---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Ngọc Tuyền Tự
----------------------------- Từ Điển Thiền Tông Hán Việt - Hân Mẫn - Thông Thiền -----------------------------
● 玉 泉 寺. Nằm ở phía đông chân núi Ngọc Tuyền, cách thành phố 15km thuộc huyện Đương Dương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Núi Ngọc Tuyền do có suối ngọc châu báu nên mới có tên như thế. Hơn nữa, núi còn có hình dáng giống như chiếc thuyền úp nên còn có tên “Phúc Thuyền Sơn”. Chùa lấy tên núi, bắt đầu được xây dựng vào niên hiệu Kiến An (196-220) đời Đông Hán, Thiền Sư Phổ Tịnh cất am ở đây. Khoảng niên hiệu Tuyên Đế (555-562) nhà Lương, Nam Triều, vua sắc xây dựng “Phúc Thuyền Sơn Tự”. Đầu niên hiệu Khai Hoàng (581) đời Tùy, Tấn vương là Dương Quảng xuống chiếu thỉnh Đại sư Trí Giả vào chùa này giảng pháp, đổi tên là “Ngọc Tuyền Tự”. Chùa này cùng với chùa Quốc Thanh núi Thiên Thai Chiết Giang, chùa Thê Hà Nam Kinh Giang Tô, chùa Linh Nham Trường Thanh Sơn Đông được gọi chung là “Thiên hạ tùng lâm tứ tuyệt”, “Thiên hạ tứ đại tùng lâm”. Niên hiệu Trinh Quán (627-649) đời Đường, tăng Pháp Chân còn xây dựng thêm. Sau đó quốc sư Thần Tú trụ chùa này, sáng lập Thiền Tông Bắc Tông. Cuối niên hiệu Thiên Hy (1021) đời Tống, Minh Túc Hoàng hậu cho xây dựng tại núi này trước sau có 9 lầu, 18 điện, 3. 700 gian tăng xá; chư tăng thường trụ gần ngàn người, sửa bảng hiệu là “Cảnh Đức Thiền Tự”, được khen là “Kinh Sở tùng lâm chi quan” (Đứng đầu các tùng lâm vùng Kinh Sở). Các đời Nguyên, Minh, Thanh sau này đều có trùng tu. Chùa hiện còn các kiến trúc: Thiên vương điện, Đại hùng bảo điện, Tỳ Lô điện, Đông đường, Tây đường, Tàng kinh lâu, trong đó Đại hùng bảo điện là kiểu mái kép yết sơn, cao 21m, bề mặt rộng 7 gian, trong ngoài gồm 72 cây cột, xà nhà đấu củng dùng toàn vật liệu to lớn, dù trải qua nhiều triều đại sửa sang mà vẫn còn giữ được phong cách đời Nguyên. Những điện đường lầu gác còn lại hình thức giản dị, thủ pháp thuần nhất, được trang trí bởi nhiều sắc thái, thể hiện rõ kiến trúc cổ Tam Sở đặc sắc. Trong chùa có một cái vạc bằng sắt lớn đời Tùy, chuông sắt đời Nguyên, cái nồi sắt… ở mé sân trước của điện Tỳ Lô có dựng một tấm bia tượng Quán Âm được khắc bằng đá, bút lực khỏe khoắn, đường nét mềm mại, tương truyền do Ngô Đạo Tử, một đại họa gia đời Đường vẽ. Phía đông chùa có Như Lai Xá Lợi thiết tháp, được dựng vào niên hiệu Gia Hựu thứ 6 (1061) đời Tống, tháp 3 tầng hình bát giác. Bên cạnh chùa có giếng trân châu, thường nhả ngọc phun châu, suối phun từ trong vách đá, được gọi bằng mỹ danh “Kim Long Trì” (Ao rồng vàng).
LỜI DẶN DÒ SAU CHÓT     Mồ Hôi Kasan     Tại sao cha mẹ chết, người xuất gia không lạy?     Người Với Nai Cùng Chết     Hòa Thượng Thích Trí Tấn (1906-1995)     Phải Chăng Niết Bàn Là Cái Gì Mà Bạn Đạt Được, Hay Niết Bàn Là Bạn     Xuất Gia Là Dấn Thân Tu Học & Phụng Sự     Cao Tăng Dị Truyện – Phật Giáo Vào Trung Hoa     Đại Sư Trầm Mặc     Phải Làm Sao Để Chồng Cho Phép Tôi Đi Chùa?     


















Pháp Ngữ
Tự mình y chỉ mình,
Nào có y chỉ khác.
Nhờ khéo điều phục mình,
Ðược y chỉ khó được.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,923 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,017,422