CHÍN LOÀI CÓ THỂ VÃNG SANH

Chín loài là bao gồm tất cả các loài sinh ra theo một trong bốn cách: sinh ra từ bào thai, sinh ra từ trứng, sinh ra từ chỗ ẩm thấp và sinh ra bằng cách hóa sinh, cùng với các loài thuộc cảnh giới hữu sắc, vô sắc, hữu tưởng, vô tưởngphi hữu tưởng phi vô tưởng. Nói đến chín loài như vậy tức là gồm hết cả kẻ giàu người nghèo trong nhân gian, cả cõi âm và cõi dương, cùng khắp cả trên trời dưới đất, không loại trừ bất cứ cảnh giới nào.

Trong chín loài ấy, khổ sở nhất là những chúng sinh trong ba đường ác: địa ngục, ngạ qu, súc sinh, mà vui thú khoái lạc nhất là hai mươi tám cõi trời trong cả cõi Dục, cõi Sắccõi Vô sắc.

Bởi chưa thoát ra khỏi vòng sinh tử nên phải luân hồi mãi trong sáu đường. Các cảnh giới khổ cố nhiên đã là khổ, mà những cảnh giới vui thú, khoái lạc cũng vẫn là khổ. Ví như sinh làm chư thiên cõi trời Trường Thọ, hiện tại được hưởng những khoái lạc vô cùng, nhưng rồi phước báu cõi trời cũng có lúc hưởng hết, vẫn phải đọa sinh vào ba đường ác, làm sao có thể sánh bằng cõi Cực Lạc vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi, mãi mãi lìa xa sáu nẻo?

Tôi thường mỗi khi thắp hương nơi các miếu thờ Văn Xương, Quan Đế, Đông Nhạc, sau khi lễ bái đều phát lời nguyện rằng: “Nguyện chư thần đều tôn trọng kính tin theo Tam bảo, phát tâm Bồ-đề, vãng sinh Tây phương Cực Lạc, hành đạo Bồ Tát.”

Lại mỗi khi thắp hương lễ bái Đẩu Mẫu Tôn Thiên hay Hạo Thiên Thượng Đế, tuy hết sức sợ sệt nhưng khi lễ lạy xong cũng khấn rằng: “Nguyện tất cả các vị đều niệm Phật vãng sinh, hành đạo Bồ Tát, rộng độ tất cả chúng sinh.”

Vì sao vậy? Vì người có trí tuệ quán sát khắp cõi thế gian, thấy rằng việc cao quý sáng suốt nhất không gì bằng niệm Phật; việc mang lại phước đức nhiều nhất, không gì bằng niệm Phật. Niệm Phật được vãng sinh thì dù gom hết thảy phúc đức thế gian lại cũng không thể so sánh nổi.

Đẩu Mẫu Tôn Thiên, chính là vị mà trong kinh Phật gọi là Bồ Tát Ma-lợi-chi-thiên. Hạo Thiên Thượng Đế, chính là vị trong kinh Phật gọi là Thiên vương cõi trời Đao-lợi. Đức Thế Tôn mỗi khi thuyết pháp, vị Thiên vương này đều đến lễ bái cung kính, đứng hầu hai bên Phật. Vì thế, ngày nay nghe được lời nguyện thầm của tôi ắt phải lấy làm hoan hỷ, hoàn toàn không thể do đó mà bắt tội.

Chúng ta hôm nay may mắn gặp được pháp môn niệm Phật này, nếu như không chịu suy xét kỹ để khởi tâm dũng mãnh tinh tấn tu tập, hồi hướng về quả vị Bồ-đề, chẳng phải sẽ rơi vào trường hợp mà đức Thế Tôn gọi là hết sức đáng thương xót đó sao?