồm có các bộ Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tăng nhất A Hàm và Tạp A Hàm (tương đương với các Trường bộ Kinh, Trung bộ Kinh, Tương Ưng bộ Kinh, Tăng chi bô Kinh và tiểu bộ Kinh thuộc văn hệ Pali.
Canh Chua Cá Lóc Nấu Lá Giang     Không Ăn Thịt Trâu, Nuôi Được Con     XIN CHO BIẾT VỀ NGHI THỨC TIẾN HÀNH HÔN NHÂN CHO PHẬT TỬ THUỘC HỆ PHÁI NAM TÔNG     Quan điểm của Phật giáo đối với linh môi ?     Gỏi Bầu     Giữ Gìn Cây Pháp     Ca Hát Trong Chùa     Chuyện Vua A-Dục (Ðầu Gì Quý)     Đá Cuội     HỌC CÁCH QUÊN     




















































Pháp Ngữ
Trừ mẹ ái dục cho mau,
Trừ cha kiêu ngạo, tự hào luôn luôn,
Trừ hai Vua Bà La Môn
Luôn mang tư tưởng sai lầm mãi thôi
Chẳng tin nhân quả luân hồi
Khó mà giải thoát, muôn đời ngu si
Trừ con đường nọ hiểm nguy
Giăng năm chướng ngại ngăn che mắt trần
Giống năm vị tướng dữ dằn
Hoài nghi là tướng đứng hàng thứ năm,
Trừ xong mọi việc khó khăn
Vị A La Hán thênh thang cõi lòng
Ra đi, sầu muộn chẳng còn.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,498,951