---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Thọ
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Vedaniya (S), ● Ayus (S), Life time, Vedanā (S), Feeling (S, P), Vedaniya (S).
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Là chi thứ bảy trong “mười hai nhân duyên”, là cảm giác gây nên do sự tiếp xúc giữa các giác quan (căn) và đối tượng (trần cảnh).
● Là nhận lãnh, cảm thọ, là tên của một tâm sở (trong 51 tâm sở), cũng là tên một uẩn (trong 5 uẩn). Khi có sự tiếp xúc hòa hợp giữa căn (giác quan), cảnh (đối tượng) và thức (chủ thể nhận thức), thì sinh ra cảm thọ. Những đối tượng khi tiếp xúc có thể là thuận, nghịch hay không thuận không nghịch; do đó, cảm thọ cũng có thể là vui, khổ, hay không vui không khổ. Cho nên, THỌ là những ảnh hưởng của ngoại giới vào sinh lí, tâm tình, hay tư tưởng, mà sinh ra các cảm giác như đau, ngứa, vui, buồn, lo, mừng, ưa, ghét, v.v... Do những hoàn cảnh có lợi (thuận), hại (nghịch), hay không lợi không hại mà phát sinh những cảm thọ vui, buồn, v.v... tương ứng; từ đó dẫn đến những ý niệm xa lánh điều hại, tìm cầu điều lợi, v.v...; cả một chuỗi dài ái dục liền lạc phát sinh từ “thọ”. Có nhiều cách phân loại về cảm thọ, ở đây xin nêu ra ba cách thường gặp:
a) Hai loại cảm thọ (nhị thọ): - cảm thọ của thân (thân thọ): những cảm thọ của năm thức trước (nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân) thuộc về nhục thể, cho nên gọi là “thân thọ”; - cảm thọ của tâm (tâm thọ): cảm thọ của ý thức thuộc về tinh thần, cho nên gọi là “tâm thọ”.
b) Ba loại cảm thọ (tam thọ): - cảm thọ khó chịu (khổ thọ): những cảm thọ khó chịu, buồn phiền, đau khổ sinh ra khi tiếp xúc với những hoàn cảnh ngang trái, bất lợi, xấu xa, ác độc; - cảm thọ dễ chịu (lạc thọ): những cảm thọ dễ chịu, vui thích, sung sướng sinh ra khi tiếp xúc với những hoàn cảnh thuận lợi, hợp ý, thích thú; - cảm thọ trung tính (xả thọ): những cảm thọ trung hòa, không dễ chịu cũng không khó chịu, không đau khổ cũng không vui sướng, hoặc không có cảm giác gì cả.
c) Năm loại cảm thọ (ngũ thọ): - cảm thọ khổ đau (khổ thọ): những cảm giác khó chịu của năm thức trước; - cảm thọ lo lắng (ưu thọ): những lo lắng bồn chồn của ý thức; - cảm thọ sung sướng (lạc thọ): những cảm giác vui sướng của năm thức trước; - cảm thọ mừng vui (hỉ thọ): sự mừng vui của ý thức; - cảm thọ trung tính (xả thọ): những cảm thọ không vui không khổ của thân và tâm.
Ngoài ra, cũng có thuyết chủ trương gom lại, chỉ còn một loại cảm thọ (nhất thọ) mà thôi. Thuyết này cho rằng, tuy thọ có lạc thọ, nhưng khi niềm vui đã tàn thì lại rơi vào đau khổ, cho nên thuộc về “hoại khổ”; tuy có xả thọ, nhưng xét kĩ thì đó chẳng qua là một phương diện của khổ đau (vì niệm niệm liên tục trôi chảy, không có giây phút nào đứng yên), gọi là “hành khổ”; còn khổ thọ thì dĩ nhiên là khổ, được gọi là “khổ khổ”. Tất cả đều là khổ, cho nên chỉ có một loại thọ là khổ thọ mà thôi.
Văn hóa Thần truyền: Không màng quyền lợi và danh tiếng, việc đã thành công liền rút lui     Vì sao Thầy trở nên tu sĩ?     Ông Vương Cắn Lưỡi Chết Vì Sát Hại Chim Sẻ     Hòa Thượng Thích Từ Huệ (1910-1997)     Nếu không có thiện tâm của Thống soái Eisenhower, lịch sử thế giới đã phải viết lại     BỐN MÙA CUỘC ĐỜI     An Sĩ Toàn Thư – Quyển Hai – Khuyên Người Ăn Chay ( P.4 )     Cá Hồi Chay Và Tương Ớt Mã Lai     Bị Nhiễm HIV Thì Không Được Xuất Gia, Thọ Giới     Nấm Rơm Xào Dầu Hào     


Hình tu sĩ:
Thông tin:

Chưa có




















Pháp Ngữ
Cái xe vua chúa thường đi
Trang hoàng lộng lẫy còn gì quý hơn
Rồi ra hư cũ, nát tan
Khác chi so với tấm thân con người
Dù cho chăm sóc tuyệt vời
Cũng già cũng yếu cuối đời tránh sao,
Chỉ trừ giáo pháp tối cao
Của người thánh thiện không bao giờ tàn
Luôn luôn sáng tỏ rỡ ràng
Người lành truyền tụng, vô vàn quý thay.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 139,097 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,339 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất DieuVu
Lượt truy cập 43,070,505