---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Hàn Dũ
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● (768-824): tự là Thối Chi, người huyện Nam-dương, tỉnh Hà-nam, cha mẹ mất sớm, nhờ anh nuôi dưỡng; nhưng người anh cũng chết sớm, lại nhờ chị dâu tiếp tục nuôi nấng. Mới lên 8 tuổi, ông đã đọc nhiều kinh sách, đến tuổi trưởng thành thì tất cả kinh truyện và bách gia chư tử đều làu thông. Năm 25 tuổi ông đỗ tiến sĩ. Năm 35 tuổi ông đã làm quan đến chức Giám sát ngự sử (vào triều đại vua Đường Đức-tông), nhưng vì dâng sớ lên vua vạch rõ tình trạng tệ hại của các hoạn quan trong việc mua bán ép giá, khiến cho dân chúng than oán, mà ông đã bị giáng chức, đi làm tri huyện Dương-sơn. Năm 813, ông theo Bùi Độ giẹp loạn có công, được thăng chức Hình bộ thị lang (dưới triều vua Đường Hiến-tông); nhưng ông lại dâng sớ chống đối vua về việc rước xá lợi Phật về hoàng cung làm lễ, nên suýt bị chết chém, nhờ các quan can gián, ông chỉ bị giáng chức, đày đi làm thứ sử Triều-châu (thuộc tỉnh Quảng-đông). Tương truyền, tại đây có nạn cá sấu làm hại dân chúng, ông đã soạn bài “Văn Tế Cá Sấu” để đuổi chúng đi nơi khác. Triều-châu lúc bấy giờ là miền ma thiêng nước độc; bị đày về đây, ông cảm thấy hối hận, bèn dâng biểu tạ ân, ca tụng nhà vua, và hết bài xích đạo Phật. Do đó, dưới triều vua Đường Mục-tông (821-824), ông được về triều làm Quốc tử giám tế tửu, rồi chuyển qua Binh bộ, rồi Lại bộ thị lang; nhưng vừa đến đây thì ông mất, lúc ấy mới 58 tuổi.
Ông là người học rộng, sách vở của cả ba tôn giáo (Phật, Nho, Lão) đều đọc khắp, nhưng nghĩa lí thì không am hiểu tận tường, sâu sắc; vì vậy, ông đã không đạt được cái chỗ cao sâu huyền diệu của Phật giáo và Lão giáo. Ông soạn thiên “Nguyên Đạo” để trình bày tư tưởng của mình, trong đó ông đã cực lực bài xích Phật giáo và Lão giáo để đề cao Nho giáo. Ông rất ghét Phật giáo, và cho đó là đạo của bọn mọi rợ. Ông nói thẳng với vua rằng, trước khi Phật giáo truyền vào, Trung-quốc sống đời quốc thái dân an, nhưng từ khi Phật giáo Truyền vào thì nhân dân loạn lạc, lầm than; cho nên vua phải nên thẳng tay tiêu diệt đi. Các vua đời Đường mà ông phục thị (Đức-tông, Thuận-tông, Hiến-tông và Mục-tông) đều chí thành kính tín Phật giáo, nhưng ông lại mạnh bạo bài xích và khuyên vua hãy bỏ Phật giáo, khiến phải bao phen lâm nạn, đến nỗi suýt bị tử hình; đó cũng là do trí óc nông cạn, lòng dạ hẹp hòi, không rõ thời vụ, mà ra nông nỗi!
----------------------------- Từ Điển Thiền Tông Hán Việt - Hân Mẫn - Thông Thiền -----------------------------
● 韓 愈 (768-824). Nhà văn học, nhà triết học đời Đường, tự là Thối Chi, người Hà Dương (nay thuộc phía tây huyện Mạnh tỉnh Hà Nam) Trung Quốc. Niên hiệu Nguyên Hòa thứ 14 (819) ông dâng biểu can gián vua Hiến Tông cung nghinh Phật cốt nên bị biếm chức làm Thứ sử ở Triều Châu. Ông từng thỉnh Thiền Sư Đại Điên đến Châu Nha đàm đạo hơn mười ngày, và vì cầu mưa cúng tế thần biển mà phải đến Triều Dương, ở lại ngủ tại chùa Linh Sơn. Khi Hàn Dũ phụng mệnh đến nhận chức Thứ sử Viên Châu còn để lại chiếc áo tặng cho Thiền Sư Đại Điên. Người đời sau xây cất Lưu Y Đình trong chùa Linh Sơn để kỷ niệm.
Canh Củ Sen     BÍ ẨN THIỀN SƯ TỪNG KHIẾN LÊ ĐẠI HÀNH KHIẾP SỢ     LÒNG KHOAN DUNG VÀ SỰ THÙ HẬN     An Sĩ Toàn Thư – Quyển Một – Khuyên Những Người Làm Thầy Dạy Ở Tư Gia ( P.1 )     Xin Cho Biết Về Ý Nghĩa Cổng Tam Quan Trong Phật Giáo     Mục-Kiền-Liên Khước Từ Phụ Nữ     Hóa Rồng Tại Cung Trì     Ý nghĩa chắp tay như thế nào?     Thờ Phật Thích Ca     Danh Xưng Như Đại Đức, Thượng Tọa, Và Hòa Thượng Có Ý Nghĩa Thế Nào     




















































Pháp Ngữ
Con ai đem bỏ chùa này?
A Di Đà Phật! Con thầy thầy nuôi!


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,530,223