---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Đàn Kinh
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Dan-gyō (J), Fa-pao-t'an-ching (C).
----------------------------- Từ Điển Thiền Tông Hán Việt - Hân Mẫn - Thông Thiền -----------------------------
● 壇 經. Kinh, 1 quyển, do Lục tổ Huệ Năng thuyết, nên còn gọi là “Lục Tổ Đàn Kinh”. Lúc Lục tổ Huệ Năng ở chùa Bảo Lâm, Tào Khê có Thứ sử Thiều Châu là Vi Cừ thỉnh ngài vào chùa Đại Phạm để diễn giảng pháp Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật. Bài giảng của Huệ Năng được đệ tử của ngài là Pháp Hải ghi lại thành sách, về sau gọi là Đàn Kinh. Trải qua nhiều lần sửa chữa thêm thắt, xuất hiện hơn 10 bản khác nhau, nhưng đại khái có thể phân làm 4 bản quan trọng hơn cả:
1. Bản Đôn Hoàng, gọi đủ là Nam Tông Đốn Giáo Tối Thượng Đại Thừa Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Kinh Lục Tổ Huệ Năng Đại Sư Vu Thiều Châu Đại Phạm Tự Thí Pháp Đàn Kinh. Gồm có 57 tiết, chẳng chia phẩm mục, chữ nghĩa chất phác, được xem là bản có sớm nhất.
2. Bản của Huệ Hân, tên Lục Tổ Đàn Kinh, chia làm 2 quyển thượng và hạ, gồm 11 môn, khoảng hơn 14.000 chữ, ít hơn bản Đôn Hoàng 1.000 chữ. Bài tựa của Huệ Hân viết: “Bản xưa văn rườm rà được đệ tử xem qua, trước vui sau chán”. Có thể thấy rằng bản này đã được lược bớt chút ít.
3. Bản của Khế Tung, gọi đủ là Lục Tổ Đại Sư Pháp Bảo Đàn Kinh Tào Khê Nguyên Bản, gọi tắt là Tào Khê Nguyên Bản, gồm
1 quyển, 10 phẩm, hơn 20.000 chữ, do sư Khế Tung biên sửa lại vào khoảng niên hiệu Chí Hòa (1054-1056) đời Tống.
4. Bản của Tông Bảo, gọi đủ là Lục Tổ Đại Sư Pháp Bảo Đàn Kinh, 1 quyển, 10 phẩm, hơn 20.000 chữ, do sư Tông Bảo biên tập lại vào niên hiệu Chí Nguyên thứ 28 (1291) đời Nguyên, đây là bản thường thấy lưu hành, được xếp vào Đại Chính Tạng tập 48 trang 845. Các bản ở trên không ghi chép trung thực về lời giảng ban đầu của Tổ Huệ Năng mà có sự trộn lẫn, sửa đổi về cuộc đời của Tổ cho đến những lý giải về Thiền Tông. Nội dung chủ yếu của Đàn Kinh bản Đôn Hoàng, đại khái chia làm 3 phần:
― Phần I: Thuật lại quá trình Ngũ tổ Hoằng Nhẫn trao truyền y pháp cho Huệ Năng.
― Phần II: Huệ Năng giảng pháp cho đệ tử và các lời ứng đối của Ngài với người hỏi pháp.
― Phần III: Những lời dặn dò đệ tử trước khi Tổ Huệ Năng thị tịch.
Kinh này nói về pháp Ma Ha Bát Nhã và phát triển thành Đốn giáo “Nhất siêu trực nhập”. Đem lý luận “Vô niệm”, “Vô tướng” và “Vô trụ” trong Kinh Kim Cang kết hợp lại, rồi đề xướng “Vô niệm là tông”, “Vô tướng là thể”, và “Vô trụ là bản”, làm phương pháp thực tu của Thiền Tông. Lại có cách giải thích mới về thiền định: “Ngoài lìa các tướng là thiền, trong không loạn là định”, tức là chỉ cần đạt đến vô niệm thì chính đó là thiền định.
Tóm lại Thiền Tông sau Lục tổ Huệ Năng phát triển rất nhiều tư tưởng đặc sắc, như: Tự tính cụ túc, Kiến tính thành Phật, Tự tâm đốn ngộ, Trực chỉ nhân tâm, và đều phản ánh ở trong Đàn Kinh. Có thể nói Đàn Kinh đặt nền tảng cho sự phát triển của Thiền Tông Nam Tông.
Nhờ Việc Chép Kinh Được Thoát Khổ     Mánh Lới     Như lai thiền và Tổ sư thiền khác nhau như thế nào?     Ngũ thời, bát giáo là gì?     Tâm Thuần Thiện Có Thể Chuyển Thù Thành Bạn     Chưa thanh tịnh có hại không?     Phật Pháp có phải là một tôn giáo hòa bình chủ nghĩa hay không?     Bánh Giò Chay     Làm Thế Nào Khi Phía Trên Gian Thờ Có Lối Đi?     Sườn Xào Chua Ngọt Chay     




















































Pháp Ngữ
Tốt hơn sống một mình,
Không người ngu kết bạn.
Ðộc thân, không ác hạnh
Sống vô tư vô lự,
Như voi sống rừng voi.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,506,137