---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Thập Tập Nhân
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 十習因 (Lăng Nghiêm Kinh)
Một, Dâm Tập Nhân. Tập là số lần tập luyện. Dâm Tập Nhân là hai bên trai gái giao tiếp trong việc dâm dục, cọ xác nhau không thôi, nên có ánh sáng lửa phát ra trong khi cử động. hai bên giao tiếp như thế, nên phải có giường sắt, trụ đồng và quả báo của bát Nhiệt Địa Ngục.
(Bát Nhiệt là Tưởng Ngục, Hắc Thằng Ngục, Đôi Áp Ngục, Khiếu Hoán Ngục, Thiêu Chích Ngục, Đại Thiêu Chích Ngục, Vô Gián Ngục, Đại Khiếu Oán Ngục).
Hai, Tham Tập Nhân. Tham Tập Nhân là tâm tham lam tích tụ, tính toán tới lui, rồi hấp dẫn lẫn nhau, không có lúc ngưng dừng, thì cảm đến nước, nhóm gió thành lạnh, nước đóng thành băng, nên có quả báo địa ngục hàn băng.
Ba, Mạn Tập Nhân. Mạn Tập Nhân là kiêu căng tích lũy lấn áp người khác, ỷ mình kiêu ngạo, buông lung, phóng túng không biết ngừng nghỉ, chất chứa đến ác độc, nên có quả báo tắm gội và phải uống sông máu, biển độc.
Bốn, Sân Tập Nhân. Sân Tập Nhân là giận dữ tích tụ xung đột lẫn nhau, sinh ra chống báng lẫn nhau, nên tâm nhiệt phát hỏa, nóng bức không ngừng, khi tức giận kết thành kiên cố. Đây là do nghiệp cảm báo, nên mới có quả báo cung hình, chặt chém thân thể, v. v…
Năm, Trá Tập Nhân. Trá Tập Nhân là gian dối dụ dỗ nhau, phát sinh tâm lừa dối, đưa đến không an trụ. Nghiệp này cảm thọ nên có quả báo gông cùm, roi vọt.
Sáu, Cuống Tập Nhân. Cuống Tập Nhân là lừa dối, khinh khi nhau, phát sinh ra sự vu khống không ngừng. Tâm của họ bay bổng, như gió thổi bụi mù, làm cho không còn thấy gì, nên có quả báo quăng ném, tung hứng, vùi dập, lênh đênh.
Bảy, Oan Tập Nhân. Oan Tập Nhân là oan uổng, nghi ngờ, sanh oán giận trong lòng. Như âm mưu đầu độc người, tâm ôm độc ác, cảm lấy nghiệp này nên có quả báo đánh đập, bắn giết…
Tám, Kiến Tập Nhân. Kiến Tập Nhân là trao đổi kiến thức cho nhau một cách rõ ràng về sự hiểu biết sai lầm và mỗi người giữ chặt lấy ý kiến của mình, phải, trái lẫn lộn. Việc làm của họ sanh ra chống đối nhiều hơn, nên có quả báo tra hỏi, dằn vặt.
Chín, Uổng Tập Nhân. Uổng Tập Nhân là ép uổng lẫn nhau, rồi sanh gièm pha, như nói xấu, chửi rủa người, ép buộc người lành. Nghiệp này phát hiện nên cảm Thọ Quả báo câu lưu, giam giữ, kiềm kẹp, bức bách thân thể, vắt kiệt máu huyết.
Mười, Tụng Tập Nhân. Tụng Tập Nhân là cãi cọ huyên náo, sự việc do giấu giếm, che đậy, như gương soi đuốc sáng làm sao che được, nên có quả báo sáng rở như cái hỏa châu trước kính sáng, hiển bày nghiệp trước để chiêm nghiệm.
Phật Và Bụt Đều Là Một Hay Khác     Đùa Với Sanh Tử     Cao Tăng Dị Truyện (Sau Nhị Tổ) – Pháp Sư Đàm Loan     Thịt Kho Trứng, Đậu Hũ, Nước Dừa     Phước Trí Nhị Nghiêm     Gõ Cửa Thiền – Ngôi Chùa Tĩnh Lặng     Cao Tăng Dị Truyện (Sau Nhị Tổ) – Phục Hưng Phật Giáo     Anh Chàng Tham Đất     Gỏi Cà Pháo Khô Bò     Tại sao giới luật Tiểu thừa khác với giới luật Đại thừa?     




















































Pháp Ngữ
Thiên đường có lối bạn chẳng đi,
Ðịa ngục không cửa dấn thân vào


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,502,847