---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Phát Tư Ba
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● (1239-1280): cũng gọi là Bát Tư Ba, dịch âm của Tạng ngữ “Chos-rgyal-hphags-pa”, là một vị lạt-ma Tây-tạng. Ngài là vị tổ thứ 5 của phái Sakyapa, một trong 4 phái Mật-tông thuộc Hồng-mạo phái ở Tây-tạng. Năm 15 tuổi ngài đã làm thầy truyền giới, đồng thời làm cố vấn cho vua Mông-cổ Hốt Tất Liệt. Năm 19 tuổi, ngài đã dùng quan điểm Phật giáo để phê phán sách Lão Tử Hóa Hồ Kinh và đả kích đạo sĩ Lão giáo. Năm 1260, Hốt Tất Liệt (bấy giờ đã thống trị hơn một nửa nước Trung-hoa) đem ngài sang kinh đô Kara-korum của Mông-cổ, tôn làm đế sư (quốc sư), thống lãnh Phật giáo toàn đế quốc (trong đó có phần lãnh thổ của Trung-quốc). Uy quyền của ngài thật là lẫm liệt, mỗi khi tới chốn cung đình, ngài được trên từ hoàng đế, xuống đến công khanh, bách quan, tất cả đều ra tận cửa điện để nghênh tiếp. Năm 1269, vâng mệnh vua, ngài đã lấy văn tự Tây-tạng làm cơ sở, sáng chế ra văn tự Mông-cổ để sử dụng riêng cho dân Mông-cổ, gọi là “Bát-tư-ba văn” (tức văn tự Mông-cổ). Bởi thế, ngài càng được vua trọng đãi, và được ban hiệu là Đại Bảo pháp vương; lại được ban cho ngọc ấn.
Năm 1276 (có thuyết nói 1274), vua Hốt Tất Liệt lại đưa ngài trở về Tây-tạng, ủy thác cho ngài trách nhiệm vừa làm vua cai trị Tây-tạng, vừa lãnh đạo Phật giáo Tây-tạng; đó là vị “vua sư” đầu tiên của vương quốc Tây-tạng. Ngài đã xúc tiến việc giao lưu văn hóa giữa Tây-tạng và Trung-quốc, đem các kĩ thuật về ấn loát, nghệ thuật và kịch nghệ của Trung-quốc truyền vào Tây-tạng, và đem các kĩ xảo về kiến trúc, điêu khắc và nghệ thuật của Tây-tạng hội nhập vào Trung-quốc. Năm 1280 ngài viên tịch, thế thọ 42 tuổi. Vua Hốt Tất Liệt rất mến tiếc, tặng cho ngài thụy hiệu “Đại Bảo Pháp Vương, Tây Thiên Phật Tử, Đại Nguyên Đế Sư”. Nhà vua còn cho dựng chùa Đế-sư ở các nơi và tạc tượng ngài để thờ.
Phân biệt y - Nhiễm tịnh y - Chủng Tử y. Chữ “y” nghĩa là nơi nương tựa, căn cứ, hoặc phương tiện giúp cho một sự việc nào đó sinh khởi. - Thức thứ sáu (ý thức) có khả năng phân biệt, phán đoán, là nơi y cứ để năm thức trước (nhãn, nhĩ, v.v...) phân biệt rõ ràng trần cảnh, nên được gọi là “phân biệt y”; - Thức thứ bảy (mạt-na thức) là nơi y cứ, từ đó mà các thức khác trở thành ô nhiễm hay thanh tịnh, nên được gọi là “nhiễm tịnh y”; - Thức thứ tám (a-lại-da thức) là nơi chứa giữ chủng tử của các thức khác và cả vạn pháp, để từ đó, các thức khác và vạn pháp được hiện hành, nên được gọi là “chủng tử y” – cũng gọi là “căn bản y”. Đây thuộc giáo nghĩa của tông Duy Thức.
“Ăn Chay Mà Lòng Không Chay”, Có Vẫn Hơn Không     Khi Chết Biến Hình Như Cá Chạch     Đậu Hũ Hải Sản Om Nồi Đất     Đền Ơn Không Có Lễ Vật     Đậu Phụ Kho Sả Cà Ri     An Cư     Tất cả Phật Tử đều nguyện về thế giới tây phương cực lạc không?     Nguyên Nhân Thất Bại Của Rất Nhiều Người: Hai Cái Cây, Bạn Sẽ Chặt Cây Nào?     Bồ Tát Quán Thế Âm Là Nam Giới     Hoa sen biểu thị cái gì trong Phật giáo ?     




















































Pháp Ngữ
Người có trí thu thập nhiều tội khổ
Kẻ không trí đời mang cho mớ khổ
Đời mộng mị làm cho đời khổ lụy
Đời là vậy, thế gian là như vậy


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,591,143