---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Thập Khoa
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 十科 (Tục Cao Tăng Truyện)
Một, Phiên Dịch. Phiên Dịch là tiếng Phạn đổi thành tiếng Hoa (phiên); dịch là ý nói biến đổi; nghĩa là dùng tiếng Hoa đổi tiếng Phạn, để cho giáo pháp của Phật lưu thông rộng rải trên đất Trung hoa; giống như Ngài Ma đằng khi mới tới nhà Hán thì dịch Kinh Tứ Thập Nhị Chương vậy.
Hai, Giải Nghĩa. Giải Nghĩa là giảng giải rõ ràng nghĩa lý sâu xa các pháp do Phật nói. Bởi nương vào giảng giải mà tu hành và tu tập đúng với lý, thì mới có thể mang chánh pháp và chứng được Bồ Đề, như đệ tử của Phật là Ca Chiên Diên giỏi giảng giải ý nghĩa của khế kinh vậy.
Ba, Tập Thiền. Thiền là tiếng Phạn gọi đủ là Thiền Na, tiếng Hoa là Tịnh lự. Vì con người từ vô thủy đến nay, chạy theo lầm lạc, mê mờ chân tánh nên khởi lên sai lầm và tạo ra các nghiệp, xoay vần chìm nổi trong khổ đau, sống chết. Nếu có khả năng dứt tâm lăng xăn, ngưng hết lo nghĩ, tu tập Thiền Định một ngày kia ánh sáng trí huệ phát sanh thì vọng chấm dứt, chân hiển bày và trở về với cội nguồn.
Bốn, Minh Luật. Minh Luật là hiểu rõ luật pháp của Phật chế ra, ngăn ngừa sai trái, lỗi lầm, rèn luyện ba nghiệp thân, miệng ý. Vì người tu hành phải am tường các tướng trì, phạm của giới luật, quyết chí giữ gìn và bảo vệ, không để sai phạm thì có thể bỏ ác làm lành, xa lìa đường dữ, sanh vào đường lành.
Năm, Cảm Thông. Cảm Thông là thần diệu không lường được, có cảm thì có ứng. Vì người tu hành đã chứng đạo quả, ở trong tánh đã sáng, không cảm thì không thông. Trí Luận nói: Thông có bốn nghĩa:
01) Thân có thể bay được;
02) Dời vật ở xa lại gần;
03) Biến mất ở đây hiện ra ở nơi kia;
04) Trong một niệm đã đến nơi, giống như Vạn hồi ở đời Đường và Thiền Sư Nguyên Khuê đó vậy.
(Anh của Vạn hồi đi lính biên phòng ở Tây an, lâu ngày không có tin tức, mẹ ở nhà lo, Hồi sáng ra đi chiều về đến nhà, cầm thư của anh báo cho biết là bình an, vô sự. Đi và về hàng ngàn dặm, nên gọi là Vạn hồi. Khi Thiền Sư Nguyên Khuê ở Tung sơn hay, truyền ngũ giới cho sơn thần, vì cảm ân đức sơn thần dùng thần lực di chuyển cây cối ở núi phía bắc đem chồng ở núi phía đông để làm bức bình phong nơi ở của thiền sư mà tạ ân).
Sáu, Di Thân. Di Thân là trọng pháp mà quên thân mình, phát tâm dũng mãnh, ra sức siêng năng, chỉ cần phật đạo, nên bỏ thân mạng coi như không có. Giống như kiếp trước Thế Tôn bỏ thân cầu nửa bài kệ, tổ Thần quang chặt tay cầu Đạt ma ấn tâm.
(Kinh Niết Bàn nói: Ngày xưa, khi Phật còn làm một Bà La Môn tu Hành Trong núi Tuyết. Thích đề Hoàn nhân biến ra thành La Sát và nói rằng Phật ở thời quá khứ có nói bài kệ rằng: Chư hành vô thường; thị sanh diệt pháp. Bà La Môn nghe hai câu kệ ấy, tâm rất vui mừng và nói với La Sát rằng: Ngươi nói bài kệ ấy còn thiếu, xin nói đầy đủ cho. La Sát trả lời: Tôi đói quá không thể nói nổi, nếu được ăn thịt và uống máu nóng của ông thì tôi mới có thể nói hết bài kệ được. Bà La Môn đồng ý với đề nghị của La Sát. La Sát liền nói nữa bài kệ còn lại, như sau: Sanh diệt diệt dĩ; Tịch diệt vi lạc. Người Bà La Môn nghe xong bài kệ, ghi chép lên thân cây và đá tảng xong, leo lên cây cao nhảy xuống tự vẫn để Bố Thí thân xác của mình cho La Sát, đúng như đã hứa. Truyền Đăng Lục nói rằng: Thầy Đạt ma khi ở chùa Thiếu thất, Thần quang đêm ngày cầu pháp của thầy. Thầy nói: Đạo nhiệm mầu của chư Phật nhiều kiếp siêng năng, há trí nông cạn tâm xem thường mà muốn được chân thừa sao? Quang liền lấy dao chặt đứt cánh tay dâng lên trước mặt thầy. Thầy hứa và đổi tên Thần quang thành Huệ khả. Khả nói: Tâm con chưa an, xin thầy an cho con. Thầy nói: Đem tâm đến đây ta an cho ngươi. Khả nói: Con tìm tâm không ra. Thầy nói: Ta đã an tâm cho ngươi rồi.
Bảy, Độc Tụng. Xem chữ gọi là đọc. Không xem chữ mà đọc gọi là tụng. Vì một Tạng Giáo lý vĩ đại, Phật tổ đã nói hết lời, nếu có người đọc, tụng, thọ trì có thể tội diệt phước sanh, hoặc nhờ ngôn ngữ mà ngộ nhập được ý chỉ và đất tâm được mở mang, sáng tỏ, trí huệ được hiển bày.
Tám, Hộ Pháp. Hộ Pháp là giáo pháp đức Phật nói ra phải được con người truyền bá và bảo vệ, nên Như Lai ở trên hội Linh sơn phó thác cho các quốc vương, đại thần hộ trì Phật Pháp. Còn những người xuất gia theo Phật càng nỗ lực, siêng năng trở thành con thuyền độ thế, vượt qua biển trầm luân để hộ trì Phật Pháp có mặt trên cuộc đời thật lâu.
Chín, Hưng Phước. Hưng là tạo ra phước lợi, tu tập không phải chỉ có một đời. Như Lai nhiều kiếp tu khổ hạnh, tu cả phước và huệ, xưng là bậc đầy đủ cả hai. Mười khoa này, từ thứ tám trở về trước, phần nhiều đề cập đến tu huệ. Đến thứ chín thì đề cập tu phước; nên người tu hành, nên tu tập tám ruộng phước, cho đến viết kinh, tạo tượng. Hễ cái gì có lợi cho mọi người thì không sợ gian lao cực khổ, cố gắng thực hành cho bằng được. Phước đức từ đó mà phát khởi lên.
(tám ruộng phước là làm đường, đào giếng, xây dựng cầu cống, sửa sang chỗ lưu thông nguy hiểm, hiếu dưỡng cha mẹ, cung kính Tam Bảo, giúp đỡ người bệnh, giúp đỡ người nghèo nàn, thiết lập hội vô già: Bố Thí cả pháp và tiền của).
Mười, Tạp Khoa. Vì chín khoa trước, mỗi khoa đề cập một vấn đề. Đến khoa này thì tu tập luân cả chín khoa trước, dựa vào kinh thư của thế gian, nắm vững ngôn ngữ, lễ nhạc, văn chương, chế độ, điển cố tất cả đều thông suốt.
Hòa Thượng Thích Chí Tịnh (1913-1972)     Đậu Hũ Xào Lá Lốt     Hiện Tại     4 Lời Khuyên Của Vị Thiền Sư Cô Đọng Được Cả Một Đời Người     BÀI TÁN THÁN CHU AN SĨ THỨ TƯ     Bùi Chương     Lìa tứ cú là có ý niệm lìa phải không?     Súp Odika Kiểu Gabon, Hạt Xoài Hoang     Đừng Thay Đổi Bản Chất Của Bạn Đơn Giản Bởi Vì Có Ai Đó Đang Cố Làm Tổn Thương Bạn     Súp cà rốt     




















































Pháp Ngữ
Chớ gần gũi người yêu,
Trọn đời xa kẻ ghét.
Yêu không gặp là khổ,
Oán phải gặp cũng đau


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,621,814