Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa ( Phần 1 ) –

Người trí không ngộ đạo,
Ngộ đạo tức kẻ ngu.
Khách nằm thẳng duỗi chân,
Nào biết ngụy và chơn.
(Trí nhân vô ngộ đạo,
Ngộ đạo tức ngu nhân.
Thân cước cao ngọa khách,
Hề thức ngụy kiêm chân.)

Thiền Sư TỊNH KHÔNG (? – 1170) – Bản dịch HT Thanh Từ

(BÌNH: Khi bạn thấy tánh không trong vạn pháp, bạn biết đạo không thể diễn bằng lời, và học nhântừ thế giới đau khổ này phải nhảy vào cảnh giới giải thóat. Làm sao bạn có thể mô tả cho một người mù về màu sắc? Y hệt như sau khi bật đèn, bạn thấy vạn pháp đều mới tinh khôi, và bạn không bận tâm về chân với vọng nữa. Chân và vọng là chuyện của thế giới cũ, không thuộc vào thế giới bất khả mô tảtrứơc mắt bạn bây giờ. Làm sao bạn có thể nói về việc bật lên ngọn đèn? Chỉ một cái búng tay? Đó là lý do vì sao một vài thiền sư nói Đạo phải là con đường không lối đi. Bởi vì vạn pháp, kể cả Đạo, trong tự tánh là rỗng rang, nên Thiền sư Tịnh Không nói, “Người trí không ngộ đạo.” Dù vậy, bạn phải cẩn trọng. Sau khi thấy tánh không của vạn pháp, bạn vẫn phải thiền tập ráo riết – các thói quencũ cần thời gian để nhạt đi, và mắt bạn cần thờI gian đề nhìn cảnh giới mới rõ ràng hơn.

Thêm nữa, thiền là cái nhìn quán chiếu vào cái hiện tiền hiển lộ. Đừng chờ bất cứ chứng ngộ gì. Trong thiền định, không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý; cũng trong thiền, khôngtương lai nào để chờ đợi, không có quá khứ nào để trân quý. Hãy thỏai mái, và hãy tỉnh thức. Bạn không cần phải bật lên thứ gì cả, vì ánh sáng quán chiếu đã bật lâu rồi.)

Nguồn:thuvienhoasen.org