---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Nhà Tống
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● (960-1279): tức nhà Triệu-Tống, là vương triều thống nhất được kiến lập kế tiếp thời đại Ngũ-đại Thập-quốc (907-979), bởi Triệu Khuông Dẫn (927-976). Ông nguyên là một viên chiến tướng của triều đình Hậu-Chu (951-960), nhờ chiến công mà được thăng dần đến chức thống lãnh cấm quân điện tiền đô kiểm điểm, kiêm lãnh Tống-châu Qui-đức tiết độ sứ, dưới triều vua Chu Thế-tông (954-959). Năm 960, ông dẫn quân đi chinh phạt tộc Khiết-đan, nhưng vừa tới Trần-kiều thì ông gây cuộc binh biến, được toàn thể quân lính tôn xưng là hoàng đế. Ông lập tức quay trở về kinh đô, bắt ép vua Chu Cung-đế (959-960), bấy giờ mới có 7 tuổi, phải nhường ngôi cho ông. Thế là ông diệt nhà Hậu-Chu, xưng đế, kiến lập triều đại nhà Tống, vẫn đóng đô ở Khai-phong. Để phân biệt với nhà Lưu-Tống (420-479), người ta gọi đây là nhà Triệu-Tống. Thế là thời kì Ngũ-đại (907-960) đã chấm dứt ở phương Bắc, nhưng vẫn còn vài nước của thời kì Thập-quốc (908-979) ở phương Nam. Vì vậy, sau khi lập quốc, nhà Tống tiếp tục đánh chiếm các nước kia, chấm dứt thời kì phân liệt, thống nhất đất nước Trung-hoa.
Đến đời vua Huy-tông (1101-1125) thì triều đình nhà Tống đã quá suy yếu, thường bị rợ Kim uy hiếp. Năm 1126 Huy-tông truyền ngôi cho con, tức là vua Khâm-tông (1126-1127), thì cũng là lúc rợ Kim đã đánh tràn xuống đến Yên-kinh (tức Bắc-kinh ngày nay); sau đó thì vây hãm Biện-kinh (tức kinh đô Biện-lương), vua Khâm-tông phải cầu hòa và xin triều cống. Nhưng năm sau, 1127, rợ Kim lại đánh chiếm Biện-kinh, lập một vị đại thần là Trương Bang Xương làm Sở đế, rồi bắt vua Khâm-tông cùng thượng hoàng Huy-tông, thái tử, hậu phi, hoàng tộc v.v... cả thảy 3.000 người, đem về nước Kim; chấm dứt thời kì đầu của vương triều Triệu-Tống, mà sử thường gọi là nhà Bắc-Tống.
Khi rợ Kim đã bắt vua Khâm-tông và cả hoàng tộc Tống thất đem về nước Kim rồi, Trương Bang Xương tự biết không được mọi người kính phục và hợp tác, bèn cùng triều thần tôn thân vương Triệu Cấu (con trai thứ 9 của vua Huy-tông) lên ngôi hoàng đế tại Nam-kinh (nay là huyện Thương-khâu, tỉnh Hà-nam), tức là Tống Cao-tông (1127-1162); sau lại dời xuống đóng đô tại Lâm-an (nay là phố Hàng-châu, tỉnh Triết-giang), sử gọi là Nam-Tống. Đến năm 1276, quân Mông-cổ (lúc này đã diệt nước Kim) đánh phá kinh thành Lâm-an, bắt toàn bộ vua Tống Cung đế (1275-1276), hoàng thái hậu, tôn thất, quan lại v.v... đem về phương Bắc, triều thần phải chạy sang Phúc-kiến, lập em của Cung đế lên ngôi, tức vua Đoan-tông (1276-1278). Năm 1278, vua Đoan-tông chết tại Quảng-đông, em là Vệ vương (1278-1279) lên ngôi, được triều thần dời ra đảo Nhai-sơn ngoài biển Quảng-đông. Năm 1279, trong một trận hải chiến cuối cùng với quân Mông-cổ, vua Vệ vương đã cùng triều thần nhảy xuống biển tự tử; nhà Nam-Tống bị diệt. Kể cả Bắc và Nam, vương triều Triệu-Tống truyền nối được 18 đời vua, kéo dài 320 năm.
Ác mộng     Phật Giáo tin có linh hồn tồn tại không?     Làm sao xác định được một người sau khi chết đi về đâu?     “Như Lai Chỉ Là Thầy Dẫn Đường”     Tang Lễ Cho Người Hiến Xác     Niệm Phật Theo Điệu Nhạc     Sự Tích Giới Luật – Nguồn Gốc Các Giới Đơn Đề ( Giới Bản Tỳ Kheo ) – Phần 10     Xin cho biết các ngày lễ và nghi thức chính bên Phật Giáo?     Rơi Từ Cây Xuống     Cơm Tom Yum Thái Lan     




















































Pháp Ngữ
Biết thân như bọt nước,
Ngộ thân là như huyễn,
Bẻ tên hoa của Ma,
Vượt tầm mắt Thần chết


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,611,778