---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Bát Khổ
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Eight Kinds of Unsatisfactoriness, Eight Sufferings
----------------------------- Pháp Số Căn Bản - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Tám Khổ. Chúng sinh Luân Hồi trong sáu đường, luôn luôn phải nhận chịu vô vàn đau khổ. Đau khổ là nội dung của sự thật đầu tiên (Khổ Đế) trong “bốn sự thật” (Tứ Đế), là bài pháp đầu tiên Đức Phật nói tại vườn Nai để hóa độ cho nhóm 5 vị đạo sĩ do sa môn Kiều Trần Như lãnh đạo. Nhìn thật sát cuộc sống của con người trước mắt, không việc gì là không phải khổ đau. Những nỗi đau khổ mà nhân loại phải nhận chịu, thật nhiều vô lượng, nhưng có thể thâu tóm trong 8 loại tổng quát như sau:
1. Sinh Khổ: Sinh ra đời là một nỗi khổ lớn; hãy quan sát các sự trạng sau đây:
a) Khi nghiệp thức gá vào thai mẹ, thì bào thai chỉ là một nơi chật hẹp, bất tịnh; lại phải sống nhờ vào hơi thở ra vào của mẹ, không được tự tại.
b) Bào thai trải qua 10 tháng, nhờ hơi nóng và thức ăn trong bụng mẹ nuôi dưỡng mà thân thể dần dần thành hình, nhưng phải nằm chen giữa bao nhiêu bộ phận khác ở trong bụng mẹ, bị chèn ép bốn bề, chật hẹp như bị tù ngục.
c) Thai nhi đến ngày chào đời, ra khỏi bụng mẹ bằng một con đường nhỏ hẹp, thật là đau đớn; rồi phải chạm xúc với không khí nóng lạnh khác lạ với lúc ở trong bụng mẹ, da thịt non nớt mà phải đụng chạm với khăn lau, áo quần, đau như bị dao cứa.
d) Ra đời gặp phải gia đình hoặc giàu sang; hoặc nghèo hèn; tướng mạo hoặc xinh đẹp, hoặc xấu xí; tâm tính hoặc thông minh, hoặc ngu đần v. v..., tất cả hầu như đều do từ đâu sắp đặt sẵn, bản thân không có chút tự do lựa chọn nào, cũng không tự chủ được chút nào; rồi trong đời sống, từ lúc bé thơ cho đến lúc trưởng thành và già chết là cả một khoảng dài tranh đấu cho sự sống còn, biết bao nhiêu vất vả, gian nan, nguy hiểm; những suy nghĩ, hơn thua, giành giựt, phiền muộn, lo âu, sợ sệt; những áp bức, hành hạ, lăng nhục, tù ngục, v. v... vô số nỗi khổ phải gánh chịu, không thể dùng ngôn từ mà nói cho hết được.
2. Lão Khổ: Tuổi già mọi thứ đều suy yếu, cũng chịu nhiều nỗi khổ, như: nhan sắc mất hết vẻ xinh đẹp, sức lực yếu đuối, các căn đều không còn khỏe mạnh, đầu bạc, răng rụng, da nhăn nheo, mắt mờ, tai điếc, thường bị đau nhức, đi đứng không vững vàng, run rẩy, dễ bị bệnh hoạn, tinh thần suy kém ngờ nghệch, mất hết sức tinh anh nhạy bén, v. v...
3. Bệnh Khổ: Bệnh tật cũng là nỗi khổ lớn, mà mọi người trai gái già trẻ, ai ai cũng thấy rõ. Bệnh tật không phải chỉ có ở thân, mà còn có cả ở tâm; thân bệnh, có những trường hợp vô cùng đau đớn, nhưng so ra, tâm bệnh còn trầm trọng hơn. Cần nhận biết rõ một điều quan trọng, dù là thân bệnh hay tâm bệnh, cũng đều do tham sân si mà gây ra.
4. Tử Khổ: Cái khổ của sự chết cũng là điều hiển nhiên đối với người đời, ai cũng thấy rõ. Cái chết có thể do bệnh tật gây ra, do mạng số hết mà đến lúc phải chết, và cũng có thể do các tai nạn từ ngoại cảnh ập vào, như xe đụng, nước lụt, lửa cháy, động đất, hay mũi tên hòn đạn do ai đó bắn tới, v. v... rất nhiều ác duyên gây ra chết chóc. Người chết tự mình thân tâm đau đớn, khổ sở, mà còn làm cho thân nhân bè bạn cũng đau đớn khổ sở vì tiếc thương, vì cảm thấy bơ vơ mất mát. Nếu không phải là người biết tu hành, là người suốt đời gây nghiệp Bất Thiện, thì cái chết lại càng là một nỗi đau khổ lớn lao, vì cái chết ấy chính là dấu hiệu của sự làm mất thân người để sau đó bị đọa lạc vào các nẻo đường xấu ác, các cảnh giới khổ đau.
5. Ái Biệt Li Khổ: Những người yêu thương (ái) nhau (như cha mẹ và con cháu, vợ chồng, thầy trò tâm đắc, bạn bè thân thiết, v. v... ), từng sống chung với nhau, hoặc thường tới lui gần gũi, mà gặp hoàn cảnh trái ngang phải chia lìa xa cách (biệt li), đó là một nỗi khổ cũng xảy ra rất thông thường trong đời sống con người.
6. Oán Tắng Hội Khổ: Những người thù oán (oán) nhau, không ưa (tắng) nhau mà cứ phải gặp (hội) hoặc ở chung với nhau, cũng là một cái khổ. Kẻ thân thuộc ở trong gia đình (như con cái chẳng hạn) mà cứ đua đòi theo chúng bạn xấu ác ở ngoài, rồi bòn rút tài sản, phá nát nhà cửa, gây bao phiền nhiễu cho gia đình, cũng thuộc về cái khổ này.
7. Cầu Bất Đắc Khổ: Những điều mình ưa thích, mưu tìm cho có (cầu) mà không được thỏa mãn (bất đắc), đó cũng là một nỗi khổ. Người đời phần nhiều tham lam vô độ (nào danh vọng, địa vị, quyền lợi; nào ái tình, khoái lạc, tiền tài, v. v... ), cái gì cũng muốn thu về cho mình; nhưng đâu phải cứ muốn gì là được nấy, bởi vậy mà khổ sở rất nhiều. Ngay cả những ước muốn chính đáng, như muốn được tu hành, làm các việc Thiện chẳng hạn, mà không đủ duyên lành, không có Thiện tri thức giúp đỡ, nên không thực hiện như ý muốn được, đó cũng là một nỗi khổ.
8. Ngũ Ấm Xí Thạnh Khổ: Tác dụng của sắc, thọ, tưởng, hành, thức (ngũ uẩn, hay ngũ ấm) nổi lên hừng hực (xí thạnh), che lấp (ấm) chân tính, khiến cho bỏ báo thân này lại phải thọ sinh báo thân khác. Lại nữa, cũng vì năm ấm Tích Tụ lại để làm thành cái báo thân này nên mới phải nhận chịu các nỗi khổ sinh, già, bệnh, chết, v. v... như vừa trình bày trên.
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 八苦 (Niết Bàn Kinh)
Một, Sanh Khổ. Sanh khổ có năm thứ:
01) thọ thai: Khi thức nương vào thai mẹ, ở trong bụng mẹ chật hẹp, bất tịnh;
02) chủng tử: Thức nương vào di thể của cha mẹ, Chủng Tử của thức ấy theo hơi thở của mẹ mà thở ra hay hít vào, không được tự tại;
03) tăng trưởng: ở trong bụng me, trải qua chín tháng mười ngày, bên trong nóng bức, thân hình từ từ lớn lên (ở dưới cơ quan chứa thức ăn sống, ở trên cơ quan chứa thức ăn chín) trong một khoảng trống nhỏ hẹp như ngục tù;
04) xuất thai: Khi vừa sanh ra có gió lạnh, nóng thổi vào thân, áo quần và các vật đụng vào cơ thể, da thịt mềm mại, yếu ớt, tươi non như bị nhiều vật đâm, chích vào thân thể;
05) chủng loại: Nhân phẩm có sang, giàu, nghèo, hèn; tướng mạo có tàn tật, đẹp, xấu. năm thứ trên nói gần hết về sanh khổ.
Hai, Lão Khổ. Già khổ có hai thứ:
01) tăng trưởng: Từ tuổi trẻ đến trai tráng, từ trai tráng đến suy đồi, sức khoẻ hao mòn, đi đứng không an toàn;
02) diệt hoại: Thời cường tráng đã qua, thời già yếu kéo đến, tinh thần mòn mỏi, mạng sống bị thúc bách từng ngày, từ từ đi đến tàn tạ; đó gọi là lão khổ.
Ba, Bệnh Khổ. Bệnh khổ có hai thứ:
01) Thân Bệnh: bốn đại chống nhau, bệnh hoạn giằn xé. Nếu Địa Đại không hòa hợp thì thân thể nặng nề; Thủy Đại không hòa hợp thì toàn thân phù thủng; Hỏa Đại không hòa hợp thì cả người nóng bừng; Phong Đại không hòa hợp thì thân mình cứng đơ.
02) Tâm Bệnh: tâm ôm mối khổ sầu, rầu rỉ buồn bực; đó gọi là bệnh khổ.
Bốn, Tử khổ. Chết khổ có hai thứ:
01) chết vì bênh: vì bệnh hoạn, tuổi thọ hết mà chết;
02) chết vì ngoại duyên: hoặc gặp tai nạn: Nước, lửa mà chết; đó gọi là tử khổ.
Năm, Ái Biệt Ly Khổ. Những người mình thương yêu mà lại hay xa cách, không thể ở chung; đó là ái biệt ly khổ.
Sáu, Oán Tắng Hội Khổ. Những người mình thù oán mà lại gặp nhau, vốn muốn xa cách mà lại tụ họp; đó gọi là Oán Tắng Hội Khổ.
Bảy, Cầu Bất Đắc Khổ. Tất cả những vật mình ham muốn ở đời mà không thể được; đó gọi là Cầu Bất Đắc Khổ.
Tám, Ngũ Ấm Thạnh Khổ. Năm ấm là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. ấm có nghĩa là che đậy, vì năm thứ này hay che đậy chân tánh, không cho hiển lộ. Thạnh có nghĩa là lớn mạnh; vì các Khổ Sanh, già, bệnh, chết ở trên tụ tập, nên gọi là ngũ ấm thạnh khổ.
Khoảng Trống Không     Người Rừng Gieo Lúa     Sự Tích Giới Luật – 178 Pháp Ba Dật Đề ( Đơn Đề ) – Phần 18     An Sĩ Toàn Thư – Quyển Hai – Khuyên Người Mở Tiệm Ăn, Quán Rượu ( P.2 )     Quan điểm của Phật giáo về sinh mạng con người có hợp với khoa học hay không ?     Tại sao niệm Phật chỉ là một pháp lại có thể thâu nhiếp mọi môn khác?     Vô Úy (Vô (=không) úy (=sợ hãi) có nghĩa là không sợ hãi)     Tu Nhà     Thi triển thần thông?     Hài Lòng     




















































Pháp Ngữ
Thấy người làm điều thiện,
Xem lại mình làm chưa?
Thấy người làm điều ác,
Xem mình có biết chừa?
Tự xét kỹ như thế,
Chả cầu cạnh đền chùa!


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,532,613