---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Bách Pháp
----------------------------- Pháp Số Căn Bản - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● 100 Pháp. Chữ “pháp” ở đây có nghĩa là mọi sự vật trong vũ trụ, cụ thể hay trừu tượng, bất cứ cái gì có thể cho ta một khái niệm về nó thì gọi là “pháp”. Theo tông Câu Xá – thuộc truyền thống Tiểu Thừa – thì mọi sự vật trong vũ trụ được bao gồm trong 75 pháp. Nhưng tông Pháp Tướng thuộc truyền thống Đại Thừa thì chia ra có 100 pháp, gồm trong 5 loại như sau:
I. Sắc Pháp (là các hiện tượng vật chất), gồm có 11 pháp:
1. nhãn: mắt
2. nhĩ: tai
3. tị: mũi
4. thiệt: lưỡi
5. thân: thân thể
6. sắc: hình tướng và màu sắc (dài, ngắn, vuông, tròn, lớn, nhỏ, cao, thấp, ngay, xẹo, cong, sáng, tối, bóng, khói, mù, xanh, vàng, đỏ, trắng v. v... )
7. thanh: âm thanh (tiếng nói, tiếng kêu, tiếng động, tiếng vang, tiếng vừa ý, tiếng không vừa ý v. v... )
8. hương: các thứ mùi (thơm, hôi, không thơm không hôi, mùi tự nhiên, mùi chế tạo v. v... )
9. vị: các thứ vị nếm (cay, đắng, chua, ngọt, mặn, lạt, bùi, béo, chát v. v... )
10. xúc: sự chạm xúc (đất, nước, gió, lửa, nhẹ, nặng, trơn, nhám, lạnh, nóng, ấm, cứng, mềm, no, đói, khát, đã khát, mạnh, yếu, dính, bịnh, già v. v... )
11. pháp: các ý tượng (tức bóng dáng của năm trần – sắc, thanh, hương, vị, xúc – ở trên còn lưu lại trong Ý Thức)
(Tông Câu Xá chia “Sắc Pháp” có 11 pháp, gồm 5 giác quan, 5 đối tượng của giác quan, và 1 “vô biểu sắc”. )
II. TÂM PHÁP (các hiện tượng tâm lí ở phương diện nhận thức, danh từ Duy Thức Học còn gọi là Tâm Vương), gồm có 8 pháp – tức là 8 Thức:
12. Nhãn Thức: mắt thấy biết có cảnh vật
13. Nhĩ Thức: tai nghe biết có âm thanh
14. Tị Thức: mũi ngửi biết có mùi hương
15. Thiệt Thức: lưỡi nếm biết có vị
16. Thân Thức: thân đụng chạm biết có cảm xúc
17. Ý Thức: ý biết có các ý tượng và ảnh tượng
18. Mạt Na Thức: khả năng suy lường, chấp ngã
19. A Lại Da Thức: khả năng chứa đựng, giữ gìn hạt giống và phát hiện ra vạn pháp
(Tông Câu Xá cho rằng, “tâm pháp” chỉ có 1 – tức là Tâm Thức, nhưng đương nhiên là nó hoạt động qua 5 ngả đường tương ứng với 5 giác quan. )
III. Tâm Sở Pháp (các hiện tượng tâm lí ở phương diện thuộc tính của Tâm Vương – hay 8 thức), có 51 pháp – tức là 51 Tâm Sở, gồm trong 6 nhóm:
A. Biến Hành:
“Biến hành” là hoạt động cùng khắp, là những hiện tượng tâm lí “tương ưng” (tức là liên hiệp được, hay hiện diện hoạt động) với tất cả 8 thức, bất cứ lúc nào có thức hoạt động thì những Tâm Sở này cùng xuất hiện; có 5 Tâm Sở:
20. xúc: sự tiếp xúc giữa các căn và các trần cảnh
21. tác ý: sự chú ý, sự kích thích để phát sinh nhận thức
22. thọ: cảm thọ khó chịu, dễ chịu, hay không khó chịu cũng không dễ chịu, do cảm giác cung cấp
23. tưởng: tri giác, là sự nhận biết đối tượng (một người, một vật, một sự việc... )
24. tư: sự quyết định, từ đó phát sinh ra các hiện tượng tâm lí khác, cùng các hành động của miệng lưỡi (khẩu) và thân thể (thân), tức là tạo nghiệp
B. Biệt Cảnh:
“Biệt cảnh” là không hoạt động cùng khắp, là những Tâm Sở chỉ liên hiệp hoạt động với “sáu thức trước” mà thôi; có 5 Tâm Sở:
25. dục: ham muốn, mong cầu
26. thắng giải: hiểu biết rõ ràng, không nghi ngờ
27. niệm: nhớ, kí ức
28. định: tác dụng làm cho thức và các Tâm Sở khác tập trung vào một đối tượng, không tán loạn
29. tuệ: biết sự vật một cách sáng tỏ, nhưng không chắc là biết đúng – khác với “tuệ giác” là trí tuệ giác ngộ. Bởi vậy có thể nói, Tâm Sở “tuệ” này chính là thuộc tính đặc biệt của Thức Mạt Na, vì thức này luôn luôn thấy rõ rằng “có Ta và những gì Thuộc về ta”; cái thấy đó tuy là sáng tỏ nhưng là cái thấy sai lầm.
(Tông Câu Xá gồm chung hai nhóm trên lại thành một nhóm gọi là “Những Tâm Sở có nhiệm vụ tổng quát” – biến đại địa pháp).
C. Thiện:
“Thiện” là các đức tính tốt; có 11 Tâm Sở:
30. tín: tin tưởng
31. tàm: tự biết xấu hổ với lầm lỗi của mình
32. quí: biết tự thẹn khi thấy mình không trong sạch, không cao thượng như người
33. vô tham: gặp thuận cảnh không sinh lòng tham trước
34. vô sân: gặp nghịch cảnh không sinh lòng oán giận
35. vô si: sáng suốt, thấy biết đúng với sự thật
36. cần: siêng năng tu tập Thiện Nghiệp
37. khinh an: thư thái, nhẹ nhàng
38. bất phóng dật: không buông lung theo dục vọng
39. hành xả: tâm niệm bình đẳng, không vướng mắc, không chấp trước, không so đo phân biệt
40. bất hại: không có ý làm thương hại người khác
(Tông Câu Xá liệt kê các Tâm Sở “Thiện” này chỉ gồm có 10 Tâm Sở – không có “vô sân”. )
D. Phiền Não:
Đây là các “phiền não gốc rễ”, khó diệt trừ; có 6 Tâm Sở:
41. tham: thấy gì vừa ý thì tham, muốn chiếm đoạt
42. sân: gặp điều không vừa ý thì oán giận
43. si: vô minh, không sáng suốt
44. mạn: kiêu mạn, tự cao
45. nghi: ngờ vực, do dự
46. Ác Kiến: thấy biết sai lạc – tức là “Năm Cái Thấy Sai Lạc”, như đã trình bày ở trước.
(Tông Câu Xá gọi nhóm này là “đại phiền não”, và ngoại trừ “si” – tức “vô minh”, 5 Tâm Sở kia hoàn toàn khác biệt, gồm có: trạo cử, hôn trầm, bất tín, giải đãi, và phóng dật. )
E. Tùy Phiền Não:
Đây là các thứ “phiền não phụ thuộc” của các phiền não gốc rễ ở trên, dễ diệt trừ hơn, gồm có 20 Tâm Sở; lại chia làm 3 nhóm nhỏ:
a) Xấu nhẹ (tiểu tùy), có 10 Tâm Sở:
47. phẫn: nóng giận, bực tức, cộc cằn
48. hận: oán hờn
49. phú: che dấu tội lỗi
50. não: buồn phiền, bứt rứt, ẩn ức không yên
51. tật: ganh ghét
52. xan: bỏn sẻn, keo kiệt
53. cuống: dối gạt
54. siểm: nịnh hót, gièm siểm
55. hại: có ý làm thương hại người
56. kiêu: khoe khoang, tự kiêu, tự phụ
b) Xấu vừa (trung tùy), có 2 Tâm Sở:
57. vô tàm: làm lỗi mà không biết tự xấu hổ
58. vô quí: tài đức không bằng người mà không biết tự thẹn
c) Xấu nặng (đại tùy), có 8 Tâm Sở:
59. trạo cử: chao động không yên
60. hôn trầm: mê muội, dật dờ, trì trệ
61. bất tín: đa nghi, không tin tưởng
62: giải đãi: biếng nhác, bê trễ
63. phóng dật: buông lung, buông trôi
64. Thất Niệm: lãng quên, không có Chánh Niệm
65. tán loạn: xao xuyến, rối loạn
66. bất chánh tri: hiểu lầm, biết không chính xác
(Tông Câu Xá liệt kê các “tùy phiền não” có 12 Tâm Sở, gồm trong 2 nhóm: - “đại Bất Thiện”, có 2 Tâm Sở: vô tàm và vô quí; - và “tiểu phiền não”, có 10 Tâm Sở: phẫn, hận, phú, não, tật, xan, cuống, siểm, hại, và kiêu. )
G. Bất Định:
“Bất định” là những Tâm Sở không thuộc về Thiện cũng không thuộc về Bất Thiện, hoặc giả, chúng có thể là Thiện mà cũng có thể là Bất Thiện; có 4 Tâm Sở:
67. hối: hối hận về sự việc đã làm
68. miên: ngủ
69. tầm: suy tư, tìm hiểu phần dễ thấy của sự lí
70. từ: suy tư, nghiên cứu, phân tích để hiểu rõ phần sâu sắc của sự lí
(Tông Câu Xá liệt kê nhóm “bất định” này, ngoài 4 Tâm Sở trên đây còn có thêm 4 Tâm Sở nữa: tham, sân, mạn, nghi; tất cả là 8 Tâm Sở. – Như vậy, so với 51 Tâm Sở của tông Pháp Tướng thì tông Câu Xá chỉ liệt kê có 46 Tâm Sở. )
IV. Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp: những hiện tượng không thuộc (nhưng có liên hệ với) tâm, Tâm Sở, hay Sắc Pháp ở trên; có 24 pháp:
71. đắc: cái tính cách từ đó các pháp có được hình sắc và tính chất của mình – ví dụ: nước có thể lỏng, không màu sắc, trong suốt, ướt, lưu nhuận v. v... ; đó cũng là cái năng lực làm cho một người có (đạt) được một vật – ví dụ: tôi có (được) quyển sách, Tổ Điều Ngự Giác Hoàng đạt (được) quả vị giác ngộ v. v...
72. mạng căn: tính cách từ đó sinh mạng được duy trì
73. chúng đồng phận: tính cách từ đó chúng sinh trong mỗi loài có cùng chung một quả báo đồng nhất
74. dị sinh tánh: cái năng lực làm cho có bản tính phàm phu, đầy Tà Kiến, khác với thánh nhân
75. vô tưởng định: sự tu tập vô tâm định để đạt được quả Vô-tưởng
76. diệt tận định: sự tu tập rốt ráo, vượt cả vô tâm định, không còn cả thọ và tưởng, chứng đắc quả A La Hán
77. vô tưởng quả: tính cách làm cho chúng sinh ở cõi trời Vô-tưởng, cả tâm lẫn Tâm Sở đều tiêu mất
78. danh thân: các tên gọi để chỉ cho sự vật
79. cú thân: những lời nói để diễn tả sự vật
80. văn thân: văn tự dùng để ghi chép những gì thuộc về “danh thân” và “cú thân” ở trên
81. sinh: tính cách từ đó các pháp được sinh thành
82. trụ: tính cách từ đó các pháp được tồn tại
83. lão (dị): tính cách từ đó các pháp bị biến đổi, suy hoại
84. vô thường (diệt): tính cách từ đó các pháp bị tiêu mất
85. lưu chuyển: tính cách làm cho mọi loài cứ phải quanh quẩn trong vòng Luân Hồi
86. thứ đệ: tính cách làm cho mọi sự vật có thứ lớp, có trật tự
87. định dị: tính cách làm cho mọi sự vật dù khác biệt nhau nhưng luật nhân quả tác động trên mỗi sự vật vẫn phân minh, không lộn xộn, không hồ đồ
88. phương: phương hướng
89. thời: thời gian
90. tương ưng: tính cách làm cho các sự vật ăn khớp, tương ứng nhau, liên hiệp hoạt động với nhau
91. thế tốc: tính cách làm cho vạn pháp sinh diệt tương tục từng sát na, di chuyển theo vận tốc
92. số: tính cách làm cho sự vật có thể hay không thể đếm được
93. hòa hiệp tánh: tính cách làm cho sự vật hòa hợp được với nhau
94. bất hòa hiệp tánh: tính cách làm cho sự vật không hòa hợp được với nhau
(Tông Câu Xá liệt kê nhóm “Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp” này gồm có 14 pháp – không có 11 pháp: dị sinh tánh, lưu chuyển, thứ đệ, định dị, phương, thời, tương ưng, thế tốc, số, hòa hiệp tính, bất hòa hiệp tính; nhưng thêm 1 pháp: phi đắc, cái năng lực làm cho một vật không còn thuộc sở hữu chủ của nó nữa).
V. Vô Vi Pháp: những hiện tượng không bị lệ thuộc vào nhân duyên; có 6 pháp:
95. trạch diệt vô vi: cảnh giới Niết Bàn đạt được do sự dùng trí tuệ tiêu diệt tận cùng mọi phiền não
96. phi trạch diệt vô vi: thể tính tịch diệt vốn đã hiển nhiên – không phải do sức trí tuệ tận diệt phiền não mà có
97. hư không vô vi: tính cách không làm chướng ngại cho bất cứ pháp nào và cũng không bị bất cứ pháp nào làm cho chướng ngại, gần giống như tính chất của hư không – nói là “gần giống” vì hư không vẫn không phải là vô vi; hư không còn có thể được trông thấy; tuy nó không làm chướng ngại cho mọi vật nhưng lại bị mọi vật làm cho chướng ngại, như sức thấy của mắt, sức nghe của tai v. v... đều có giới hạn, hơn nữa, hư không thường bị lồng vào các khuôn khổ khác nhau như rộng, hẹp, vuông, tròn v. v...
98. bất động vô vi: thể tính của Niết Bàn là như như, tĩnh lặng
99. tưởng thọ diệt vô vi: trạng thái của sự tận diệt mọi tư tưởng và cảm thọ – cũng tức là Niết Bàn
100. Chân Như vô vi: bản thân của vạn pháp
(Tông Câu Xá liệt kê chỉ có 3 pháp vô vi – không có 3 pháp vô vi bất động, tưởng thọ diệt, và Chân Như. )
Trong 5 loại của 100 pháp trên đây, 4 loại đầu (sắc, tâm, Tâm Sở, tâm bất tương ưng hành) thuộc về pháp hữu vi, và loại sau cùng thuộc về pháp vô vi. “Hữu vi” là có tạo tác, có điều kiện sinh khởi, có các tướng trạng sinh (sinh thành), trụ (tồn tại), dị (tiêu mòn), diệt (hủy diệt), và tất cả đều có thể khái niệm được. “Vô vi”, hay chân lí, Niết Bàn, pháp tính, pháp giới, đều là những tên gọi khác nhau của cùng một thể tính. Đúng ra thì vô vi không thể được gọi là “pháp” vì nó không thể đạt được bằng khái niệm, không thể dùng ý lự, ngôn từ để phân biệt, gọi tên, nhưng vì trí óc chúng ta không thể nào đạt tới thế giới vô niệm, cho nên bắt buộc phải khái niệm hóa vô vi, là sự giả lập gọi tên, là cánh cửa để đưa hành giả đi vào thế giới vô niệm. Theo sự giả lập đặt tên đó, 5 pháp vô vi đầu đề cập đến tướng trạng của pháp tính, còn pháp vô vi chót, Chân Như, đề cập đến tự thể của pháp tính; hay nói cách khác, 5 pháp vô vi đầu, cả thể tính và tên gọi, đều chỉ vì phương tiện mà giả lập nên, thực ra, cuối cùng chỉ có “Chân Như vô vi” là thể tính của vạn pháp mà thôi; nhưng ngay cả cái danh xưng “Chân Như” cũng chỉ là giả lập mà có.
(So với 100 pháp của tông Pháp Tướng thì tông Câu Xá liệt kê chỉ có 75 pháp mà thôi. )

Bách Bát Phiền Não
● 108 Phiền Não. Theo sự giải thích của tông Thiên Thai, khi 6 căn tiếp xúc với 6 trần, mỗi căn đều có 3 cảm thọ (khổ, vui và không khổ không vui); vậy, 6 căn có tất cả là 18 cảm thọ, đó là 18 loại phiền não. Lại nữa, vì mỗi căn có 3 loại cảm thọ cho nên sẽ sinh ra 3 tình cảm ghét, thương và không ghét không thương; cộng 6 căn có tất cả là 18 loại tình cảm, đó cũng là 18 loại phiền não. Cộng 18 loại phiền não ở trên với 18 loại phiền não này, thì có cả thảy là 36 loại phiền não; phối hợp với cả 3 đời (quá khứ, hiện tại và vị lai), có tất cả là 108 phiền não.
Không muốn nói nhiều, nhưng như vậy kết duyên rất ít đối với chúng sanh, xin hỏi như vậy có phải là không từ bi ?     An Sĩ Toàn Thư – Quyển Hai – Khuyên Những Người Ăn Thịt Trâu, Thịt Chó ( P.1 )     Gõ Cửa Thiền – Chinh Phục Bóng Ma     GẤU CẮN, BẮN TIÊN     LÀM VIỆC ÁC – LƯU Ở BÊN MÌNH; LÀM VIỆC THIỆN – TRỞ VỀ BÊN MÌNH     Sao nói “thường, lạc, ngã, tịnh” là điên đảo của Nhị thừa?     Không Dính Bụi     A-Tu-La Là Loài Gì?     Ðại Sư Tăng Huyễn, Ðại sư Khải Phương, Ðại sư Viên Quả Vãng Sanh     Mãnh Lực Lời Nguyện     


Trang chủ   >>  Giảng Kinh   >>  Hoa Nghiêm



1 2 » »»
















Pháp Ngữ
Chín cõi chúng sanh rời pháp nầy, trên khó nỗi viên thành Quả Giác.
Mười phương chư Phật bỏ pháp môn này, dưới không thể độ khắp quần mê


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,649,450