---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Lạt Ma Giáo
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Lamaism.
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Là giáo phái Phật giáo được thành lập và thịnh hành tại nước Tây-tạng, và được truyền bá ở Trung-quốc (trong địa khu của các dân tộc Mông-cổ, Tây-tạng) và các nước Bhutan, Sikkim, Nepal. Chữ “lạt-ma” là dịch âm từ chữ Tây-tạng “blama”, dịch nghĩa là “thượng nhân”. Thượng nhân tức là bậc thượng đức, là một danh từ Phật học vốn được dùng để tôn xưng các vị đệ tử Phật có đầy đủ trí tuệ và đạo hạnh trên hẳn mọi người; – tương đương với chữ Phạn “guru”. Như vậy, không phải bất cứ vị tăng nào ở Tây-tạng cũng là “lạt-ma”, nhưng về sau thì từ này đã biến thành tiếng thông dụng để gọi chung cho tăng sĩ Tây-tạng, với ý nghĩa là sư trưởng hay thiện tri thức. Ở Tây-tạng, chư vị lạt-ma (tăng sĩ) được dân chúng đặc biệt sùng kính. Đối với tín đồ Mật Giáo, ngoài chư vị cao tăng Phật giáo, chư Phật và Bồ-tát ra, không có vị thánh hiền nào khác đáng được tôn kính; cũng không có nguyên tắc luân lí đạo đức nào đáng tuân thủ ngoài lời dạy của Phật qua vị lạt-ma. Phật giáo đồ Tây-tạng không những qui y Tam Bảo mà còn thêm một “Bảo” thứ tư, ở trên cả Tam Bảo, đó là vị lạt-ma của họ. Không có vị lạt-ma này là không có Phật Pháp Tăng; không có vị lạt-ma này thì không thể nhập đạo, không thể thành Phật! Cho nên, sự sùng bái lạt-ma ở Tây-tạng là tuyệt đối; và đó là lí do để người ngoại quốc gọi Phật giáo Tây-tạng là “Lạt-ma giáo” (Lamaism); chứ chính người Tây-tạng không tự xưng mình là Lạt-ma giáo, mà xưng là “Nan-chos” (Nam-xác-tư, có nghĩa là tôn giáo Chính-thống – để phân biệt với ngoại giáo là đạo Bon của dân bản xứ), hoặc “Sans-rgyas-kyi-chos” (Triệt-cái-da-cơ-xác-tư, có nghĩa là tôn giáo Phật).
Sau khi được truyền vào từ Ấn-độ, Phật giáo Tây-tạng đã kết hợp với tôn giáo nguyên thỉ của dân bản xứ là đạo Bon, mà hình thành nên Lạt-ma giáo, khác biệt rất nhiều với Phật giáo ở các nước Trung-quốc, Việt-nam, v.v... Sử liệu Trung-quốc nói rằng, vào năm 641 TL, nhằm kết tình thân hữu giữa hai nước, vua Tây-tạng là Sron-btsan-sgam-po (Song-tán-tư-cam-phổ) đã cưới công chúa Văn Thành, con của vua Đường Thái-tông làm hoàng hậu (trước đó nhà vua cũng đã lập hoàng hậu là công chúa nước Nepal, kiền thành tin Phật). Khi sang Tây-tạng, công chúa đã mời rất nhiều cao tăng, mang kinh tượng cùng theo. Đến nơi, công chúa đã giúp vua Tây-tạng trong việc triều chính, cùng khuyến hóa nhà vua sùng phụng Phật pháp. Nhân đó, nhà vua đã cho sứ giả sang Ấn-độ mời các vị cao tăng mang kinh điển sang Tây-tạng phiên dịch và hoằng dương Phật pháp. Đó là bước mở đầu nền tảng cho Phật giáo Tây-tạng. Vào thế kỉ thứ 8, ngài Tịch Hộ (Santaraksita) ở Ấn-độ sang Tây-tạng, phiên dịch kinh điển cùng truyền bá Phật pháp. Đồng thời, ngài Liên Hoa Sinh (Padmasambhava) cũng từ Ấn-độ sang Tây-tạng truyền bá Mật Giáo. Ngài đã dung hợp Mật Giáo với Bon giáo của người bản xứ, chuyên sùng bái quỉ thần và bói toán, hình thành một thứ Mật Giáo riêng biệt của nước Tây-tạng, tức Lạt-ma giáo; và ngài đã trở thành vị tổ khai sáng Lạt-ma giáo. Những kinh điển do ngài dịch đã làm thành tạng Kinh của Lạt-ma giáo. Một thế kỉ sau, vua Glan-dar-ma (Lãng-đạt-ma), vì là tín đồ thuần thành của Bon giáo, cho nên đã hủy diệt Lạt-ma giáo. Đến thế kỉ thứ 11, ngài A Đề Sa (Atisa) từ Ấn-độ sang, đã ra sức phục hưng Lạt-ma giáo.
Đến thế kỉ thứ 13, khi Thành Cát Tư hãn kiến lập đế quốc Mông-cổ thì Tây-tạng trở thành một bộ phận của đế quốc đó. Năm 1260, vua Mông-cổ là Hốt Tất Liệt đã tôn vị lạt-ma Tây-tạng Chos-rgyal-hphags-pa (Bát-tư-ba, 1239-1280) làm quốc sư, và Lạt-ma giáo nghiễm nhiên trở thành quốc giáo của đế quốc Mông-cổ (trong đó có hơn một nửa nước Trung-hoa, từ sông Trường-giang về phía Bắc). Năm 1271, vua Hốt Tất Liệt đã đổi quốc hiệu Mông-cổ thành nước Nguyên; năm 1279 ông tiêu diệt Nam-Tống, thống trị toàn cõi Trung-quốc, và Lạt-ma giáo đương nhiên cũng trở thành quốc giáo của Trung-quốc. Từ khi tiếp nhận Lạt-ma giáo, vương triều Nguyên đã tận lực bảo hộ giáo phái này, mà ít quan tâm đến nền Phật giáo truyền thống của Trung-quốc. Các vị quốc sư đều là các vị lạt-ma được thỉnh từ Tây-tạng. Tăng lữ của Lạt-ma giáo, đặc biệt là các vị tăng Tây-tạng, rất được triều đình biệt đãi và tôn kính cuồng nhiệt; ai đánh các vị này sẽ bị chặt tay, ai nhục mạ các vị này sẽ bị cắt lưỡi! Các chức vụ thống lãnh tăng đoàn Trung-quốc đều do các “tăng quan” Lạt-ma giáo nắm giữ. Lệnh của vị đế sư (quốc sư) có giá trị như lệnh của vua. Tự viện dành riêng cho Lạt-ma giáo được triều đình xây dựng rất nhiều, rất khang trang lộng lẫy. Đời sống của các lạt-ma tràn đầy lợi dưỡng.
Bởi vậy, những sinh hoạt của tăng lữ Lạt-ma giáo ngày càng đi ra ngoài giới luật. Họ say đắm vào các thói hư trần tục, thậm chí còn có cả vợ con, làm cho kỉ cương của Phật giáo trở nên hỗn loạn. Để “điều chỉnh” tình trạng này, năm 1293, vua Nguyên Thế-tổ đã ban sắc lệnh: Các chức vị tăng quan, nếu ai có vợ con đều bị cách chức. Sau đó lại có sắc lệnh: Tăng sĩ hay đạo sĩ, nếu ai có vợ con thì phải nộp đủ các thứ thuế như người dân thường. Sắc lệnh này đã như là một điều kiện để hợp thức hóa cho các tu sĩ lập gia đình, vì vậy, số tăng sĩ Lạt-ma giáo có gia đình đã tăng gia ngày một nhiều, đưa Lạt-ma giáo đi vào con đường trụy lạc, xa cách nhân tâm; và cũng là cái nguyên nhân đưa đến sự sụp đổ của nhà Nguyên ở Trung-hoa. Tuy Lạt-ma giáo vào thời đại nhà Nguyên hưng thịnh như vậy, nhưng nó chỉ thịnh ở chốn cung đình, còn trong dân gian thì người Trung-hoa vẫn tín ngưỡng nền Phật giáo truyền thống, lấy việc tu thiền, niệm Phật, giữ giới làm các môn tu tập hằng ngày.
Năm 1368, nhà Nguyên bị nhà Minh (1368-1644) tiêu diệt, người Mông-cổ trở về nơi đất cũ của họ ở phía Bắc Trung-quốc. Vì thấy các tệ hại của Lạt-ma giáo ở vương triều Nguyên, các hoàng đế nhà Minh đều để tâm phục hưng nền Phật giáo truyền thống của Trung-quốc, còn đối với Lạt-ma giáo thì chỉ đối xử bình thường, vừa phải. Tuy nhiên, Lạt-ma giáo vẫn tiếp tục được ủng hộ nhiệt tình ở nước Mông-cổ và những địa khu có người Mông-cổ sinh sống (như tỉnh Nội-mông của Trung-quốc chẳng hạn).
Trong khi Lạt-ma giáo ở Trung-quốc (dưới thời nhà Nguyên) đi vào con đường trụy lạc, thì Lạt-ma giáo ở Tây-tạng cũng sa đọa y hệt như vậy. Có thể nói, tình trạng chung của Lạt-ma giáo (ở cả Tây-tạng và Trung-quốc) vào thời kì đó (thế kỉ 13 và 14) là như vậy. Đến thế kỉ 15, ở Tây-tạng có ngài Tson-kha-ba (Tông-khách-ba) ra đời, dũng mãnh đứng ra dốc lực vận động cải cách Phật giáo Tây-tạng, đưa Lạt-ma giáo vào hệ thống tổ chức mới, lấy sự nghiêm trì giới luật làm nền tảng căn bản, chấn chỉnh tất cả những tệ hại cũ, tăng lữ phải sống độc thân, đem lại cái không khí thanh tịnh cho tăng đoàn. Lạt-ma giáo trong hệ thống mới này được gọi là “Hoàng-mạo phái” (phái mũ vàng), để phân biệt với Lạt-ma giáo trước đó là “Hồng-mạo phái” (phái mũ đỏ, tăng lữ có gia đình). Hoàng-mạo phái từ đó ngày càng có nhiều thế lực, vị pháp vương của giáo phái này (tức Đạt Lai Lạt Ma) nắm hết quyền bính về tôn giáo và chính trị trong nước. Bởi vậy, tư tưởng của Hoàng- mạo phái được phát huy, truyền bá khắp nước, trình hiện một bộ mặt mới, một thanh thế mới cho Lạt-ma giáo, ảnh hưởng của nó lan rộng đến Trung-quốc; cho nên, Lạt-ma giáo dưới triều đại nhà Minh, Hoàng-mạo phái đã áp đảo hoàn toàn Hồng-mạo phái, khiến cho Hồng-mạo phái phải rút dần về Mông-cổ. Tới đời đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 3, đích thân ngài đã sang Mông-cổ hoằng pháp, và hầu hết nhân dân Mông-cổ đều đổi theo Hoàng-mạo phái, cho đến ngày nay.
Dưới triều đại nhà Thanh (1616-1911), Lạt-ma giáo cũng được triều đình ủng hộ, do thuần túy tín ngưỡng cũng có, nhưng cũng còn vì nương theo mối liên hệ Lạt-na giáo để thực hiện chính sách thống trị Mông-cổ và Tây-tạng. Năm 1720, vua Khang Hi (1662-1722) cất quân đánh chiếm Tây-tạng, nhưng vẫn tôn trọng Lạt-ma giáo. Có thể nói, trong những thế kỉ cận đại, dưới sự lãnh đạo của các đức Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma, Lạt-ma giáo rất thịnh hành ở cả Tây-tạng, Trung-hoa và Mông-cổ. Cuối thời đại nhà Thanh, sau khi bị loạn Thái-bình thiên-quốc phá hủy, Phật giáo Trung-quốc nói chung, bị suy vi, mà Lạt-ma giáo cũng chỉ còn là cái bóng mờ, và từ đó thì chìm lắng trong dân gian, không còn thanh thế gì nữa. Riêng ở Tây-tạng, năm 1959 Trung-cộng đã tiến quân sang xâm chiếm và thống trị toàn cõi lãnh thổ, giết hại và bắt hoàn tục vô số lạt-ma, phá hủy tự viện, đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 phải bôn đào sang sống lưu vong ở Ấn-độ. Chỉ trong vòng 7 năm dưới sự áp bức của Trung-cộng, số tăng lữ 23.000 vị trong 3 ngôi chùa lớn ở kinh đô Lhasa, chỉ còn có 300 vị. Thật là một thời kì đại pháp nạn của Phật giáo Tây-tạng; nhưng bù lại, kể từ ngày đó, Phật giáo Tây-tạng dần dần được nhiều người trên thế giới (Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật, v.v...) biết đến và kính ngưỡng.
GIẢ TIẾNG UYÊN ƯƠNG     Cái Lớn Nhất Thế Gian     Vì sao tuyệt đối không nên coi thường một ai?     Phật tử nên cử hành lễ tang thế nào?     Khất thực là gì? Xin cho biết về quy cách trong khi đi khất thực     Quay Đầu Là Bờ     Gõ Cửa Thiền – Tảng Đá Trong Tâm     Tại sao đưa linh cữu còn ghé thăm nhà?     Có thể ăn nhiều thực phẩm đậu nành không?     An Sĩ Toàn Thư – Quyển Một – Khuyên Những Người Làm Thầy Dạy Ở Tư Gia ( P.1 )     




















































Pháp Ngữ
Vui thay chúng ta sống,
Không gì, gọi của ta.
Ta sẻ hưởng hỷ lạc,
Như chư thiên Quang Âm.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,606,090