Nguyên Nhân Của Khổ

Giáo lý Tứ đế có nói rằng nguyên nhân của KhổÁi; theo giáo lý Thập nhị nhân duyên thì nguyên nhân của Khổ12 nhân duyên, gồm: Vô minh, Hành, Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu, Sinh, Lão tử. Ta nên hiểu thế nào về sự khác biệt này?

Đ. V, đường Lý Thái Tổ, quận 10, T/P Hồ Chí Minh

Theo giáo lý Duyên khởi, một sự vật, hiện tượng không bao giờ là kết quả của một nguyên nhân độc nhất mà phải do vô số nguyên nhân (nhân và duyên) hợp lại. Tuy vậy, tùy theo hoàn cảnh, quan điểm và mục đích nhận thức, người ta chọn một hay một số yếu tố cụ thể, gần gũi nhất để xem là nguyên nhân của một sự việc, hiện tượng.

Tứ đếThập nhị nhân duyên là hai giáo lý quan trọng hàng đầu của Phật giáo, được trình bày rất nhiều trong kinh điển Nguyên thủyĐại thừa. Trước hết, ta hãy đọc lại đoạn sau đây trong phẩm Phật-đà của Tương Ưng Bộ Kinh: “Do Vô minh, Hành sinh; do Hành, Thức sinh; do Thức, Danh sắc sinh; do Danh sắc, Lục nhập sinh; do Lục nhập, Xúc sinh; do Xúc, Thọ sinh; do Thọ, Ái sinh; do Ái, Thủ sinh; do Thủ, Hữu sinh; do Hữu, Sinh sinh; do Sinh, Lão tử sinh. Như thế, toàn bộ sầu, bi, khổ, ưu, não sinh”. Một cách khái quát: Sự si muội từ vô thỉ tạo ra những hành động có ý thức, tức là nghiệp; do nghiệp nên thức tâm được hình thành; do thức tâm nên tâm lý, vật lý của con người được tạo nên; do tâm lý, vật lý của con người nên sáu quan năng (mắt, tai, mũi, luỡi, thân, ý) được sinh ra; sáu quan năng này tạo ra sự tiếp xúc; sự tiếp xúc tạo ra những cảm thọ; những cảm thọ tạo ra tham ái; do tham ái mà có chấp thủ; do chấp thủ nên thế giới được hình thành; từ thế giới mà có sự sinh ra đời; từ sự sinh ra đời nên có sự già chết; tất cả đều là khổ. Cả 12 chi phần trên là nguyên nhân, là sự vận hành của khổ và chính là khổ. Mỗi chi phần cũng được hiểu như thế. Một trong 12 chi phần bị diệt thì toàn bộ 12 chi phần đều diệt, tức Khổ diệt. Từ đó suy ra Vô Minh cũng chính là Hành, là Thức… là Ái,…, là Lão tử; và Ái tức Tập đế của Tứ đế cũng chính là Ái của Thập nhị nhân duyên, là toàn bộ 12 Nhân duyên.

Như vậy không có sự khác biệt, mâu thuẫn gì giữa Tập đế (Ái) và Thập nhị nhân duyên cả.

Tưởng cũng nên nói thêm: Đức Phật từng xác định Áinguyên nhân của Khổ nhưng cũng trong rất nhiều kinh Ngài xác nhận Khổ là do vô minh, do Hành (Ngũ ấm), sinh, lão, bệnh, tử… nhưng tại sao trong bài giảng Tứ đế trong lần chuyển pháp luân đầu tiên cho nhóm Năm Tỳ-kheo Kiều-trần-như, Ngài dạy Áinguyên nhân của Khổ? Vì trong bao nhiêu nguyên nhân của Khổ hay cụ thể12 nhân duyên, thật khó diệt Vô minhVô minh có từ vô thỉ; cũng vậy, Hành, ThứcLão tử đều là những thứ mà đã mang thân người trong đời sống này thì khó có thể dứt đi được. Nhưng riêng Ái thì chúng ta có thể tu tập để hạn chế nó một cách cụ thể và hiệu quả hơn nhiều.

Lại nữa, vì không thể xác định cụ thể số luợng các nguyên nhân và kết quả của các sự vật, hiện tượng cho nên trong Tương Ưng Bộ Kinh, có khi Đức Phật triển khai rằng do Bốn loại đồ ăn mà có Sinh, rằng do duyên Ái mà sinh ra Bốn loại đồ ăn (phẩm Phật-đà), rằng do Thức mà có Danh sắc, do Danh sắc mà có Thức, rằng do Ái mà có Sinh (Đại phẩm thứ bảy)… Trong Kinh Đại duyên của Trường Bộ, Đức Phật cũng xác nhận rằng do duyên Thức mà có Danh sắc, do duyên Danh sắc mà có Thức; rằng Duyên khởi gồm chín chi phần, khởi đầu là Thức, khôngVô minh, Hành, và Lục nhập, lại bảo rằng do Danh sắc mà có Xúc (thay vì Lục nhập), đồng thời kể Sầu bi khổ ưu não là một chi phần, cộng chung là 10 chi phần chứ không phải 12. Đó là chưa kể sau chi phần Ái, nhiều chi phần khác được triển khai như Cầu tìm, Lợi, Quyết định, Tham dục, Đam trước, Thủ, Hà tiện, Thủ hộ, và nhiều ác pháp khác.

Những trưng dẫn vừa nêu là nhằm xác định rằng có vô số nguyên nhân gây khổ, tạo nên con người và thế giới của con người, trong đó Ái hay Vô minh, Hành… Lão tử vốn là một và là chủ yếu nhất.

http://tapchivanhoaphatgiao.com