---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Bát Nạn
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Aṣṭvākṣanā (S), Eight Misfor-Tunes
----------------------------- Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội -----------------------------
● Tám cái nạn, ngăn trở không tiếp xúc được, hay là không giác ngộ được những chân lý của đạo Phật:
1. Sinh ở địa ngục;
2. Ở cõi quỷ đói;
3. Ở cõi súc sinh;
4. Sinh ở Bắc Cu Lư Châu, một vùng sung sướng nhiều và không có khổ (do đó mà khó nhận thức được chân lý khổ); 5. Sinh ở cõi trời có thọ mạng lâu dài (do đó mà khó nhận thức được chân lý vô thường);
6. Sinh ra bị mù, điếc, câm, ngọng;
7. Có tri thức thế gian, có biệt tài (do đó, dễ kiêu mạn);
8. Sinh vào thời không có Phật pháp, Vd trước hay sau thời Phật quá xa.
----------------------------- Phật Học Danh Số - Ns Đức Trí -----------------------------
● Bát nạn là tám sự rủi ro, tám chỗ chướng nạn, cũng kêu là Bát vô hạ, tức tám chỗ không rảnh
- Địa ngục: Thác sanh vào địa ngục luôn bị hình phạt đau đớn thống thiết không nhớ nghĩ đến việc tu hành, dầu có nhớ nghĩ cũng không tu được, bởi vì tâm trí lúc nào cũng hoảng hốt lo sợ.
- Ngạ quỉ: Thác sanh vào loài ngạ quỉ, luôn bị đói khát bức bách, khốn khổ vô cùng làm sao mà tỉnh tâm để quán niệm tu hành.
- Súc sanh: Thác sanh làm súc sanh (thú vật) tâm trí ngu tối chẳng phân biệt được chánh tà, cả ngày chỉ biết ăn no rồi ngủ, đâu thể tu trì.
- Bắc cô lô châu: Người ở châu này cứ hưởng sự sung sướng mãi nên không đoái hoài đến việc tu học.
- Vô tưởng thiên: Là cảnh trời vô tưởng, cảnh trời thọ lâu, lại không có tâm tư tưởng, nên không tư duy kiến tu đạo nghiệp.
- Manh, lung, ám, á: Tức sanh làm người bị đui, điếc, câm, ngọng khó có thể tu học.
- Thế trí biện thông: Hạng người này ỷ mình thông minh biện luận thế sự, cao ngạo khó tu học.
- Sanh tiền hậu Phật: Tức sanh ra nhằm thời trước Phật, hoặc sau Phật hai thời kỳ ấy Đạo Phật không được phát triển nên tu học chậm tiến. Chúng sanh an ủi sanh vào tám cảnh ngộ trên thì chẳng có thể tu hành thành đạo, vậy nên con người không ở tám chỗ nạn ấy phải lo tinh tấn tu học, kẻo một mai sa đọa khó có dịp tu hành cho thành đạo. Tục ngữ có câu: “Phật còn mang tám nạn huống chi người sao khỏi ba tai” nên gắng tu tập. Niết Bàn Kinh quyển 2 có dạy rằng này chư Tỳ Kheo lìa khỏi tám nạn là được làm người, thì khó lắm vậy, các ngươi được gặp ta đừng để cho qua không.
----------------------------- Pháp Số Căn Bản - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Tám Nạn. Chữ “nạn” ở đây có nghĩa là chướng ngại, ngăn trở chúng sinh không đến được với Phật Pháp, do đó mà không có cách nào tu tập để cầu thoát li ba cõi. Không thể gặp được Phật Pháp là điều bất hạnh to lớn của chúng sinh, cho nên được coi là tai nạn, chướng nạn, hay gọi tắt là “nạn”. Trong kinh điển thường ghi có tám nơi chướng nạn như vậy:
1. Cõi Địa Ngục (Địa Ngục Nạn): Đó là nơi hết sức tối tăm, những chúng sinh ác nghiệp nặng nề mới phải đọa vào đó, phải chịu khổ đau triền miên, cho nên không thể thấy Phật nghe pháp được.
2. Cõi Ngạ Quỉ (Ngạ Quỉ Nạn): ở đây chỉ cho cảnh giới của loài ngạ quỉ ác nghiệp nặng nề nhất, suốt kiếp đói khát khổ sở, cả đến tiếng “nước uống” cũng không được nghe, huống hồ là được thấy Phật nghe pháp!
3. Cõi Súc Sinh (Súc Sinh Nạn): Những loài cầm thú, côn trùng, nói chung là động vật, tâm ý mê muội, chỉ biết sống theo thú tính tự nhiên, chịu muôn điều khổ sở do con người hành hạ, giết hại, hoặc do chúng nó tự xâu xé, ăn thịt nhau, đâu có điều kiện thấy Phật nghe pháp!
4. Giới người đui điếc câm ngọng (Manh Lung Ám Á Nạn): Những loại người này vì Nghiệp Chướng nặng nề mà phải mang những chứng tật suốt đời đau khổ, khó tiếp nhận Phật Pháp.
5. Giới người thông minh thế tục (Thế Trí Biện Thông Nạn): Những người thông minh tài giỏi ở thế gian, dù có trí tuệ hơn người, nhưng chỉ biết phục vụ cho những tham vọng và quyền vị cá nhân, hoặc cho những chủ nghĩa tội ác, những âm mưu tranh đoạt, giết chóc, gây đau khổ, tang tóc cho người đời, hoặc tin tưởng mù quáng theo những tà thuyết mê tín, dị đoan, thì không bao giờ thấy được chánh đạo.
6. Những thế hệ người sinh ra trước và sau thời Phật ra đời (Phật Tiền Phật Hậu Nạn): Do vì Không Duyên lành, cho nên những hạng người này sinh ra vào những thời kì không có Phật xuất thế, cho đến cả giáo pháp của Phật cũng không còn tồn tại ở thế gian, cho nên không có cách gì thấy Phật nghe pháp.
7. Châu Bắc Câu lô (Bắc Câu Lô Châu Nạn): Người ở châu này sống lâu ngàn tuổi, không chết yểu, suốt đời sung sướng, đắm mê hưởng thụ dục lạc, không có ý niệm tu hành, cho nên không có duyên lành thấy Phật nghe pháp.
8. Cõi trời Vô tưởng (Vô Tưởng Thiên Nạn): Cõi trời này thuộc trong phạm vi cõi trời Tứ Thiền của Sắc Giới. Người ở cõi trời này sống lâu năm trăm Đại Kiếp, hoàn toàn không có bất cứ niệm tưởng nào nảy sinh, như người đông lạnh, cho nên không thể thấy Phật nghe pháp.
Thật ra, tám nạn ấy chẳng phải ở đâu xa, mà lúc nào cũng có đầy đủ trong thế giới loài người; và cũng chẳng phải chỉ có ở thời đại chúng ta, mà cả ở thời đại Phật tại thế vẫn có đầy đủ. Những người được thấy Phật, hoặc được biết có Phật, nhưng không tin Phật, tính tình kiêu ngạo, phỉ báng Tam Bảo, thì làm sao được gặp Phật, được nghe Phật Pháp! Chúng ta cứ chiêm nghiệm thì tất thấy rõ.
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 八難 (Duy ma sở thuyết kinh)
Tám nạn là tám chỗ gây khó khăn, chướng ngại. Tám chỗ này, tuy quả báo khổ, vui khác nhau, đều không gặp được Phật, không nghe chánh pháp; nên gọi là chung là nạn.
Một, Tại Địa Ngục Nạn. Dưới cõi Nam Thiệm Bộ Châu, hơn 500 Do Tuần, có tám địa ngục lạnh, tám địa ngục nóng. Do ác nghiệp của chúng sanh cảm Thọ Quả báo mà đọa vào đây. Đêm dài tăm tối, chịu khổ không ngừng, trở ngại không thấy Phật, nghe pháp; nên gọi là Địa Ngục Nạn.
Hai, Tại Súc Sanh Nạn. Chủng loại của súc sanh nhiều lắm. chúng tùy nhân mà nhận quả báo; hoặc được người nuôi dưỡng; hoặc ở trong núi, dưới biển, thường bị đánh đạp, giết hại; hoặc ăn lẫn nhau, chịu khổ vô cùng; trở ngại không gặp Phật, nghe pháp; nên gọi là Súc Sanh Nạn.
Ba, Tại Ngạ Quỷ Nạn. Ngạ Quỷ có ba loại:
01) loại nghiệp quá nặng, già, trẻ đều không nghe tên nước để uống;
02) loài nghiệp vừa, chỉ ở cõi người, tìm cầu canh thừa, cơm cặn, máu mủ, cức đái nhơ uế cho sự sống;
03) loài này nghiệp nhẹ, thỉnh thoảng mới có bửa no bụng, đổi lại phải chịu dao, gậy đánh đập, bức bách, làm việc cực nhọc, chịu khổ vô lượng; trở ngại không gặp Phật, nghe pháp; nên gọi là Ngạ Quỷ Nạn.
Bốn, Tại Trường Thọ Thiên Nạn. Những vị trời này sống lâu đến 500 kiếp, tức là trời Vô tưởng đệ Tứ Thiền của cõi Vô Sắc. Nói vô tưởng là tưởng tâm của các vị này không hiện hành, như cá trong nước, sâu trong đất. Đây là kết quả tu tập của ngoại đạo, phần nhiều sanh ở cõi này; trở ngại không gặp Phật, nghe pháp; nên gọi là Trường Thọ Thiên Nạn.
Năm, Tại Bắc Uất Đơn Việt Nạn. Tiếng Phạn là Uất Đơn Việt, tiếng Hoa là Thắng Xứ, vì quả báo của xứ này hơn ba châu ở phía đông, tây, nam. Người ở châu này sống đến 1000 tuổi, không chết yểu; vì ham mê vui sướng, không chịu giáo hóa, cho nên thánh nhân (Phật) không xuất hiện trong cõi này, vì vậy không gặp Phật, nghe pháp; nên gọi là Bắc Uất Đơn Việt Nạn.
Sáu, Manh Lung Ám Á Nạn. Những người này, tuy sanh sống ở nơi phồn hoa đô hội, Nghiệp Chướng sâu nặng, đui, mù, câm, ngọng các căn không đầy đủ; gặp Phật ra đời mà không thể thấy Phật; tuy có nói pháp cũng khô thể nghe; nên gọi là Manh, Lung, Ám, Á Nạn.
Bảy, Thế Trí Biện Thông Nạn. Những người thế gian, tài trí thông minh tuy có ham mê kinh sách ngoại đạo, không tin chánh pháp xuất thế; nên gọi là Thế Trí Biện Thông Nạn.
Tám, Sanh Tại Phật Tiền Phật Hậu Nạn. Phật xuất hiện ở đời, làm bậc đạo sư, dẫn dắt chúng sanh lìa xa Khổ Sanh, tử, được an vui Niết Bàn. Người có duyên thì gặp được Phật. Còn những người sanh trước khi Phật ra đời hay sau khi Phật nhập diệt, đều do nghiệp nặng, duyên mỏng, đã không gặp Phật, cũng không nghe được pháp; nên gọi là Sanh Tại Phật Tiền Phật Hậu Nạn.
Đậu Xào Nấm Đông Cô     Phật Giáo có sùng bái tranh tượng không?     Ăn Thịt Ba Ba Phải Chết     Tôi mới bắt đầu uống sữa đậu nành và muốn biết có bao nhiêu chất béo cũng như vitamin trong sữa đậu nành?     Gỏi Rau Muống     Đại Bi Định     Hàn Ngụy Công     Xăm Hình     An Sĩ Toàn Thư – Quyển Hai – Khuyên Những Người Cầu Công Danh ( P.3 )     Cúng Đại Bàng     


Trang chủ   >>  Bước Đầu Học Phật   >>   Phật Học Vấn Đáp





Trang
1 2 3 4 5 6 » »»


















Pháp Ngữ
Gương trong dung để soi mình
Việc xưa dung để biết rành việc nay


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,923 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,011,623