---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Chung Sơn
----------------------------- Từ Điển Thiền Tông Hán Việt - Hân Mẫn - Thông Thiền -----------------------------
● 鐘 山. Nằm ngoài cửa Trung Sơn, thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Núi nằm theo hướng đông tây dài khoảng 7km, ngang hướng nam bắc rộng chừng 3km, chu vi 30km. Chỉnh thể có hình vòng cung hướng về phía nam. Xa trông giống như con rồng uốn lượn quanh co cho nên Gia Cát Lượng có thuyết “Chung Sơn long bàn” (rồng cuộn Chung Sơn). Tôn Quyền thời Tam Quốc vì tránh tên húy tổ phụ Tôn Chung, mượn cớ Mạt Lăng Úy Tưởng Tử Văn tử nạn nơi đây mà đổi tên là “Tưởng Sơn”. Núi này cao hơn những ngọn núi khác ở Nam Kinh. Có ba ngọn bày ra như giá bút. Ngọn thứ nhất là Bắc Cao Phong cách mặt biển 448m, ngọn thứ hai là Tiểu Mao Sơn, cách mặt biển 350m, phía tây là ngọn thứ ba Thiên Bảo Sơn, cách mặt biển 250m. Vào thời Lục Triều, Chung Sơn là thánh địa Phật giáo, phân bố xung quanh có hơn 70 ngôi chùa am lớn nhỏ, có thể gọi là chùa chiền thành rừng, Thích tử thành hàng, âm thanh chuông khánh như tơ không đứt. Đời Tống Thiền Sư nổi tiếng Mật Am Hàm Kiệt từng trụ trì Thái Bình Hưng Quốc Thiền Tự ở Tưởng Sơn, pháp ngữ dạy chúng của ngài được ghi trong Mật Am Hòa Thượng Ngữ Lục. Tháng 9 niên hiệu Hồng Vũ thứ 1 (1368) đời Minh, vua bảo mười vị cao tăng mở Đại pháp hội tại Tưởng Sơn Thiền Tự để siêu độ thần dân tướng sĩ đã tử vong trong chiến tranh. Thiền Sư nổi tiếng Sở Thạch Phạm Kỳ thăng đường thuyết pháp nơi pháp hội, quan trong triều tâu bày pháp ngữ này lên vua, Thái Tổ rất vui. Về sau vì xây lăng Minh Hiếu cho nên tất cả tự miếu đều di dời sang sườn núi đông nam, hợp làm một chùa, đổi tên là “Linh Nham Tự”. Sau khi Tôn Trung Sơn đem về an táng nơi đây, Chung Sơn bèn trở thành khu nghĩa trang để cho người chiêm ngưỡng và du lãm.
Càng Ít Nói Hơn, Càng Thông Minh Hơn     Hòa Thượng Thích Tố Liên (1903-1977)     Đông Gia Hay Tây Gia?     Bảy Bước Thăng Trầm     Triết Lý Chợ Cá Hay Hiện Pháp An Lạc Trú Ở Phương Tây     Nên Đi Chùa     Niệm Phật A Di Đà     Giả Tế Thần Cây Phải Sinh Làm Dê     Làm Thế Nào Cỏ Cây Giác Ngộ?     Hòa Thượng Thích Tôn Thắng (1879-1976)     


Hình tu sĩ:
Thông tin:

Chưa có




















Pháp Ngữ
Phú quý đa nhân hội
Bần cùng thân thích ly


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,984 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,336 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Haitrieuam
Lượt truy cập 39,690,037