---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Ca Nị Sắc Ca
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Kaniska. Là vị vua đời thứ ba của vương triều Quí-sương (Kusana), thời cổ Ấn-độ. Đế quốc của ông rộng lớn không thua gì đế quốc của vua A Dục trước đó; mà sự nghiệp bảo hộ Phật giáo của ông cũng được sánh ngang với vua A Dục. Điểm đặc biệt, cả hai ông đều là vua đời thứ ba của hai vương triều hùng mạnh bậc nhất thời cổ Ấn-độ: Khổng-tước và Quí-sương; mà cuộc đời trước và sau khi qui y Phật giáo của hai ông cũng từa tựa giống nhau (xem mục “A Dục”).
Nguyên, tổ tiên của vua Ca Nị Sắc Ca thuộc bộ tộc Nhục-chi (Kusana), sống ở vùng đất giữa Đôn-hoàng và Kì-liên sơn, Tây-Bắc Trung-quốc. Khoảng năm 130 tr. TL, tộc Nhục-chi bị tộc Hung-nô đánh đuổi, phải chạy tới nước Đại-hạ (Bactria – ngày nay là địa phận nước A-phú-hãn) của tộc Đổ-hóa-la (Tukhara), và chiếm nước ấy mà lập nên nước Nhục-chi (hay Đại-nhục-chi). Nước Nhục-chi lúc ấy chia làm năm chư hầu. Đến khoảng giữa thế kỉ thứ 1 tr. TL, trong năm chư hầu đó, có Quí-sương hầu là hùng mạnh hơn cả. Trưởng bộ tộc Quí-sương là Khâu Tựu Khước (Kujulakadphises) diệt bốn chư hầu kia, tự lập làm vua, đổi tên nước Nhục-chi thành Quí-sương (nhưng người Trung-quốc vẫn quen gọi là nước Nhục-chi), sáng lập vương triều Quí-sương. Tiếp đến lại chinh phục nước An-tức (Parthia, tức Iran ngày nay), thôn tính Cao-phụ (Kabul), diệt Bộc-đạt (Baghdad), Kế-tân (Dardisthan), chiếm luôn miền Panjab của Ấn-độ. Sau khi vua Khâu Tựu Khước băng, người con là Diêm Cao Trân (Vimakadphises) kế nghiệp, lại mang quân đi chinh phục các nơi, chiếm nước Kiền-đà-la (Gandhara) và các nước trong vùng Ngũ-hà, Tây và Bắc Ấn-độ, uy thế lừng lẫy, trở thành một đế quốc rộng lớn trong vùng Trung-Á. Đó là thời kì cực thịnh của dân tộc Nhục-chi. Ca Nị Sắc Ca là đời vua thứ ba của vương triều Quí-sương, đã thừa kế đế quốc vĩ đại đó.
Về niên đại tức vị của vua Ca Nị Sắc Ca, nhiều thuyết nói khác nhau, nhưng thuyết được nhiều học giả cận đại đồng ý là khoảng đầu thế kỉ thứ 2 TL. Sau khi tức vị, nhà vua đem quân vào vùng Trung-Ấn, chiếm thành Ba-liên-phất, rồi dời thủ đô của nước Nhục-chi (tức Quí-sương) từ Trung-Á về thành Bố-lộ-sa (Purusapura – nay là thành phố Peshawar, nước Pakistan) thuộc nước Kiền-đà-la – bởi vậy, vào thời đó, nước Kiền-đà-la cũng được gọi là Nhục-chi. Ông lại cho xây thành Ca-nị-sắc-ca ở nước Ca-thấp-di-la (Kasmira); chiếm cả lãnh thổ của nhà Hậu-Hán (Trung-quốc) như Sớ-lặc (Kashgar), Xa-sa (Yarkand), Vu-điền (Khotan), làm cho đế quốc Quí-sương càng được mở rộng thêm, phía Đông (kể từ thành Bố-lộ-sa) đến cao nguyên Pamir, phía Nam từ lưu vực Ngũ-hà đến rặng núi Tần-đà (Vindhya), phía Bắc tới sông Amu Daria và vùng Trung-Á, phía Tây tới An-tức (tức nước Iran ngày nay).
Triều đại của vua Ca Nị Sắc Ca đã tiếp xúc mật thiết với các nền văn hóa của Trung-quốc, Hi-lạp và La-mã, tạo nên sự dung hợp văn hóa Đông-Tây, để hình thành nền mĩ thuật Kiền-đà-la, tức nền mĩ thuật Phật giáo đặc thù mang thể thức Hi-lạp.
Trong lịch sử Phật giáo Ấn-độ, vua Ca Nị Sắc Ca được coi là vị vua tin Phật thuần thành và nhiệt tâm hộ trì Phật pháp ngang bằng với vua A Dục. Lúc đầu ông là tín đồ của Bái-hỏa giáo (Zarathustra), khinh thị Phật pháp, không tin nhân quả tội phước; về sau được Bồ Tát Mã Minh cảm hóa mà qui y Tam Bảo. Ông tôn Hiếp tôn giả (Parsva) làm thầy, và dốc lòng bảo hộ Phật giáo. Đương thời, giáo lí Hữu Bộ đang thịnh hành, nên ông cực lực ủng hộ, xây cất nhiều tự viện cho Hữu Bộ. Ông đã noi theo hạnh nguyện của vua A Dục, xây rất nhiều tháp thờ xá lợi Phật. Trong thời đại của ông, Phật giáo được bành trướng còn rộng rãi hơn cả ở thời vua A Dục; rất nhiều vị cao tăng thạc đức xuất hiện, xúc tiến kết tập kinh điển đại thừa. Công đức nổi bật nhất của vua Ca Nị Sắc Ca đối với Phật giáo là sự bảo trợ cho kì kết tập thánh điển lần thứ tư, được cử hành tại Ca-thấp-di-la.
Tương truyền, cứ mỗi ngày nhà vua thỉnh một vị sư vào cung giảng kinh nói pháp, thấy giáo nghĩa mỗi vị nói không giống nhau, lấy làm ngờ vực, bèn thỉnh ý tôn giả Hiếp. Tôn giả nói, vì có nhiều bộ phái ra đời, chủ trương khác nhau, nên giáo nghĩa cũng khác nhau. Nhà vua nghe thế liền nảy ra ý nghĩ “nên thống nhất giáo nghĩa của các bộ phái”. Ông trình ý kiến ấy với Hiếp tôn giả, rồi phát nguyện tổ chức và bảo trợ đại hội kết tập kinh điển. Ông ban hành sắc lệnh triệu tập tất cả cao tăng học giả khắp vương quốc, từ đó chọn ra 500 vị cao đức bác học nhất, tinh thông Ba Tạng, hội họp tại Ca-thấp-di-la để kết tập kinh điển. Kì kết tập này do tôn giả Thế Hữu (Vasumitra) làm thượng thủ, cùng với các tôn giả Hiếp (Parsva), Pháp Cứu (Dharmatrata), Giác Thiên (Buddha-deva) và Diệu Âm (Ghosa) đồng chủ tọa. Sau khi hoàn mãn, tất cả Kinh, Luật, Luận đều được khắc trên lá đồng, mười hai năm mới xong, được tàng trữ trong một ngôi tháp lớn, có người canh giữ cẩn thận. Tuy nhiên, số kinh luận đó cũng đã sớm bị mất mát; tương truyền, chỉ có bộ A Tì Đạt Ma Đại Tì Bà Sa Luận (gồm 200 quyển, tổng hợp các giáo nghĩa dị đồng của các bộ phái để hoàn thành giáo nghĩa của Hữu Bộ) là còn truyền lại, đã được pháp sư Huyền Trang (thế kỉ thứ 7) dịch ra Hán văn.
Vua Ca Nị Sắc Ca ở ngôi khoảng 30 năm thì mất. Tương truyền, vì lúc sinh tiền đã gây nhiều chinh chiến, chém giết quá nhiều, nên dù đã được Bồ Tát Mã Minh giáo hóa mà qui y Phật giáo, tạo nhiều công đức lớn lao, nhưng sau khi chết vẫn phải bị đọa lạc, làm thân con cá ngàn đầu trong biển cả. Đầu này bị chém lại sinh đầu khác, đau khổ cùng cực. Bấy giờ có vị A-la-hán, đương chức duy na, thỉnh mấy tiếng chuông. Con cá ngàn đầu nghe được tiếng chuông ấy, khổ đau liền dứt; bèn xin vị A-la-hán tiếp tục thỉnh chuông, bảng cho đến khi nghiệp báo hoàn toàn dứt sạch.
Gà Sốt Cam     Nhờ Lòng Nhân Mà Ðậu Trạng Nguyên     Người Làm Sai, Trời Cảnh Báo; Người Không Sửa, Trời Trừng Phạt     Người Có Hình Xăm Được Xuất Gia Không?     Đọc Chú “Vãng Sanh” Trước Khi Ăn, Được Không?     Đứng Lên Từ Nỗi Đau     Khuyên Người Không Nên Đánh Rắn     Ðạo Phật Việt Nam thuộc Nam Tông hay Bắc Tông?     An Sĩ Toàn Thư – Quyển Một – Mừng Sinh Con Không Nên Giết Hại     Đòi Thuốc Tiên     




















































Pháp Ngữ
Mắt thất hình sắc chẳng dính mắc,
Tai nghe âm thanh tâm chẳng hay


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,924 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,191,683