---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Trí Khải
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Chigi (J), Tcheu-K'ai (C).
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● (538-597): là vị tổ sáng lập tông Thiên Thai Trung-quốc. (Có thuyết nói Tuệ Văn là Sơ-tổ của tông Thiên Thai, Tuệ Tư là Nhị-tổ, và Trí Khải là Tam-tổ). Ngài sống vào đời Tùy (581-618), họ Trần, tự Đức An, người huyện Hoa-dung, phủ Kinh-châu (nay là vùng đất phía Tây Nam của huyện Tiềm-giang, tỉnh Hồ-nam). Từ 7 tuổi đã ham thích chốn già lam, chư tăng truyền miệng cho phẩm “Phổ Môn”, chỉ nghe một lần là thuộc lòng, và cứ thế trì tụng. Năm 18 tuổi, ngài xuất gia tại chùa Quả-nguyện. Không bao lâu, ngài theo ngài Tuệ Khoáng học Luật tạng, lại thông hiểu các kinh phương đẳng. Sau ngài vào núi Thái-hiền, chuyên trì tụng các kinh Pháp Hoa, Vô Lượng Nghĩa và Phổ Hiền Quán; chỉ trong vòng 20 ngày thì thông suốt nghĩa lí các kinh. Năm 560, ngài đến núi Đại-tô ở Quảng-châu, tham yết ngài Tuệ Tư. Tuệ Tư vì ngài mà mở đạo tràng Phổ Hiền, thuyết giảng “bốn hạnh an lạc” (xem kinh Pháp Hoa, phẩm “An Lạc Hạnh”). Ngài bèn trụ luôn tại đó tu học. Một hôm, trong thời kinh Pháp Hoa, lúc tụng đến phẩm “Dược Vương” thì ngài hoát nhiên đại ngộ. Từ đó ngài được thay ngài Tuệ Tư đăng tòa giảng thuyết; rồi lại được phái đi Kim-lăng để hoằng truyền thiền pháp. Tại chùa Ngõa-quang, ngài bắt đầu nghiên cứu chuyên đề về kinh Pháp Hoa, vạch rõ yếu nghĩa, tông chỉ của kinh một cách mới mẻ, cùng xét đoán, giải thích, phân loại kinh giáo nói chung, dựng lập cơ sở giáo quán cho tông Thiên Thai. Năm 575, ngài vào núi Thiên-thai (tỉnh Triết-giang) lập chùa Tu-thiền; năm 591 lại dựng chùa Ngọc-tuyền ở Đương-dương (tỉnh Hồ-bắc). Ngài viên tịch năm 597, thọ 60 tuổi. Sinh thời, ngài đã tạo dựng 36 ngôi chùa, độ tăng nhiều vô kể, trong đó có 32 vị đệ tử ưu tú, mà nổi bật nhất là các sư Quán Đảnh, Trí Việt, Trí Tảo, v.v... Tư tưởng của ngài được hình thành từ tinh thần kinh Pháp Hoa, cùng với giáo nghĩa của Bồ-tát Long Thọ. Ngài đã đem toàn bộ kinh điển Phật giáo phân làm năm loại; đem phương pháp giáo hóa cùng nội dung tư tưởng của Phật chia làm bốn loại. Cách “phán giáo” đó đã được mọi người coi là mẫu mực. Y cứ vào thiền quán để lập ra pháp môn tu “chỉ quán”, là một sáng tạo độc đáo của ngài. Trước thuật của ngài thật là phong phú, nhưng đa phần là do vị đệ tử hàng đầu của ngài là Quán Đảnh ghi chép lời giảng của ngài, rồi nhuận sắc, viết lại thành sách, có đến vài mươi bộ, như: Pháp Hoa Sớ, Tịnh Danh Sớ, Ma Ha Chỉ Quán, Duy Ma Kinh Sớ, Tứ Giáo Nghĩa, Kim Cang Bát Nhã Kinh Sớ, Thiền Môn Yếu Lộ, Quán Tâm Luận, v.v... Trong các trước thuật của ngài nhằm xây dựng nền móng cho tông Thiên Thai, thì Pháp Hoa Kinh Huyền Nghĩa, Pháp Hoa Kinh Văn Cú và Ma Ha Chỉ Quán, được người đời xưng là “Thiên Thai tam đại bộ”; và Quán Âm Huyền Nghĩa, Quán Âm Nghĩa Sớ, Kim Quang Minh Kinh Huyền Nghĩa, Kim Quang Minh Kinh Văn Cú, Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ, được xưng là “Thiên Thai ngũ tiểu bộ”. Đặc điểm của tư tưởng ngài là vận dụng cùng lúc cả hai phương tiện GIÁO (kinh sách chữ nghĩa) và QUÁN (tư duy quán chiếu); chú trọng cả hai mặt GIẢI (am tường kinh luận) và HÀNH (áp dụng trong đời sống hằng ngày) trong việc tu học. Học thuyết của ngài đã có ảnh hưởng rất lớn trong nền Phật giáo Trung-quốc.
----------------------------- Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội -----------------------------
● Tên một vị cao tăng người Trung Hoa sáng lập ra tông Thiên Thai (531-597). Sư tu ở núi Thiên Thai và đắc đạo cũng ở đấy, cho nên người ta đặt tên Thiên Thai cho tông phái do sư sáng lập. Bộ Kinh cơ bản của tông này là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Ý chủ chốt là tất cả chúng sinh đều có Phật tính và đều sẽ thành Phật. Do đó, Tông Thiên Thai cũng được gọi là Tông Pháp Hoa. Một danh hiệu khác của sư là Thiên Thai Trí Giả.
Phật giáo khác các tôn giáo khác ở điểm nào?     Tam Tai & Cúng Giải Hạn Tam Tai?     Trong Phật Giáo Bắc Tông, Tu Sĩ Và Phật Tử Được Đặt Tên Theo Những Nguyên Tắc Nào?     Cao Tăng Dị Truyện – Tổ thứ 6 Tôn Giả Di Giá Ca (Miccaka)     PHẢI TIN SÂU LÝ NHÂN QUẢ     Đức Khiêm Tốn Là Vốn Quý Của Đời Người     Pháp niệm Phật có cho phép vào chùa không ?     Huyền Thoại     Bạn Chọn Hình Thức Tự Do Nào?     Xin Được Giải Thích Khái Quát Về Giới Luật Phật Giáo     


Hình tu sĩ:
Thông tin:

Chưa có




















Pháp Ngữ
Người ngu, dầu trọn đời,
Thân cận người có trí,
Không biết được Chánh pháp,
Như muỗng với vị canh.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 139,069 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,337 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất phongzacc
Lượt truy cập 40,571,318