---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán Lục Môn
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 妄盡還源觀六門 (Hoa Nghiêm Hoàn Nguyên Quán)
Phương pháp quán này, là của quốc sư Hiền Thủ, đời Đường, dùng ý nghĩa Kinh Hoa Nghiêm, cao rộng, phong phú, sâu xa. Ai đã xem đến rồi, há không nghiên cưu đến nguồn gốc của nó; ai đã tìm được rồi, ít kẻ nào không đến tận cùng giới hạn của nó. Do đó quốc sư thâu tóm ý nghĩa uyên thâm, bao quát nguồn cội để đưa ra sáu phương pháp này, giúp người sau có pháp quán tu tập, dứt trừ hư vọng, trở lại nguồn chân.
Một, Hiển Nhất Thể. Nhất thể tức là thể sáng suốt của tự tánh thanh tịnh. Vì thể tánh này, từ xưa đến nay, sáng suốt, vắng lặng; ở trong phiền não mà không dơ, ở Niết Bàn mà chẳng tịnh; ở thánh không tăng, ở phàm không giảm; phiền não che khuất thì ẩn, trí tuệ tột cùng thì hiện; nên gọi là Hiển Nhất Thể.
Hai, Khởi Nhị Dụng. Hai tác dụng là nương vào thể thanh tịnh ở trên, có hai tác dụng: một là hải ấn sum la thường trụ dụng: vào Chánh Định hải ấn, soi chiếu tánh chân như, vọng hết, thì tâm trong, muôn đức cùng hiện ra; giống như biển lớn, gió ngừng thổi, thì nước trong veo, muôn hình vạn tượng đều soi sáng vào đó, thường còn, bất động; hai là Pháp Giới viên minh tự tại dụng: vào Chánh Định Hoa Nghiêm, soi sáng thể của Pháp Giới, muôn đức đầy đủ, muôn hạnh đều trang nghiêm, ánh sáng soi thấu, viên dung không ngại.
Ba, Thị Tam Biến. Tam biến là dựa vào hai tác dụng trên, mỗi tác dụng đều bao trùm khắp Pháp Giới. một là một trần bao trùm khắp Pháp Giới: trần không có tự tánh, chân tánh bị quấy động động mà thành có. Chân tánh đã không ranh giới, thì trần cũng theo đó; nên trong mỗi trần đều thấy cả Pháp Giới trong ấy. hai là một trần sanh ra khắp cả; trần không tự thể, khởi lên phải nương vào chân; chân như vốn đầy đủ, luôn luôn có các đức nhiệm mầu. Dựa vào chân như khởi lên dụng, muôn pháp sum la, vô tận. ba là một trần dung hợp cả không và hữu: trần không có tự tánh, tức là không; ảo tưởng như thật, tức là có. Chân không không phải là không. Diệu hữu không phải là có. Sự, lý bao trùm, dung hợp không ngại
Bốn, Hành Tứ Đức. Tứ đức là dựa vào một trần ở trên có thể bao trùm một cõi, mà tu hành theo tứ đức. một là tùy duyên diệu dụng vô phương đức; tùy thuận cơ duyên mà có được ứng dụng nhiệm mầu, ngàn muôn sai khác, biến hóa khó lường. hai là oai nghi trụ trì hữu tắc đức: đi, đứng, nằm, ngồi oai nghi nghiêm túc, nêu cao giáo pháp, dẫn dắt chúng sanh mê mờ, kham nhận chức trụ trì, đáng làm gương mẫu cho người. ba nhu hòa chất trực nhiếp sanh đức: từ bi, bình đẳng, điều hòa, nhu thuận, nói và làm phù hợp, ngay thẳng, không giả dối; chỉ dùng chánh pháp dạy dỗ, thu nhận chúng sanh. bốn phổ đại chúng sanh thọ khổ đức; chúng sanh chịu khổ vô lượng, thường mong chờ được thương cảm ra tay cứu giúp; lại còn ra sanh vào tử, vì họ nói pháp, nhẫn nại giúp họ được an vui.
Năm, Nhập Ngũ Chỉ. Ngũ chỉ là nương vào tâm hay thực hành bốn đức ở trên, mà tu tập năm chỉ. một là chiếu pháp thanh Tịnh Ly duyên chỉ: Quán Chiếu hai đế chân, tục; không, hữu không hai; thanh tịnh rỗng rang; trí năng duyên đã vắng lặng, cảnh sở duyên cũng đã mất. hai là quán nhân tịch bạc tuyệt dục chỉ: quán thân năm uẩn, các pháp vốn không, vắng lặng đơn sơ, các dục đều hết, không mong, không cầu. ba là tánh khởi; ứng dụng vào muôn ngàn sai khác, gọi là phiền hưng; tùy thuận theo tự nhiên gọi là pháp nhĩ. bốn là định quang hiển hiện vô niệm chỉ: Vào trong Chánh Định này, ánh sáng hiện rõ; trong, ngoài thông suốt; không nghĩ ngợi. năm là lý, sự huyền thông phi tướng chỉ: Lý là của chân tánh; sự là thuộc ảo tưởng; ẩn, hiện đều dung thông; tánh, tướng, đều dứt bặc.
Sáu, Khởi Lục Quán. Lục quán là nương vào năm chỉ trước mà tụ tập, tức là sáu quán của chỉ. một là nhiếp cảnh quy tâm chân Không Quán: quán sát tất cả pháp ở thế gian, chỉ do tâm tạo, ngoài tâm không một pháp nào có được. Cảnh giới vốn vắng lặng, không có thật thể. hai là tùng tâm hiện cảnh diệu hữu quán: dựa vào thể phát khởi tác dụng, tu tập vạn hạnh, trang nghiêm cõi Phật, thành tựu báo thân. ba là tâm, cảnh bí mật viên dung quán: Tâm đề cập ở đây là tâm vô ngại. Chư Phật chứng được tâm này mà thành Pháp Thân. Cảnh là cảnh vô ngại. Chư Phật chứng được cảnh này mà thành Tịnh Độ. Nhưng báo thân của Phật và Tịnh Độ y báo, viên dung vô ngại; hoặc trong thân hiện ra cõi nước, trong cõi nước hiện ra thân. Tâm và cảnh tan loãng vào nhau, hoàn toàn không cưỡng ép. bốn là Trí Thân ảnh hiện chúng duyên quán: trí thể chỉ có một hay làm hiện rõ các duyên. Giống mặt trời chiếu soi vào hư không, những loài có mắt đều trông thấy cả. năm là đa Thân Nhập nhất cảnh tượng quán: vì nhờ pháp lực của đại chỉ diệu quán già trì, mà một thân biến thành nhiều thân; nhiều Thân Nhập vào một thân; giống như ảnh tượng hiện trong kính, không chút trở ngại. sáu là chủ bạn hỗ hiện đế võng quán: tự thân của đức Tỳ Lô Giá Na là chủ, còn chư Phật và Bồ Tát là bạn; hoặc lấy một thân làm chủ, nhiều thân làm bạn. Chủ và bạn cùng hiện lẫn nhau, lớp lớp không cùng. Giống như lưới kết bằng những hạt ngọc của vua Đế Thích, ánh sáng giao thoa lẫn nhau, không có cùng tận.
(Tiếng Phạn là Tỳ Lô Giá Na, tiếng Hoa là Biến Nhất Thiết Xứ).
Hòa Thượng Thích Liễu Thiền (1885-1956)     Tương Quan Giữa Mộng Và Thực     Đợi Khi Tôi Giàu Tôi Sẽ Giúp     BƯỚC ĐẦU TIÊN CẢI BIẾN THẾ GIỚI     Ba Câu Chuyện Kể Về Thứ Đáng Sợ Nhất Trên Đời     Súp Tom Yam của Thái     Thiền Định     Mạo Tung Thiếu     Bạo Lực     Khoan Vội Xuất Gia     


Hình tu sĩ:
Thông tin:

Chưa có




















Pháp Ngữ
Khinh khi người, họa đến thân,
Tha thứ người, mới hưởng phần phước may.
Lưới trời lồng lộng bủa vây,
Mọi đều báo ứng thấy ngay tức thì.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,923 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,016,875