---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Ngũ Tâm
----------------------------- Phật Học Danh Số - Như Thọ - Nguyên Liên -----------------------------
● Ngũ tâm là năm thứ lớp tâm. Theo Duy thức tông khi căn duyên với trần, tuần tự diễn biến thành năm lớp tâm là :
1. Suất nhĩ tâm : Là bất chợt nảy sinh tâm. Đây là tâm niệm trước nhất. Thoạt nhiên rơi vào trần cảnh.
2. Tâm cầu tâm : Là tâm niệm tìm cầu, lúc sơ tâm đã rơi vào cảnh trần, kế đó lại khơi lên niệm suy nghĩ, tìm cầu xem đó là cảnh gì.
3.Quyết định tâm : Là tâm quyết đoán, ấn định, khi tâm hai tìm cầu xem là cảnh gì thì tâm ba này tiếp tục quyết đoán ấn định cảnh đó.
4. Nhiễm tịnh tâm : Nhiễm có nghĩa là nhuộm dơ, tức là tánh bất thiện và hữu phú vô ký” Tịnh” có nghĩa là trong sạch, tức là tánh thiện và vô phú vô ký. Đây là khi tâm ba quyết định cảnh sở duyên đã xong tâm tư nay mới được trở thành tánh nhiễm hay tánh tịnh. 5. Đẳng lưu tâm : Đẳng có nghĩa là đồng hoặc như. Lưu là trôi chảy. Đẳng lưu là trôi chảy với tánh cách một loại. Do tâm tư đã thành nhiễm hoặc tịnh, tâm năm mới dẫn tánh nhiễm hay tịnh này đồng loại lưu chuyển. Lại nên biết khi nói tâm, trong ấy đã hàm nhiếp tâm sở, vì nghĩa tương ứng vì lấy phần dữ là thắng để dồn phần phụ thuộc vậy.
----------------------------- Pháp Số Căn Bản - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Năm Giai Đoạn Tâm Biết Vật. Khi Tâm Thức tiếp xúc và nhận biết đối tượng, phải trải qua năm giai đoạn theo thuận tự như sau:
1. Suất nhĩ, nghĩa là đột nhiên hiện khởi. Ví dụ, khi Nhãn Thức tiếp xúc với cảnh vật, thì sự khởi động của tâm ở cái sát na đầu tiên là sự phát khởi mặc ý một cách đột nhiên, chưa có niệm phân biệt tốt xấu nào; Tâm Thức ở giai đoạn đó được gọi là “suất nhĩ tâm”.
2. Tầm cầu, nghĩa là muốn biết rõ đối tượng. Sau giai đoạn đột nhiên phát khởi, Tâm Thức muốn tìm kiếm, suy xét để biết đối tượng là vật gì. Tâm thức ở giai đoạn này đã sinh khởi cái biết phân biệt, và được gọi là “tầm cầu tâm”.
3. Quyết định, nghĩa là thẩm định tốt xấu. Sau khi đã có cái thấy phân biệt về đối tượng, đây là giai đoạn mà Tâm Thức thẩm định đối tượng ấy là tốt hay xấu, được gọi là “quyết định tâm”.
4. Nhiễm tịnh, nghĩa là thích hay không thích. Sau khi đã thẩm định đối tượng là tốt hay xấu, đây là giai đoạn Tâm Thức tỏ rõ tình cảm yêu ghét đối với đối tượng, được gọi là “nhiễm tịnh tâm”.
5. Đẳng lưu, nghĩa là giữ mãi tình cảm yêu ghét. Đã có tình cảm yêu ghét phân biệt đối với đối tượng tốt xấu, Tâm Thức sẽ tiếp tục giữ mãi mối tình cảm phân biệt ấy: đã yêu thích đối tượng tốt thì cứ tiếp tục giữ niệm yêu thích ấy đối với đối tượng tốt ấy; đã ghét bỏ đối tượng xấu thì cứ tiếp tục giữ niệm ghét bỏ đối với đối tượng xấu ấy; được gọi là “đẳng lưu tâm”.
Trong năm giai đoạn của tâm biết vật trên đây, chỉ có giai đoạn đầu là kéo dài trong một niệm, còn cả bốn giai đoạn sau thì kéo dài hơn một niệm.
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 五心 (Tông Cảnh Lục)
Một, Suất Nhĩ Tâm. Suất nhĩ dống như thốt nhiên (thình lình). Một niệm trong tâm của người, vừa mới tiếp xúc với cảnh, bổng nổi lên một cách tự nhiên, chưa phân biệt tốt, xấu. Đó gọi là tâm suất nhĩ (tâm ban đầu vừa tiếp xúc với cảnh)
Hai, Tầm Cầu Tâm. Một niệm trong tâm của người đã tiếp xúc với cảnh một cách rõ ràng, thì liền tìm cầu, nên sanh ra phân biệt. Đó gọi là tâm tìm cầu.
Ba, Quyết Định Tâm. Một niệm trong tâm của người, đã duyên với cảnh và đã phân biệt, thì biết chọn lựa tốt xấu đưa đến quyết định không sai. Đó gọi là tâm quyết định.
Bốn, Nhiễm Tịnh Tâm. một niệm trong tâm của người, đối với các pháp đã biết tường tận là tốt là xấu, thì nhiễm và tịnh tự nhiên có phân chia rõ ràng. Đó gọi là nhiễm, tịnh tâm.
Năm, Đẳng Lưu Tâm. Đẳng là bình đẳng. Lưu là cùng loại một niệm trong tâm của người đối với các pháp tốt, xấu, nhiễm, tịnh đã phân chia rạch ròi, thì từng loại tâm ấy liên tục không dứt. Đối với pháp lành thì kế tục tư tưởng lành vận hành, đối với pháp xấu thì kế tục tư tưởng xấu vận hành, niệm niệm liên tục, trước sao sau vậy. Đó gọi là đẳng lưu tâm.
Nai Mẹ Thương Con Đứt Ruột     Ý nghĩa của “kết duyên” và “liễu duyên”     Có phải Tam Ma Địa là đại định không?     Tha Thứ     Gõ Cửa Thiền – Kiệt Tác     Gõ Cửa Thiền – Thiền Đũa Bếp     Xin hỏi người ta có linh hồn không?     Theo các Tôn giáo thìTheo các Tôn giáo thì trong người mình có cấm địa phải không? trong người mình có cấm địa phải không?     Trương Địch và Vương Long Thư Vãng Sanh     Công Ơn Cha Mẹ     



Tu sĩ: HT.Trí Tịnh
Thể loại: Bắc Tông






[-] Dấu mục nghe pháp âm     [x] Tắt mục nghe pháp âm

















Pháp Ngữ
Sống trong cái chết bao lần khóc
Ngẫm lại cơn mê thấy trận cười.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,981 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,336 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Haitrieuam
Lượt truy cập 39,190,506