---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Thập Đại Đệ Tử
----------------------------- Pháp Số Căn Bản - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật. Trong suốt cuộc đời hành đạo, Đức Phật đã hóa độ cho hàng trăm vạn đệ tử, xuất gia cũng như tại gia, gồm đủ mọi thành phần và tầng lớp xã hội. Trong số này, hạng xuất sắc, ưu tú, chứng được thánh quả cũng đã có đến hàng vạn, nhưng đặc biệt nhất, có mười vị đã từng được các kinh điển tiểu cũng như Đại Thừa đều xưng tụng là mười vị đệ tử đứng đầu của Phật. Sở dĩ các ngài được gọi là “đứng đầu” (đại) vì ai trong số đó cũng có một sở trường riêng, một đạo hạnh riêng, mà cái sở trường, cái đạo hạnh ấy đều ở mức cao tột, trội hơn tất cả mọi người khác trong giáo đoàn. Mười vị tôn giả ấy được các kinh điển liệt kê có chỗ khác nhau, nhưng danh sách sau đây là phổ thông hơn hết:
1. Tôn giả Xá Lợi Phất, đứng đầu thánh chúng về trí tuệ (Trí Tuệ Đệ Nhất). Ngài là người nước Ma Kiệt Đà, con của một gia đình Bà La Môn giàu có, tiếng tăm. Lớn lên, ngài cùng với người bạn thân là Mục Kiền Liên theo tu học với đạo sĩ San Xà Da, rất nổi tiếng ở thành Vương Xá (kinh đô của vương quốc Ma Kiệt Đà). Vốn thông minh tài trí hơn người, chẳng bao lâu hai người đã đạt được trình độ tương đương với thầy; tuy vậy, hai người vẫn không bằng lòng với sở đắc của mình, cho nên đã giao hẹn cùng nhau rằng, hễ ai chứng đạt được đạo lớn trước thì phải chỉ bảo ngay cho người kia; hoặc giả, ai tìm được minh sư trước thì phải dìu dắt người kia. Vào năm thứ hai sau ngày thành Đạo, đức Phật dẫn giáo đoàn đến hành hóa tại địa phương kinh thành Vương Xá. Tại đây, được sự hướng dẫn của đại đức A Xã Bà Thệ (một trong 5 vị đệ tử xuất gia đầu tiên của Phật), Xá Lợi Phất cùng Mục Kiền Liên đã xin xuất gia làm đệ tử Phật, và chẳng bao lâu hai vị đã trở thành những bậc thượng thủ của giáo đoàn. Chính tôn giả Xá Lợi Phất là người đã được Phật ủy thác trông coi công trình xây cất tu viện Kì Viên ở thủ đô Xá Vệ của vương quốc Kiều Tát La. Lúc đó, bước chân hoằng hóa của Phật chưa đặt đến nơi này, nhưng nhờ vào trí tuệ siêu việt và biện tài Vô Ngại của mình mà tôn giả đã thu phục biết bao nhiêu vị đạo sĩ ngoại đạo lỗi lạc, đem họ về với Tam Bảo, trước khi Phật và giáo đoàn đến đây mở đạo tràng tại tu viện Kì Viên. Tôn giả viên tịch trước Phật ba tháng.
2. Tôn giả Mục Kiền Liên, đứng đầu thánh chúng về thần thông (Thần Thông Đệ Nhất). Ngài cũng là con của một gia đình Bà La Môn, trong ngôi làng sát cạnh làng của tôn giả Xá Lợi Phất. Ngài và Xá Lợi Phất, như trên đã nói, là hai người bạn chí thân, cùng thông minh tài trí, lớn lên cùng học một thầy, rồi cùng theo Phật xuất gia một lần. Ngoài sở trường về thần thông, ngài còn nổi tiếng là bậc chí hiếu, vì đã cứu được Mẹ ngài thoát khỏi cảnh khổ ngạ quỉ. Công tác hoằng hóa đặc sắc của tôn giả là việc hóa độ cho thiếu phụ Liên Hoa Sắc, từ một nàng kĩ nữ lừng danh trở thành một vị tì kheo ni gương mẫu, chứng quả A La Hán và có thần thông số một trong hàng ni chúng. Cuối đời, tôn giả đã bị ngoại đạo hành hung đến tử thương; việc xảy ra khoảng vài tháng trước khi tôn giả Xá Lợi Phất viên tịch.
3. Tôn giả Đại Ca Diếp, đứng đầu thánh chúng về tu khổ hạnh (Đầu Đà Đệ Nhất). Ngài xuất thân từ giai cấp Bà La Môn, là người con độc nhất trong một gia đình cự phú ở ngoại ô kinh thành Vương Xá của vương quốc Ma Kiệt Đà. –Tương truyền rằng, tài sản của gia đình này còn nhiều hơn cả tài sản của quốc vương đương thời là Tần Bà Sa La. – Ngài được sinh ra dưới gốc cây, và có gần đủ 32 tướng tốt của Đức Phật. Đến tuổi trưởng thành, ngài vâng lệnh song thân lập gia đình, nhưng cả hai vợ chồng đều cùng có ý nguyện xuất gia tìm thầy học đạo, nên trong suốt 12 năm sống bên nhau, hai người vẫn quyết giữ phạm hạnh, dứt tuyệt ái ân. Sau 12 năm, lúc đó song thân đều đã qua đời, ngài mới được dịp thực hiện ý nguyện, bèn rời nhà ra đi, ước hẹn với vợ rằng, khi nào tìm được minh sư thì sẽ trở về dẫn bà cùng đi tu. Tương truyền, ngày ngài rời nhà ra đi tìm thầy học đạo cũng chính là ngày đức Thế Tôn thành đạo. Vậy mà ngài đã phải đi chu du khắp nơi, mãi đến khi tu viện Trúc Lâm (ở ngoại ô kinh thành Vương Xá) xây cất xong (năm thứ hai sau ngày Phật thành đạo), Phật và giáo đoàn dời về hành đạo tại đó, ngài mới có duyên được gặp Phật và xuất gia theo Phật tu học. Rồi năm năm sau nữa, khi chúng Tì Kheo Ni đã được Phật cho phép thành lập, ngài mới độ được cho vợ cùng xuất gia theo Phật. Trước khi xuất gia, ngài thừa kế một gia sản giàu sang địch quốc là thế, vậy mà sau khi xuất gia, ngài lại chỉ chuyên tu hạnh đầu đà (Khổ Hạnh). Ngài sống khắc Khổ Đến nỗi đức Phật cũng phải ái ngại, nhất là khi tuổi đã về già, sức khỏe đã mòn mỏi. Cho nên đã có vài lần Phật phải khuyên bảo, nhưng ngài vẫn cương quyết giữ chí nguyện. Ngài đã được đức Thế Tôn truyền cho tâm pháp, và sau khi đức Thế Tôn nhập diệt, ngài đã kế thừa sự nghiệp, gánh vác trọng trách lãnh đạo giáo đoàn. Với sự hộ pháp của vua A Xà Thế (nối ngôi vua cha là Tần Bà Sa La), ngài đã đích thân tổ chức và chủ trì cuộc kết tập kinh điển lần đầu tiên tại ngoại ô thành Vương Xá, ba tháng sau ngày Phật nhập Niết Bàn. Ngài thọ trên một trăm tuổi. Trước khi viên tịch, ngài đã truyền tâm pháp cùng trọng trách lãnh đạo giáo hội lại cho tôn giả A Nan.
4. Tôn giả Tu Bồ Đề, đứng đầu thánh chúng về thông suốt tính không của thực tại vạn hữu (Giải Không Đệ Nhất). Ngài quê ở thành Vương Xá, trong một gia đình giàu có thuộc giai cấp phú thương, nghiệp chủ; vốn là cháu gọi trưởng giả Cấp Cô Độc (cư trú tại kinh thành Xá Vệ của vương quốc Kiều Tát La, đã từng xây tu viện Kì Viên để cúng dường Phật và giáo đoàn dùng làm cơ sở tu học và hành đạo đầu tiên ở vương quốc này) bằng bác ruột. Trong hàng thánh chúng, chỉ có tôn giả là có nhận thức sâu sắc về tính Không của vạn pháp, vì ngài đã hoàn toàn thấu triệt về đạo lí Không cũng như đã chứng nghiệm được tuệ giác Không. Để chứng minh cho điều đó, Đức Phật đã từng bảo tôn giả thay Ngài giảng thuyết về tính Không để cho đại chúng được bổ túc thêm kiến thức. Không có tài liệu nào ghi nhận về thời khắc viên tịch của tôn giả.
5. Tôn giả Ca Chiên Diên, đứng đầu thánh chúng về tài hùng biện (Nghị Luận Đệ Nhất). Ngài xuất thân ở giai cấp Bà La Môn, trong một gia đình hào phú, danh giá bậc nhất tại vương quốc A Bàn Đề (miền Nam Ấn Độ). Từ nhỏ, ngài đã được song thân cho về ở với đạo sĩ A Tư Đà, cậu ruột của ngài, để tu học. A Từ Đà là một vị đạo sĩ Bà La Môn đắc đạo, tiếng tăm lừng lẫy khắp xứ Ấn Độ từ trước khi Phật xuất thế. Thấy cháu mình bẩm tính cực kì thông minh, đức hạnh, lại có chí lớn, ông rất cưng quí, và đã đem hết gia sản tinh thần của mình truyền cho. Bởi vậy, vừa trưởng thành là ngài đã trở thành một đạo sĩ Bà La Môn xuất chúng. A Tư Đà, dù vốn là một đạo sĩ Bà La Môn lỗi lạc, vẫn thấy rõ vị thái tử Tất Đạt Đa mới ra đời tại kinh thành Ca Tì La Vệ (vương quốc Thích Ca) kia mới chính là bậc đại giác ở thế gian. Vì biết rõ mình đã quá già, không thể sống cho đến ngày thái tử thành đạo, nên ông đã dẫn cháu sang vương quốc Ca Thị, đến vùng phụ cận vườn Nai (Lộc Uyển) gần kinh thành Ba La Nại, và cư trú tại đây. Từ đó, hằng ngày ông đều dặn dò Ca Chiên Diên, “khi nào bậc đại giác thành đạo, Người sẽ hóa độ tại khu vực này, lúc đó cháu phải xin theo Người tu học. ” Đạo sĩ đã từ trần trước khi Phật thành đạo, và Ca Chiên Diên đã nhớ lời cậu dạy, khi Phật đến hóa độ ở vùng này, liền xin xuất gia theo Phật tu học. Vốn thông minh bác học, chẳng bao lâu ngài chứng quả A La Hán, và trở thành một vị đệ tử thượng thủ của đức Phật. Ngài nổi danh là nhà hùng biện đại tài, và chính nhờ tài hùng biện này, ngài đã thuyết phục, dìu dắt không biết bao nhiêu ngoại đạo trở về nương tựa ngôi Tam Bảo. Không ai biết được ngài viên tịch vào lúc nào.
6. Tôn giả Phú Lâu Na, đứng đầu thánh chúng về giảng pháp (Thuyết Pháp Đệ Nhất). Ngài sinh trong một gia đình giàu có thuộc giai cấp phú thương, nghiệp chủ ở vương quốc Kiều Tát La. Tôn giả được nổi tiếng nhân lần đi bố giáo ở tiểu quốc Du-na, một xứ biên địa mà ai nghe cũng sợ sệt, vì đó là một nơi không có văn hóa, dân chúng man rợ, bạo ác. Vậy mà tôn giả đã tự nguyện đến đó giáo hóa, và đã thành công rực rỡ, lập được đạo tràng, dạy dỗ cho dân chúng sống có văn hóa, tính tình thuần Thiện, thờ phụng Tam Bảo. Không biết tôn giả viên tịch vào lúc nào, chỉ biết rằng, sau khi Phật nhập diệt, tôn giả vẫn còn tiếp tục sứ mệnh độ sinh.
7. Tôn giả A Na Luật (hay A Nậu Lâu Đà), đứng đầu thánh chúng về mắt thấy Vô Ngại (Thiên Nhãn Đệ Nhất). Ngài là con trai thứ của thân vương Cam Lộ Phạn ở kinh thành Ca Tì La Vệ (vương quốc Thích Ca), gọi quốc vương Tịnh Phạn bằng bác ruột. Như vậy, Đức Phật với ngài là anh em chú bác ruột. Anh ruột ngài là đại tướng Ma Ha Nam, người đã được đức Phật và hội đồng hoàng tộc tín nhiệm cung cử lên nối ngôi sau khi vua Tịnh Phạn thăng hà (vì lúc này thái tử Nan Đà cũng như hoàng tôn La Hầu La đều đã xuất gia theo Phật). Năm thứ ba sau ngày thành đạo, đức Thế Tôn đã từ tu viện Trúc Lâm (ở thành Vương Xá) trở về cố hương là thành Ca Tì La Vệ để thăm phụ hoàng cùng hoàng tộc. Khi Phật rời Ca Tì La Vệ để đi địa phương khác giáo hóa thì có bảy vị vương tử con của các thân vương thuộc dòng họ Thích Ca (như Bạch Phạn, Cam Lộ Phạn, Hộc Phạn – đều là em ruột của vua Tịnh Phạn) đã xin theo Phật xuất gia, trong đó có vương tử A Na Luật. Ngài tu học rất tinh tấn, nhưng cứ mắc phải một lỗi nhỏ, là thường ngủ gục trong khi nghe Phật giảng pháp! Dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng vẫn không bỏ tật ấy được; đến nỗi ngài đã bị Phật quở trách đôi ba phen. Cuối cùng, chẳng có cách nào hơn, ngài phải lập nguyện “không ngủ”. Ngài đã ngồi suốt ngày suốt đêm, hai mắt mở thao láo nhìn vào quãng không, không chớp mắt. Cứ thế, ngày này qua ngày khác, ngài cố gắng ngồi chịu đựng, cho đến một hôm thì cặp mắt sưng vù. Phật rất lo ngại, lại phải khuyên dỗ, nhưng ngài cứ nhất mực giữ vững chí nguyện; kết quả đưa đến là cặp mắt mù luôn! Phật thương xót lắm, cứ ở một bên để săn sóc cho ngài. Phật vừa săn sóc, vừa dạy ngài phương pháp tu định để cho mắt “sáng” ra. Ngài triệt để tu tập theo phương pháp Phật dạy, và chẳng bao lâu sau đó, ngài chứng Thiên Nhãn Thông, thấy suốt trong ngoài, khắp cùng ba cõi, không ai sánh bằng, cho nên được đại chúng xưng tán là bậc Thiên Nhãn số một, trở thành một trong những vị đệ tử lớn của Phật. Trong giờ phút Phật nhập Niết Bàn tại rừng Câu Thi na, ngài vẫn kề cận bên Phật, nhưng về sau thì không ai thấy vết tích gì do ngài để lại.
8. Tôn giả Ưu Ba Li, đứng đầu thánh chúng về tinh tường và nghiêm trì giới luật (Trì Giới Đệ Nhất). Ngài quê ở thành Ca Tì La Vệ, xuất thân từ giai cấp nô lệ, làm nghề thợ cạo, có hiếu với mẹ vô cùng. Dù ở giai cấp nô lệ, bị cấm học hành, nhưng hai mẹ con đều có tâm trí linh mẫn, thông minh khác thường, riêng ngài thì tính tình cẩn trọng, nghề nghiệp khéo léo, vì vậy mà ngài đã được tuyển vào hoàng cung để chuyên trách việc cắt tóc và hầu hạ các vị vương tử. Khi đức Phật về hoàng cung lần đầu tiên (năm thứ ba sau ngày thành đạo) để thăm phụ hoàng và hoàng tộc, bảy vị vương tử dòng Thích Ca đã xin theo Phật xuất gia tu hành, ngài cũng xin được theo các vị vương tử xuất gia, và đã được Phật thu nhận. Đó là người ở giai cấp nô lệ đầu tiên được gia nhập giáo đoàn của Phật, – và cũng là người nô lệ đầu tiên được tham dự vào sinh hoạt tôn giáo trong lịch sử văn minh Ấn Độ. Do tính tình vốn vô cùng cẩn trọng, ngài đã hành trì giới luật thật nghiêm túc, trở thành vị tì kheo mẫu mực nhất tăng đoàn về phương diện giới luật. Trong đại hội kết tập kinh điển lần đầu tiên ở ngoại ô thành Vương Xá do tôn giả Đại Ca Diếp chủ trì, ngài đã được đại chúng cung cử đọc tụng các giới luật Đức Phật đã chế, làm thành bộ Bát Thập Tụng Luật, là bộ luật căn bản đầu tiên của Phật giáo. Khác với Phật giáo Bắc truyền, Phật giáo Nam truyền cho rằng, vị sơ tổ kế thừa Đức Phật lãnh đạo giáo đoàn là tôn giả Ưu Ba Li chứ không phải là tôn giả Đại Ca Diếp.
9. Tôn giả A Nan (hay A Nan Đà), đứng đầu thánh chúng về nghe nhiều nhớ kĩ (Đa Văn Đệ Nhất). Ngài là em ruột của đại đức Đề Bà Đạt Đa (con của thân vương Bạch Phạn), và là em chú bác ruột của Đức Phật. (Các vị vương tử anh em chú bác ruột trong dòng họ Thích Ca còn được biết tên cho đến ngày nay, theo thứ tự trên dưới, gồm có: Tất Đạt Đa, Nan Đà – con quốc vương Tịnh Phạn; Đề-Bà Đạt Đa, A Nan Đà – con thân vương Bạch Phạn; Ma Ha Nam, A Na Luật – con thân vương Cam Lộ Phạn; Bạt Đề, Bà Sa, Kiếp Tân Na – con thân vương Hộc Phạn; và Nan-Đề – con của (?). Trừ Ma Ha Nam ở lại nối ngôi vua Tịnh Phạn, tất cả các vị khác đều xuất gia tu hành; thái tử Tất Đạt Đa, trước khi xuất gia tìm đạo và thành Phật thì đã lập gia đình và có con là vương tôn La Hầu La; khi Đức Phật trở về cố hương Ca Tì La Vệ thăm hoàng gia lần đầu thì thái tử Nan Đà theo Phật xuất gia trước nhất, kế tiếp là vương tôn La Hầu La, đến khi Phật rời Ca Tì La Vệ để đi giáo hóa phương khác thì bảy vị vương tử còn lại cùng rủ nhau theo đến chỗ Phật xin xuất gia. ) Theo truyền thuyết từ trước đến nay thì tôn giả A Nan đã được sinh ra đúng vào ngày Đức Phật thành đạo. Nhưng thiết nghĩ, điều này không hợp lí lắm, vì ngài theo Phật xuất gia vào năm thứ ba sau ngày Phật thành đạo, nếu ngài sinh vào ngày Phật thành đạo thì lúc xuất gia ngài mới có 3 tuổi! Không thể chấp nhận được. Năm đó vương tôn La Hầu La được 10 tuổi. Dù tôn giả La Hầu La xuất gia trước, nhưng cũng chỉ trước vài ba tháng thôi. Ngài xuất gia cùng năm với La Hầu La, nếu ngài không lớn hơn thì cũng phải bằng tuổi với La Hầu La, nghĩa là ngài phải ra đời trước ngày Phật thành đạo. Theo Đường Xưa Mây Trắng của Thiền Sư Nhất Hạnh thì khi đi xuất gia, ngài vừa 18 tuổi – lớn hơn vương tôn La Hầu La 8 tuổi, nhưng nhỏ tuổi nhất trong số bảy vị vương tử cùng đi xuất gia một lần. Bởi vậy, khi xuất gia ngài đã không được thọ giới tì kheo ngay, mà phải chờ đến hai năm sau, khi tròn đủ 20 tuổi. Trong tăng đoàn, ngài là người đẹp trai và thông minh nhất, học một biết mười, nghe đâu nhớ đó, lại nhớ lâu, nhớ kĩ. Năm Phật được 55 tuổi đời thì ngài được đại chúng đề cử làm thị giả thường xuyên cho Phật. Phật đi đâu, nói pháp gì, ngài đều có mặt, bởi vậy, ngài cũng là người đã “nghe được nhiều nhất” trong tăng đoàn. Với nhiệm vụ thị giả, ngài đã hầu hạ, săn sóc đức Thế Tôn tận tâm tận lực, từ việc lớn đến việc nhỏ đều chu toàn trọn vẹn, không sơ suất, không lỗi lầm. Đối với mọi người thì ngài hết sức khiêm cung, lịch sự, hòa nhã, thân ái; cho nên, trong thì đức Thế Tôn không có điều gì phải quở trách ngài, và ngoài thì đại chúng cũng không có gì phải phiền hà ngài. Điều làm cho mọi người (từ thời đại ngài cho đến ngày hôm nay) yêu mến và nhớ ngài nhất là lần ngài bị nữ nạn “Ma Đăng Già”. Ni chúng tôn thờ ngài như vị cao tổ, vì nhờ ngài mà đức Thế Tôn đã cho phép thành lập giáo hội tì kheo ni. Tuy thông minh, đức độ và tận tụy như vậy, nhưng ngài lại là người chứng ngộ chậm nhất trong tăng đoàn! Một vị có căn tính tối tăm nhất tăng đoàn như đại đức Chu Lị Bàn Đà Già, học một câu kệ ba tháng không thuộc, mà vẫn chứng quả A La Hán trước ngài. Còn ngài thì mãi đến ba tháng sau ngày Phật nhập diệt, ngay buổi tối trước ngày khai mạc đại hội kết tập kinh điển lần đầu, do sự “đánh thức” của tôn giả Đại Ca Diếp, ngài mới chứng thánh quả A La Hán ! Với sự kiện này, ngài đã được chấp thuận cho tham dự đại hội vào ngày hôm sau, và được toàn thể thánh chúng cung thỉnh lên pháp tòa đọc tụng lại toàn bộ những lời dạy của Đức Phật trong suốt 45 năm qua, làm thành tạng Kinh trong ba tạng kinh điển của Phật giáo. Khi tuổi thọ xấp xỉ 80, ngài được tôn giả Đại Ca Diếp (trên 100 tuổi) truyền tâm pháp và ủy thác trọng trách lãnh đạo giáo hội; và đến năm 120 tuổi thì ngài truyền tâm pháp và giao phó trách nhiệm lãnh đạo giáo hội cho đệ tử là tôn giả Thương Na Hòa Tu, rồi nhập Niết Bàn.
10. Tôn giả La Hầu La, đứng đầu thánh chúng về oai nghi tế hạnh (Mật Hạnh Đệ Nhất). Ngài là con của thái tử Tất Đạt Đa và công chúa Da Du Đà La, tức là cháu nội của vua Tịnh Phạn. Vì thái tử Tất Đạt Đa đã đi tu, và sau đó, người em cùng cha khác mẹ của thái tử Tất Đạt Đa là thái tử Nan Đà cũng đi tu, cho nên người thừa kế của vua Tịnh Phạn nhất định phải là ngài; nhưng rồi ngài cũng đi tu nốt, bởi thế, sau khi vua Tịnh Phạn thăng hà, Phật và hội đồng hoàng tộc mới phải cung cử đại tướng Ma Ha Nam (anh ruột tôn giả A Na Luật) lên nối ngôi. Ngài theo Phật xuất gia lúc 10 tuổi, thờ tôn giả Xá Lợi Phất làm thầy y chỉ, và trở thành vị sa di đầu tiên của tăng đoàn. Suốt tuổi ấu thơ sống trong vương cung, ngài đã từng được mẹ và ông nội thương yêu cùng cực; lúc sống ở tăng đoàn, tuy là thân phận sa di, nhưng phần vì vẫn còn là một chú bé, phần vì là con của Phật nên ai cũng cưng; những yếu tố đó đã giúp cho cái tập khí “vương giả” cứ sống ngấm ngầm mãi trong tâm hồn trẻ thơ, đã khiến cho sự tu tập của chú sa di La Hầu La không được nghiêm túc, hay lấy sự đùa nghịch phá phách người lớn làm trò vui. Bởi vậy, đích thân Đức Thế Tôn phải bao lần dạy dỗ nghiêm khắc, rồi dần dần, càng trưởng thành ngài càng nhận ra được lẽ thật, quyết tâm sửa đổi những lỗi lầm của tuổi trẻ. Mặt khác, vị y chỉ sư của ngài là tôn giả Xá Lợi Phất cũng chăm nom tận tình, đi giáo hóa ở đâu cũng dẫn ngài theo, ở đâu cũng cho ngài ở cùng, cho nên ngài đã được thấm nhuần trí tuệ cũng như đức độ nhẫn nhục, khiêm cung của thầy; ngài quyết tâm tu tập tinh tấn, nghiêm trì giới luật, chỉnh đốn oai nghi, suốt ngày im lặng, giảm thiểu tiếp xúc, không nói chuyện vô ích với bất cứ ai... Sau một thời gian chuyên tu “mật hạnh” như thế, một hôm, nhân một lời dạy đơn giản của Phật: “La Hầu La! Thầy hãy quán chiếu để thấy rõ sắc là vô thường; thọ, tưởng, hành, thức cũng là vô thường; thân thể và tâm ý của mọi người đều là vô thường; đến cả vạn sự vạn vật đầy dẫy trong thế gian kia, tất cả cũng đều là vô thường. Đã thấy rõ lẽ vô thường rồi thì tâm ta sẽ không còn bị vướng mắc vào đâu nữa. ”, ngài hoát nhiên đại ngộ! Vì chuyên tu mật hạnh nên nếp sống của ngài rất bình lặng, không có gì sôi nổi, không có tiếng tăm lừng lẫy như quí vị tôn giả Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, A Nan, Phú Lâu Na v. v... Ngài nhập diệt khoảng năm 51 tuổi, trước cả Đức Phật và ni sư Da Du Đà La.
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 十大弟子 (Phiên Tập Danh Nghĩa)
Một, Ma Ha Ca Diếp Thượng Hạnh Đệ Nhất. Tiếng Phạn là Ma Ha Ca Diếp, tiếng Hoa là Đại quy thị. Tổ tiên đời trước của Ngài học đạo thì có con linh quy đội trên lưng bức tiên đồ báo ứng, nên lấy họ là Đại quy. Ngài tu Hạnh Đầu Đà số Một, nên gọi là Thượng Hạnh Đệ Nhất.
(Tiếng Phạn là Đầu Đà, tiếng Hoa là Đẩu Tẩu, rủ bỏ).
Hai, A Nan Đà Đa Văn Đệ Nhất. Tiếng Phạn là A Nan đà, tiếng Hoa là Khánh hỷ. Khi Phật thành đạo thì vua Hộc phạn sai sứ đến, thưa vua Tịnh Phạn rằng: Em sanh được một cháu trai. Tịnh Phạn nghe điều ấy vui mừng và nói với sứ giả rằng nên đặt tên cho cháu là Khánh hỷ. Khánh hỷ sau theo Phật xuất gia, có khả năng giữ gìn Tam Tạng Giáo lý, nên gọi là Đa Văn Đệ Nhất.
Ba, Xá Lợi Phất Trí Huệ Đệ Nhất. Tiếng Phạn là Xá Lợi Phất, tiếng Hoa là Thu tử. Mắt của mẹ Ngài giống như mắt chim Thu lộ, theo đó mà đặt tên như vậy. Ngài hiểu rõ các pháp nên gọi là Trí Huệ Thứ Nhất.
Bốn, Tu Bồ Đề Giải Không Đệ Nhất. Tiếng Phạn là Tu Bồ Đề, tiếng Hoa là Thiện cát, cũng gọi là Không sanh. Ngày sanh của Ngài, của báu chứa trong nhà đều trống rổng, cha, mẹ của Ngài lấy làm lạ và sợ hãi, mời thầy tướng đến xem quẻ và nói rằng: đây là tướng tốt (điềm tốt), nhân đó đặt tên là Thiện cát, cũng gọi là Không Sanh. Bẩm tánh thông huệ, Ngài xuất gia, liễu ngộ lý không mà đắc đạo, nên gọi Thông Đạt Lý Không Số Một.
Năm, Phú Lâu Na Thuyết Pháp Đệ Nhất. Tiếng Phạn là Phú Lâu Na, tiếng Hoa là Mãn Nguyện. Cha Ngài cầu đảo Phạm Thiên xin có con ở sông Mãn. Gặp lúc sông ấy nước dâng đầy, lại mộng bảy báu chứa đầy trong ấy thì thấy thần thức của Ngài vào bụng mẹ, mong muốn của cha đã toại, nên gọi là Mãn nguyện. Trong hàng đệ tử của Phật, Ngài là vị nói pháp giỏi, nên gọi là Nói Pháp Số Một.
Sáu, Mục Kiền Liên Thần Thông Đệ Nhất. Tiếng Phạn là Mục Kiền Liên, Tiếng Hoa là Hồ đậu. Đời xưa có tiên nhân thích ăn đậu này và lấy nó làm họ. Mục Kiền Liên là họ vậy. Dựa theo họ đặt tên nên có hiệu là Mục Kiền Liên. Trong hàng đệ tử của Phật, chứng được Thần Thông, nên gọi là Thần Thông Số Một.
Bảy, Ca Chiên Diên Luận Nghĩa Đệ Nhất. Tiếng Phạn là Ca Chiên Diên, tiếng Hoa là Bất Không. Thầy La thập nói: thuộc họ Bà La Môn, ở Nam thiên trúc, luận nghị rất giỏi, nên gọi Ngài là Nghị Luận Số Một.
Tám, A Na Luật, Tiếng Hoa là Vô Diệt. Ngày xưa nhờ nhân Bố Thí thức ăn, được sanh lên làm trời, làm người hưởng thọ vui thú, đến nay chưa hết, nên gọi là Vô Diệt. Ngài chứng được Thiên Nhãn Thông chỉ đứng sau Phật, nên trong hàng đệ tử, Ngài được gọi là Thiên Nhãn Số Một.
Chín, Ưu Ba Ly Trì Giới Đệ Nhất. Tiếng Phạn là Ưu Ba Ly, tiếng Hoa là Thượng Thủ, hoặc gọi là Cận Chấp. Khi Phật còn là thái tử, ông là bề tôi thường gần gũi, giúp đỡ mọi việc. Khi xuất gia giữ gìn giới luật tinh chuyên, làm kỷ cương trong chúng tăng, nên gọi là Trì Giới Số Một.
Mười, La Hầu La Mật Hạnh Đệ Nhất. Tiếng Phạn là La Hầu La, tiếng Hoa là Cung Sanh, là con của Phật. Khi Phật xuất gia, lấy tay chỉ vào bụng vợ, nhân đó mà có thai. Khi Phật xuất gia rồi, ông sanh ra ở trong cung, nên gọi là Cung Sanh. Trong hàng đệ tử của Phật, ông tu mật hạnh, nên gọi là Mật Hạnh Số Một.
(Mật hạnh là việc làm bí mật, con người không thể biết được).
Tại sao Phật giáo ít làm việc xã hội?     Chỉ quán, Pháp giới quán, Duy thức quán, đại khái như thế nào?     Súp Vi Cá     Đã nói rằng tin (niệm Phật ), vậy chưa biết tin những pháp gì     Tu Bát Quan Trai Mà Ăn Phi Thời Có Phạm Giới?     Báo Cáo V/v Ấn Tống Kinh-Sách­ Tháng 12/2017     Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa ( Phần 2 ) – Gương Lặng Lẽ     Trong Phật Giáo Bắc Tông, Tu Sĩ Và Phật Tử Được Đặt Tên Theo Những Nguyên Tắc Nào?     Ăn Chay Mà Phải Nấu Mặn     Những Câu Chuyện Giáo Dục Về Đức Hạnh – Phần 1/3     




















































Pháp Ngữ
Đã làm việc thiện, việc lành
Hãy nên tiếp tục thực hành hăng say
Hãy vui với việc lành này
Tâm hay làm thiện có ngày hưởng vui.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,506,410