Thế nào là chấp có và chấp không?

Hỏi:
 Thế nào là chấp có và chấp không?

Đáp:
 Phật nói chấp có là bệnh nhẹ dễ trị, chấp không là bệnh nặng khó trị. Vì chấp có thì dùng cái không phá được, chấp không mà dùng cái có để phá lại khó hơn, cái có là người ta biết không đúng. Bổn lai diện mục không phải không có cái gì, nhưng không dính mắc cái gì, gọi là vô sở trụ. Lục Tổ nghe Ngũ Tổ giảng kinh Kim Cang “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” liền ngộ triệt để.
 Người ta khó chấp nhận, vì không có cái gì để cho nắm bắt; có người nói theo lời Phật dạy, nhưng nghịch lời Phật, vì phải chìu sự ham muốn của chúng sanh, phải có cái gì để cho người ta nắm bắt. Tùy duyên đó khác, tùy duyên có cái bất biến; nếu tùy duyên mà biến thì không được, bổn lai là bất biến; tùy duyên là ứng phó hàng ngày, chứ không phải duyên lôi kéo.
 Tùy duyên bất biến là không có chấp, vì có bất biến không bị duyên lôi kéo. Trong kinh Đại Niết Bàn nói chỉ có thế thế lưu bố tưởng, không có trước tưởng: như người thế gian gọi con ngựa, bực thánh cũng gọi con ngựa. Lời nói của bực thánh giống như lời nói người thế gian là để cho người thế gian biết. Con ngựa không phải thật, nhưng người thế gian chấp con ngựa là thật. 
 Tùy duyên của bực thánhkhông chấp trước, chỉ có thế lưu bố tưởng, không có trước tưởng. Người thế gian ở nơi thế lưu bố tưởng sanh ra trước tưởng, chỉ khác chỗ này thôi. Bực thánh tùy theo danh từ của người thế gian mà gọi, khác nhau tâm chấp và tâm không chấp. Không có chấp không phải khôngtâm, tức không khởi niệm cho đó thật, cho đó giả, sống một cách thoải mái tự tại, không bị một cái nào dính mắc.

Có một quan triều đình là người kiến tánh, sống như người thường, mỗi ngày vẫn ăn cơm bình thường, bồng cháu đi chơi. Nhưng trong tâm vị quan ấy tự do tự tại khác hơn người thường, gần lâm chung, từ giả mọi người, rồi ngồi ngay mà tịch (chết).