---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Lô Sơn
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Mt (mount) Lu.
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Là dãy núi ở bờ Nam sông Trường-giang, thuộc huyện Cửu-giang, tỉnh Giang-tây, Trung-quốc. Tương truyền, vua Hoàng Đế (2690?-2590?) đi tuần du, từng dừng chân tại núi này, nên nó cũng có tên là Tam-thiên-tử-chướng. Lại tương truyền, vào khoảng nhà Ân-Thương (1751?-1111?), có Khuông Tục tiên sinh cất nhà ẩn cư trong núi này để tu luyện đạo Tiên, về sau hóa làm chim bay đi, để lại căn nhà trống, từ đó núi này có tên là núi Lô (Lư). Núi này có vài mươi ngọn như Ngũ-lão, Hương-lô, Hán-dương, Bạch-vân, Song-kiếm, v.v...; có những hang như Khang-vương, Thê-hiền, Hổ-khê, v.v...; nhiều động như Bạch-lộc, Bạch-vân, Liên-hoa, v.v...; nhiều đài như Bát-nhã, Phiên-kinh, Văn-thù, v.v..., chỗ nào trông cũng tú lệ, là một thắng cảnh lừng danh từ xưa đến nay. Ngài An Thế Cao (đời vua Linh đế, thời Đông-Hán) thường vân du đến núi này, sau đó, tăng chúng cũng rất nhiều vị đến đây. Năm 376, môn nhân của ngài Đạo An (312-385, cao tăng thời Đông-Tấn) là Tuệ Vĩnh (332-414), đến núi này xây chùa Tây-lâm tại Hương-cốc. Năm 381, bạn đồng môn của ngài Tuệ Vĩnh là Tuệ Viễn (334-416), cũng đến núi này, xây chùa Đông-lâm. Năm 391, ngài Tuệ Viễn xây tinh xá Bát-nhã-đài, thờ tôn tượng đức Phật A Di Đà, qui tụ 123 vị cả tăng lẫn cư sĩ, đề xướng việc niệm Phật, lập nên Bạch-liên-xã, làm đạo tràng căn bản chuyên tu pháp môn Tịnh-độ. Từ đó, tăng tục lên núi ngày càng đông đúc, và Lô-sơn nghiễm nhiên trở thành nơi thánh địa của tông Tịnh Độ.
Ngài Tuệ Viễn cũng từng cho người đi Tây-vức thỉnh kinh, hoặc mời các vị cao tăng Tây-vức đến Lô-sơn dịch kinh, như ngài Tăng Già Đề Bà đã dịch A Tì Đàm Tâm Luận, Tam Pháp Độ Luận v.v...; ngài Phật Đà Bạt Đà La (Buddhabhadra, 359-429, người Bắc-Ấn, đến Trung-quốc năm 408) đã dịch Đạt Ma Đa La Thiền Kinh; ngài Phật Đà Da Xá (Buddhayasas, ?-?, người nước Kế-tân, đến Trung-quốc năm 408) cũng thường đến đây hành hóa. Tăng chúng từ bốn phương qui tụ về đây tu học, có đến 3.000 người! Bởi vậy, Lô-sơn vào thời ấy không những là nơi thánh địa của tông Tịnh Độ, mà còn là một đạo tràng dịch kinh quan trọng; hơn nữa, nó còn là một đại trung tâm Phật giáo của Trung-quốc. Về sau, khi Hoàn Huyền (369-404, một vị loạn thần thời Đông-Tấn, năm 403 cử binh tấn công kinh đô Kiến-khang, ép vua An đế phải nhường ngôi, đổi tên nước là Sở, nhưng chưa được một năm thì lại bị nhà Tấn đánh bại và bị giết) đàn áp Phật giáo, đuổi hết chư tăng hoàn tục, thì riêng đạo tràng Lô-sơn, vì uy thế quá lớn cho nên vẫn được yên ổn. Ngoài giới Phật tử ra, các vị danh sĩ như Đào Tiềm (365-427), Lôi Thứ Tông (386-488) v.v..., vì chán ghét cuộc thế loạn lạc, cũng đã tìm vào núi này ở ẩn. Lại như Vương Hi Chi (303-361), một nhà đại thư pháp đương thời, cũng đã vào núi này kiến tạo chùa Qui-tông, thỉnh ngài Phật Đà Da Xá về trú trì.
Từ sau thời đại ngài Tuệ Viễn, sinh hoạt Phật pháp ở Lô-sơn trải qua các đời lại càng phong phú, nhiều tự viện được xây cất thêm, như chùa Đại-lâm ở ngọn Đại-phong, viện Từ-vân ở ngọn Ngọc-luyến, các chùa Lăng-vân và Lô-sơn ở ngọn Hán-dương, chùa Chiêu-ẩn ở ngọn Nam-lĩnh, chùa Hương-lô ở ngọn Hương-lô, chùa Phong-đảnh ở ngọn Trịch-bút, v.v...; rất nhiều danh tăng từng lập đạo tràng hoằng pháp, như ngài Đạo Bỉnh (365- 435, kế thừa ngài Tuệ Viễn) chủ trì Bạch-liên-xã, ngài Đạo Sinh (355-434) mở pháp hội giảng Kinh Niết Bàn (năm 430), ngài Pháp Qui vừa giảng kinh vừa lập đại giới đàn ở gần chùa Đông-lâm (khoảng 547-549), ngài Trí Giả (538-597) của tông Thiên Thai từng đến núi này hai lần để giảng pháp, số thính chúng nghe pháp đông đến năm ngàn, ngài Đạo Tín (580-651) từng trụ tích tại chùa Đại-lâm để hoằng hóa, ngài Trí Khải (533-610, môn đồ của ngài Trí Giả) cũng đã từng lên đây trùng tu chùa Tây-lâm và ở lại đó suốt hơn 20 năm chuyên giảng các kinh Pháp Hoa, Niết Bàn và Thập Tụng Luật, v.v... Tóm lại, trải qua 16 thế kỉ, từ thời Đông-Tấn cho đến thời đại nhà Thanh, Lô-sơn luôn luôn là một thánh địa, một thắng tích tráng lệ, một đạo tràng nguy nga của Phật giáo Trung-quốc. Vào thời kì cực thịnh, nơi đây có đến vài trăm ngôi tự viện và vài chục ngôi bảo tháp. Tuy những vị khởi sáng (Tuệ Vĩnh, Tuệ Viễn) thuộc khuynh hướng Tịnh Độ Tông, nhưng giáo lí của các tông phái khác như Thiền, Luật, Thiên Thai v.v... cũng được truyền bá rộng rãi tại đây. Từ nhà Thanh về sau thì đạo tràng Lô-sơn suy yếu dần, chùa viện hoang phế dần, ngày nay chỉ còn khoảng hơn 80 ngôi chùa và vài ngôi bảo tháp mà thôi!
----------------------------- Từ Điển Thiền Tông Hán Việt - Hân Mẫn - Thông Thiền -----------------------------
● 盧 山.Núi nằm ở phía nam thành phố Cửu Giang tỉnh Giang Tây, Trung Quốc; phía bắc dựa vào Trường Giang, đông giáp hồ Ba Dương. Vào niên hiệu Thái Nguyên thứ 11 (386) đời Đông Tấn, Huệ Viễn đến núi này dựng chùa Đông Lâm. Khoảng niên hiệu Bảo Lịch (825-826) đời Đường, Thiền Sư Trí Thường (nối pháp Mã Tổ Đạo Nhất) trụ chùa này, số chúng theo sư tham học có đến vài trăm người, Thiền Tông được mở rộng. Thời Ngũ Đại, sư Hành Nhân hoằng pháp ở chùa Thê Hiền. Nam Đường Trung Chủ dựng chùa Khai Tiên ở chân núi phía đông nam; Nam Đường Hậu Chủ còn dựng chùa Viên Thông ở chân núi phía tây. Khoảng niên hiệu Khánh Lịch (1041-1048) đời Tống, Thiền Sư Cư Nột trụ chùa Viên Thông cùng với các vị như Âu Dương Tu chung nhau lập “Thanh Tùng Xã” để hưng long thiền pháp, đệ tử xuất gia có hơn 3.000 người. Niên hiệu Nguyên Phong thứ 2 (1079), Thần Tông ra lệnh đổi tên chùa Đông Lâm thành “Đông Lâm Thái Bình Hưng Quốc Thiền Viện”, sư Thường Tổng (nối pháp Hoàng Long Huệ Nam) vâng lời Vua vào trụ chùa này để hoằng dương giáo pháp… Niên hiệu Vạn Lịch thứ 42 (1614) đời Minh, sư Đức Thanh dựng chùa Pháp Vân ở Ngũ Nhũ Phong và trước thuật ở trong chùa này. Năm 1924, núi này đã từng là nơi triệu tập Đại hội Phật giáo thế giới.
Cà Ri Xanh Thái Chay     Tội Lỗi     Phải Chăng Niết Bàn Là Cái Gì Mà Bạn Đạt Được, Hay Niết Bàn Là Bạn     Buger Đậu Phụ     Cao Tăng Dị Truyện (Sau Nhị Tổ) – Ba La Đề     Cao Tăng Dị Truyện – Tổ thứ 31 Đại Sư Đạo Tín     Đạo lợi hành vô tận?     Hòa Thượng Thích Trí Đức (1909-1999)     Một Lòng Niệm Phật     Kêu Rên Suốt Ba Tháng     




















































Pháp Ngữ
Tát cạn sông mê là việc khó .
Lắp bằng bể khổ dễ gì đâu .
Tuy nhiên dễ khó đâu do cảnh .
Chỉ tại lòng mình quyết hay không


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,493,709