---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Nghiệp
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Gō (J), Karma (S), Action, Kamma (P), lay (T).
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Nghiệp cảm duyên khởi. “Duyên Khởi” là giáo lí cơ bản của Phật giáo. Đó là nguyên lí sinh thành của vũ trụ vạn hữu mà đức Phật tự chứng ngộ được trong đêm Ngài thành đạo. Nguyên lí đó nói rằng, tất cả các pháp (hiện tượng) hữu vi, pháp nào cũng vậy, đều do nhiều điều kiện (nhân duyên – tức là những pháp khác) hợp lại làm thành. Về mặt nguyên nhân, nhiều điều kiện kết hợp để phát khởi một pháp, gọi là “duyên khởi”; về mặt kết quả, một pháp là do nhiều điều kiện kết hợp sinh thành, gọi là “duyên sinh”. Như vậy, duyên khởi hay duyên sinh chỉ là hai cách nói khác nhau, còn ý nghĩa thì hoàn toàn như nhau. Từ giáo lí duyên khởi này mà Phật giáo đã kiến lập một nhân sinh quan và thế giới quan đặc thù, mà không có tôn giáo hay hệ phái triết học nào (trước và sau khi Phật ra đời) có được. Vì là giáo lí cơ bản của Phật giáo, cho nên các tông các phái Phật giáo, dù ở thời đại nào, địa phương nào, cũng đều lấy tư tưởng duyên khởi làm giáo nghĩa căn bản. Trước hết, ở Phật giáo Nguyên-thỉ, thuyết “thập nhị duyên khởi” (tức thập nhị nhân duyên) được thấy xuất hiện đầu tiên trong Kinh A Hàm; sau đó, Đại Chúng Bộ và Hóa Địa Bộ đã liệt pháp duyên khởi là một trong 9 pháp vô vi; kế tiếp, các Kinh Lăng Già, Thắng Man và Luận Đại Thừa Khởi Tín đưa ra thuyết “chân như (như lai tạng) duyên khởi”; các bộ Luận Duy Thức và Du Già Sư Địa thì xiển dương thuyết “a lại da duyên khởi”; tông Hoa Nghiêm thì chủ trương thuyết “pháp giới duyên khởi”; Mật Tông thì đề xướng thuyết “lục đại duyên khởi”. Bộ Luận Câu Xá đã đại diện cho các tông phái tiểu thừa, nhất là Hữu Bộ, xương minh thuyết “Nghiệp Cảm Duyên Khởi”.
Tất cả những quả báo khổ vui trong đời sống, không phải đã xuất hiện một cách ngẫu nhiên, cũng không phải do ai thưởng phạt, nhưng chính là do những nghiệp nhân thiện ác chiêu cảm mà đến, cho nên gọi là “nghiệp cảm”; nói vắn tắt, những nghiệp nhân thiện ác đã chiêu cảm những quả báo vui khổ, đó là định luật tất yếu của thế gian.
“Nghiệp” nghĩa là tạo tác, tức chỉ cho mọi hành vi, động tác, ý chí, nói chung là mọi hoạt động của thân và tâm. Về thể tánh của nghiệp, theo Luận Câu Xá, một cách tổng quát, có hai loại nghiệp: tư nghiệp (tức hoạt động tư lự, phân biệt của ý chí trong nội tâm) và tư dĩ nghiệp (tức những hành động nơi thân và nói năng nơi miệng). Như vậy, tư dĩ nghiệp có thể đem phân tích thành hai loại là thân nghiệp và ngữ nghiệp; rốt cuộc, từ sự phân tích này mà nghiệp có ba loại là ý nghiệp (tức tư nghiệp), thân nghiệp và ngữ nghiệp (tức tư dĩ nghiệp) – như mọi người thông thường đều biết. Nhưng nếu đi sâu hơn, vẫn theo sự phân tích của Luận Câu Xá, thì thân nghiệp có thể chia thành hai nghiệp: đó là thân biểu nghiệp và thân vô biểu nghiệp; ngữ nghiệp cũng gồm hai nghiệp: đó là ngữ biểu nghiệp và ngữ vô biểu nghiệp. Thân biểu nghiệp là những hành động phát ra rõ rệt nơi thân mà ai cũng trông thấy được; thân vô biểu nghiệp là cái năng lực vô hình (không thể trông thấy được) tiềm ẩn bên trong thân, tồn tại liên tục, ứng theo qui luật nhân quả mà thúc đẩy thân hành động hay không hành động. Ngữ biểu nghiệp và ngữ vô biểu nghiệp cũng tương tự như vậy. Như vậy, từ căn bản là 2 nghiệp (tư nghiệp và tư dĩ nghiệp), phân tích ra thành có 5 nghiệp: ý nghiệp, thân biểu nghiệp, thân vô biểu nghiệp, ngữ biểu nghiệp, và ngữ vô biểu nghiệp; trong đó, ý nghiệp là động cơ căn bản của mọi nghiệp. Ý nghiệp lấy tâm sở tư (suy nghĩ, tính toán, quyết định) làm thể, phát khởi ra hành động và ngôn ngữ gọi là thân biểu nghiệp và ngữ biểu nghiệp. Thân biểu nghiệp lấy hình sắc làm thể, từ đó dẫn khởi ra một năng lực vô hình gọi là thân vô biểu nghiệp; còn ngữ biểu nghiệp thì lấy âm thanh làm thể, từ đó cũng dẫn khởi ra một năng lực vô hình gọi là ngữ vô biểu nghiệp. Hai loại vô biểu nghiệp (thân và ngữ) này đều được phát sinh từ sắc pháp (tức lấy sắc pháp làm thể), nên cũng được gọi là “vô biểu sắc”.
Về tính chất, nghiệp có nghiệp thiện, nghiệp ác và nghiệp vô kí (không thiện không ác). Nghiệp thiện thì chiêu cảm quả báo an vui, nghiệp ác thì chiêu cảm quả báo đau khổ, nghiệp vô kí thì không có sức chiêu cảm quả báo; vì vậy trên thực tế, thiện và ác mới là nghiệp, còn vô kí thì không phải là nghiệp. Trong mối liên hệ nhân quả của nghiệp, nghiệp nhân có thể chiêu cảm nghiệp quả ngay trong cùng một đời; nhưng cũng có thể, nghiệp nhân tạo ra từ đời trước mà sang đời này mới chiêu cảm nghiệp quả, hoặc nghiệp nhân tạo ra ở đời này mà sang đời sau mới chiêu cảm nghiệp quả.
Như vậy, tất cả mọi hiện tượng cùng sự lưu chuyển sinh tử (quả báo) của các loài hữu tình trong thế gian, đều do nghiệp nhân của chúng sinh mà sinh khởi. Quả báo ấy của hữu tình chúng sinh gồm có hai loại: chánh báo và y báo. Chánh báo là chính tự thân của hữu tình, có xấu có đẹp, có thông minh có ngu dốt, có khỏe mạnh có bệnh hoạn, có lành lặn có khuyết tật, có sống lâu có chết yểu, v.v... vô vàn sai khác; y báo của hữu tình là hoàn cảnh, môi trường trong đó hữu tình sinh sống, trong đó có đất liền, biển cả, trời trăng, sông núi, cỏ cây hoa lá, v.v... cũng thiên sai vạn biệt. Tất cả những quả báo đó, có khổ có vui, muôn ngàn hình thái, đều do nghiệp lực của chúng sinh chiêu cảm. Với ý, thân và ngữ, chúng sinh đã ngày đêm liên tục tạo nghiệp, nào lành nào dữ, thì chắc chắn phải chiêu cảm quả báo tương ứng, hoặc ngay đời này, hoặc ở đời sau, hình thành vô vàn hiện tượng sai khác trong thế giới này; đó gọi là “nghiệp cảm duyên khởi”.
----------------------------- Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội -----------------------------
● P. Kamma; S. Karma. Hành động, việc làm. Hành động về thân gọi là thân nghiệp. Hành động về lời gọi là khẩu nghiệp hay ngữ nghiệp. Hành động về ý gọi là ý nghiệp. Nghiệp có lành có giữ. Cg, nghiệp thiện, nghiệp ác. Có mười nghiệp ác và mười nghiệp lành, thiện.
- Mười nghiệp ác: thân nghiệp ác có ba là sát sinh, trộm cắp, tà dâm.
- Ngữ nghiệp ác có bốn là nói dối, nói ác, nói chia rẽ, nói vô nghĩa.
- Ý nghiệp ác có ba là tham, sân, si.
- Mười nghiệp thiện: Thân nghiệp thiện có ba là [tr.461] không sát sinh mà còn phóng sinh; không trộm cắp mà còn bố thí; không tà dâm mà giữ phẩm hạnh trong sạch.
- Ngữ nghiệp thiện có bốn là không nói dối mà nói lời thật; không nói lời ác mà nói lời hiền dịu; không nói chia rẽ mà nói lời đoàn kết; không nói lời vô nghĩa mà nói lời có ích, có ý nghĩa.
- Ba nghiệp thiện về ý là không tham, không sân, không si. Hành động thiện hay ác là nhân, dẫn tới vui hay khổ gọi là nghiệp quả. Thuyết nghiệp là một chủ thuyết rất quan trọng trong đạo Phật. Chính người tạo ra nghiệp thiện hay ác, cũng chính là người phải chịu hậu quả của nghiệp. Vì vậy, mà trong Kinh có câu: “Người là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp...” (Trung Bộ Kinh III, 400). Phương ngôn Việt Nam có câu “gieo gió, gặp bão”. Đó chính là thuyết nghiệp của nhà Phật thấm sâu vào văn hóa dân gian Việt Nam. Gặp người mắc nạn, chúng ta thông cảm “tội nghiệp”. Tội nghiệp là tội của nghiệp, ý nói: không biết người đó trước tạo ra nghiệp ác như thế nào mà nay phải mắc nạn như vậy. Lý thuyết về nghiệp của đạo Phật rất quan trọng, nó phân biệt đạo Phật với nhiều đạo giáo khác. Đạo Phật chủ trương con người làm chủ hành động của mình và cũng chịu trách nhiệm về hậu quả hành động của mình. Hậu quả đó, không ai chịu thay cho mình được, vì vậy mọi sự cầu vái, van xin Phật Thánh đều vô ích. Vì vậy trong kinh Pháp Cú có câu kệ:
“Không trên trời dưới biển,
Không lánh vào động núi,
Không chỗ nào trên đời,
Trốn được quả các nghiệp.”
Sách Phật phân biệt có các loại nghiệp như sau:
- Cực trọng nghiệp: hành động cực ác như giết cha mẹ…
- Cận tử nghiệp: Hành động, nghiệp tạo ra khi gần chết, do đó ảnh hưởng rất lớn đến hướng tái sinh ở kiếp sau.
- Tập quán nghiệp: hành động, nghiệp làm thường xuyên, trở thành tập quán.
- Tích lũy nghiệp: hành động làm ngày này qua ngày khác tích lũy chất chứa mãi. Từ “nghiệp” được dùng nhiều trong văn học: “Nghiệp duyên cân lại nhắc đi còn nhiều.” (Truyện Kiều) “Số còn nặng nghiệp má đào.” (Truyện Kiều). Báo Hậu quả do nghiệp tạo ra.
“Tội trời kể đà quán doanh,
Sao cho nghiệp báo đền mình mới thôi.”
(Lê Ngô Cát, Phạm Đình Toái)
----------------------------- Danh Từ Thiền Học - HT Duy Lực -----------------------------
● 業. Tâm khởi niệm, thân làm theo, tất cả hành vi đã làm hoặc khởi niệm mà chưa làm đều gọi là nghiệp.

Nghiệp Báo
● 業報. Tạo thiện nghiệp được phước báo, tạo ác nghiệp bị khổ báo, gọi là nghiệp báo.

Nghiệp Chướng
● 業障. Bất cứ thiện nghiệp hoặc ác nghiệp đều là chướng ngại sự kiến tánh giải thoát, nên gọi là nghiệp chướng.

Nghiệp Nhân - Nghiệp Quả
● 業因業果. Hành vi do thân tâm sở khởi, sở tác, huân nhiễm nơi thức thứ tám thành chủng tử, tức là nghiệp nhân. Gặp duyên mà hiện hành, tức là nghiệp quả.
----------------------------- Từ Điển Việt - Pali - Sa Di Định Phúc -----------------------------
● Kamma (trung)
Hãy Bỏ Cái Rung Động Cá Nhân Của Bạn Đi     Danh Thiếp     Nghệ Thuật     An Sĩ Toàn Thư – Quyển Một – Hai Lần Sống Lại     Tầm Sư Học Đạo     An Sĩ Toàn Thư – Quyển Một – Phá Tổ Chim Bị Đốt Khô Chân     Thần Đông Nhạc Xin Thọ Giới     Báo Cáo Về Việc Ấn Tống Kinh Sách Tháng 08/2015     Nhậu Để “Mở Rộng Quan Hệ” – Một Sự Ngụy Biện     Vì sao chư thiên giáng lâm cõi này, lại chẳng trở về được?     




















































Pháp Ngữ
Phí của Trời mười đời chẳng có


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,923 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,182,975