---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Pháp Hiển
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Fa-hsien (C).
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● (340?-?): là vị cao tăng sống vào thời đại Đông-Tấn (317-419). Ngài họ Cung, quê ở Vũ-dương (Sơn-tây). Có người nói ngài sinh năm 340 (triều vua Tấn Thành đế), nhưng không chắc chắn lắm. Ngài xuất gia từ năm mới lên 3 tuổi. Có chuyện lạ trong gia đình ngài. Song thân ngài đã có ba người con trai, đều bị chết yểu. Ngài là người con thứ tư. Vì sợ ngài bị chết yểu nữa, nên vừa lên 3 tuổi, song thân ngài đã cạo tóc cho ngài làm chú tiểu, hi vọng nhờ Phật gia hộ mà được thoát tai nạn (người Trung-quốc lúc đó, ai cũng tin tưởng như vậy). Tuy cạo tóc làm tiểu, nhưng song thân vẫn giữ chú ở nhà. Và rồi chú lại bị bệnh nặng, suýt chết, song thân đành phải tức tốc đem chú lên cho ở hẳn trong chùa; thế là chú lành bệnh. Từ đó chú phát tâm xuất gia luôn, không muốn trở về nhà nữa. Song thân nài nỉ thế nào chú cũng nhất quyết không trở về nhà. Vì quá thương nhớ con, thân mẫu ngài phải cất một cái chòi lá nhỏ bên cạnh chùa để ở, cho tiện thăm nom. Ngài lên 10 tuổi thì thân phụ qua đời. Ông chú ngài lại viết thư khuyên ngài về nhà sống với mẹ, nhưng ngài vẫn cương quyết từ chối, trả lời rằng: “Không phải vì cha mẹ mà cháu đi tu, mà chỉ vì muốn từ bỏ mọi dục vọng và tránh xa những chuyện thế tục.” Năm 20 tuổi ngài thọ giới cụ túc. Ngài được người đương thời ca tụng là người thông minh, nhanh trí, tính khí can đảm, đầy đủ đức vô úy, một lòng vì đạo. Khi tuổi đã cao, vì thấy kinh luật ở Trung-quốc còn quá thiếu thốn, giới luật trong đời sống tăng đoàn quá kém cỏi, vào năm 399 (thời vua Tấn An đế, lúc đó ngài khoảng 60 tuổi), ngài đã rủ bốn vị đồng môn là Tuệ Cảnh, Đạo Chỉnh, Tuệ Ứng, Tuệ Ngôi, cùng đi sang Thiên-trúc, trước là chiêm bái đảnh lễ Phật tích, sau là thỉnh kinh luật Phạn văn đem về Trung-quốc. Tâm nguyện của ngài là cố gắng xiển dương Luật Tạng để chấn chỉnh nếp sống qui phạm cho tăng đoàn Trung-quốc lúc bấy giờ. Ngài đã phát xuất từ Trường-an (lúc ấy là kinh đô nước Hậu-Tần), theo đường bộ về hướng Tây, qua Đôn-hoàng, Vu-điền v.v... hơn 30 nước, với biết bao sa mạc hãi hùng, những sơn đạo cheo leo hiểm trở, những đỉnh núi cao tuyết phủ quanh năm... trước khi đến được Ấn-độ. Ở Ấn-độ, ngài đã đi hết khắp nơi để chiêm bái thánh tích của Phật; rồi ở lại thành Ba-liên-phất 3 năm để tu học; và ở lại vùng hạ lưu sông Hằng thêm 2 năm trước khi rời Ấn-độ để đi sang nước Sư-tử (đảo Tích-lan). Ngài ở lại nước Sư-tử 2 năm, rồi theo đường biển sang Nam-dương, rồi từ đó, cũng theo đường biển trở về Trung-quốc (năm 414); tổng cộng thời gian xuất du của ngài là 15 năm. Kinh sách ngài mang về Trung-quốc, chủ yếu là thuộc Luật Tạng (như Luật Ma Ha Tăng Kì của Đại Chúng Bộ, Luật Thập Tụng của Nhất Thiết Hữu Bộ v.v...), ngoài ra còn có một bộ luận quan trọng của Đại Chúng Bộ là Tạp A Tì Đàm Tâm Luận, và các kinh thuộc bộ A Hàm. Sau khi về nước, ngài trú tại chùa Đạo-tràng ở Kiến-khang (tức Nam-kinh, lúc đó là kinh đô của vương triều Đông-Tấn), chuyên việc dịch kinh. Tại đây ngài đã cùng với ngài Phật Đà Bạt Đà La dịch chung các bộ Luật Ma Ha Tăng Kì, Kinh Đại Bát Nê Hoàn, Kinh Tạp Tạng, Luận Tạp A Tì Đàm Tâm. Ngài cũng đã đem tất cả các việc mắt thấy tai nghe trong suốt cuộc hành trình đi Ấn-độ, Tích-lan, ghi chép lại, làm thành tác phẩm Phật Quốc Kí, cũng gọi là Cao Tăng Pháp Hiển Truyện; trong đó, quan trọng nhất là phần ngài trình bày về sinh hoạt của tăng đoàn Phật giáo ở Ấn-độ và Tích-lan vào thế kỉ thứ 5. Ngài ghi nhận rằng, tăng đoàn ở các nơi đó hành trì giới luật Phật chế rất nghiêm cẩn, được cả vua chúa và dân chúng kính ngưỡng cúng dường. Năm viên tịch của ngài không ai biết rõ, chỉ biết là ở trong khoảng những năm từ 418-423. Thế thọ của ngài, có người nói là 82, có người nói là 86 tuổi.
Pháp hoa tam muội. Tông Thiên Thai lập ra bốn loại tam muội (Thường Tọa Tam Muội, Thường Hành Tam Muội, Bán Hành Bán Tọa Tam Muội, Phi hành phi tọa tam muội), trong đó, Bán Hành Bán Tọa Tam Muội lại chia làm hai loại: Phương Đẳng Tam Muội và Pháp hoa tam muội. Pháp hoa tam muội cũng gọi là Pháp hoa sám pháp, nói tắt là Pháp hoa sám; tức là pháp môn tu hành y cứ vào Kinh Pháp Hoa và Kinh Quán Phổ Hiền mà lập nên. “Tam muội” nghĩa là chuyên thực hành một pháp môn để điều phục tâm ý. Pháp tu Pháp hoa tam muội này lấy 21 ngày làm một kì hạn, chuyên hành đạo, tụng kinh. Hành Giả hoặc đi, hoặc đứng, hoặc ngồi, tư duy quán chiếu lí thật tướng trung đạo. Pháp môn này lấy việc sám hối diệt tội làm chủ yếu; cho nên, trong cả 6 thời (sáng sớm, giữa trưa, chiều, đầu đêm, giữa đêm, khuya) của một ngày đêm, hành giả đều phải tinh cần tu 5 phép sám hối (ngũ hối), gồm có: 1- sám hối: sám hối tội lỗi; 2- khuyến thỉnh: cung thỉnh chư Phật mười phương thường chuyển pháp luân cứu độ chúng sinh; 3- tùy hỉ: khen ngợi những người làm việc thiện; 4- hồi hướng: đem công đức lành hồi hướng về quả vị bồ đề vô thượng; 5- phát nguyện: phát nguyện nhất tâm thành Phật cứu độ chúng sinh.
----------------------------- Từ Điển Thiền Tông Hán Việt - Hân Mẫn - Thông Thiền -----------------------------
● 法 顯. Thiền tăng đời Ngũ Đại, tham Thiền Sư Cốc ẩn Trí Tĩnh, được nối pháp làm truyền nhân tông Tào Động. Sư ở viện Phổ Ninh, Tương Châu (Tương Phàn, Hồ Bắc). Có vị tăng hỏi: “Làm sao lội qua trăm sông ngàn núi?” Sư đáp: “Trời trong đường không cách, kẻ đến không lầm cơ”.
Cả đời niệm Phật, nhưng bệnh gần chết thì lại không thích niệm Phật?     Bề Ngoài     Ý nghĩa chắp tay như thế nào?     Tụng Kinh Tại Nhà     NHỮNG CÂU NÓI GIÚP BẠN TỈNH NGỘ     Ông chủ của con thường làm chuyện xấu, không biết nên làm sao mới ổn?     Gõ Cửa Thiền – Ý Nguyện Cuối Cùng Và Di Thư     Địa Ngục Luôn Ở Cạnh Chúng Ta Nhưng Tất Cả Vẫn Không Hề Nhận Ra     Cần Trực Tiếp Tham Dự Lễ Quy Y     BÌNH THẢN TRƯỚC NHỮNG LỜI SỈ NHỤC     




















































Pháp Ngữ
Không tự trọng ắt là chuốc nhục,
Không e dè, có lúc họa bay.
Kẻ không tự mãn mới đầy,
Không cho mình đúng mới hay biết nhiều.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,579,057