Phương pháp tham Tổ sư thiền có phải gạt bỏ sự tham gia của ý thức?

Hỏi:
 Căn bản ý thức là khái niệm được hay mất, khái niệm cái này hoặc cái kia; thông thường một người nhìn cảnh bên ngoài chưa có ý thức xen vào, nhưng do thói quen ý thức đưa vào. Vậy phương pháp tham Tổ sư thiền có phải gạt bỏ sự tham gia của ý thức để nhìn sự vật giống như chưa có ý thức xen vào phải không?

Đáp:
 Đó cũng đúng phân nửa, cuộc sống hàng ngày đều dùng ý thức, gọi là nhất niệm vô minh, từ niệm này qua niệm khác. Ý thức ngày đêm hoạt động không ngừng, ban đêm hoạt động biến hiện nhắm mắt chiêm bao, ban ngày hoạt động biến hiện mở mắt chiêm bao, đều do ý thức biến hiện, kinh gọi là do tâm tạo. 

Ban đêm một mình ý thức biến hiện, gọi là độc đầu ý thức biến hiện, cũng là tâm tạo. Ban ngày hai thức cùng biến hiện cũng là tâm tạo. Tâm tạo không thật nên gọi là chiêm bao, nhưng con người chỉ chấp nhận nhắm mắt chiêm bao, không chấp nhận mở mắt chiêm bao

Tâm có tám thức không phải tám người là chỉ có một người. Tại sao người ta nhìn nhận nhắm mắt chiêm bao là chiêm bao? Vì nhắm mắt chiêm bao ngủ đã tự thức dậy thấy thế giới và thân chiêm bao đều mất, chỉ còn cái thân nằm trên giường tự mình chứng tỏ (Duy thức gọi là tự chứng phần) là chiêm bao.
 Mở mắt chiêm bao không bao giờ tự thức tỉnh, phải tu mới thức tỉnh. Tham thiền đến kiến tánh là trong mở mắt chiêm bao thức tỉnh. Mình đang chiêm bao dù Phật nói có lý  cũng không tin, như Phật nói trong Tâm Kinhkhông có già chết”; ai cũng già chết mà nói không có già chết, làm sao ai tin được! Nhưng khi thức tỉnh mới biết không có già chết. Vô thỉ vô sanh làm sao có già chết! Gọi là ngộ pháp vô sanh, nhưng chưa ngộ là đang chiêm bao phải chịu già chết.

Người ta nói biết chiêm bao đừng làm việc chiêm bao. Tôi nói “không được”, bây giờ ở nhà chiêm bao, mặc áo chiêm bao, ăn cơm chiêm bao, không làm việc chiêm bao làm sao được! Tất cả đều phải theo chiêm bao mà làm, chứ không thể tránh.

Ông nói đương niệm là đã nổi niệm rồi, Lục Tổ nói “vô niệm niệm là chánh, hữu niệm niệm là tà; tà chánh đều quét sạch, thanh tịnh đến cùng tột”. Mặc dù, chánh cũng còn phải quét, huống là chấp cái niệm đó, cái niệm đó là tà. 
 Như công án núi sông: ban đầu đem ý mình cho núi sông là thật, tu được lúc biết núi sông là giả, sau tiến thêm một bước không đem ý mình vô là không có núi sông thật hay giả thì núi sông vẫn là núi sông. Những tương đối trong ý niệm mình không nổi lên nữa, cho nên núi sông vẫn là núi sông. Nếu không biết thì thấy câu thứ ba giống như câu thứ nhất, nhưng rất khác xa. Đó là nghĩa ba câu của kinh Kim Cang.

Nghĩa ba câu nhà Phậtvô sở trụ, vô trụ là thể và dụng của tâm; như Ngũ Tổ giảng “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, Lục Tổ nghe ngộ triệt để. Thí dụ cái tay là tâm của mọi người hoạt bát vạn năng, lấy mặt kiến, cái tách, trái cam… đều được.

Nếu trụ mặt kiến thì hoạt bát vạn năng của tay bị mất, nên lấy cái tách, trái cam…đều không được. Tay buông mặt kiến thì khôi phục hoạt bát vạn năng của tay, nên lấy cái gì cũng được. Mặt kiến này là pháp có, nếu trụ pháp không, tức tay tự làm nắm tay là trong tay không có gì; nhưng đã có trụ thì cái dụng cũng bị mất, nên lấy thứ gì cũng không được. Vậy cái không này cũng phải quét, mới khôi phục cái dụng của tay. 

Kinh Kim Cang nói “ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm”, tức là không trụ có và không, bất cứ cáikhông trụ, cho đến Phật và Bồ tát cũng không trụ thì được sanh cái dụng của tâm; mà dụng của tâm luôn luôn không gián đoạn, vì khắp không gian thời gian. Dụng của tâm gọi là Bát nhã tự động, khỏi cần tác ý dùng; không phải như ông nói phải có cái ý vô trong hiện thực, nếu vậy có sở trụ.