---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Thập Trụ
----------------------------- Danh Từ Thiền Học - HT Duy Lực -----------------------------
● 十住. Quá trình tu chứng của giáo môn từ Sơ Trụ đến Thập Trụ, thuộc giai đoạn đầu của Tam Hiền.
----------------------------- Pháp Số Căn Bản - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Mười Trụ. Thể nhập lí bát nhã gọi là “trụ”. Mười Trụ là cấp thứ nhì (sau cấp Mười Tín ) trong 7 cấp (gồm 52 giai vị) trên tiến trình tu tập đạo Bồ Tát. ở cấp Mười Tín, hành giả đã củng cố được lòng tin vững chắc, thâm sâu đối với chánh pháp, đối với con đường làm Phật; dù là tà giáo ngoại đạo cũng không lay chuyển được, dù là ma chướng cũng không quyến rủ theo ma đạo được, cho nên gọi là “trụ”. Cấp này gồm có 10 trụ vị như sau:
1. Trụ Vị Phát Tâm: Hành giả dùng các phương tiện chân thật để phát khởi mười lòng tin (Thập Tín), tín phụng Tam Bảo, không khởi Tà Kiến, không gây trọng tội, tu tập tất cả pháp môn, học rộng, trí tuệ cao, ngộ nhập cảnh giới chân không, trụ ở tánh không.
2. Trụ Vị Trì Địa (hay Trị Địa): Hành giả đã trụ nơi tánh không cho nên tâm thường sáng tỏ, trong sạch, trong như ngọc lưu li hiện ra chất vàng ròng; được như vậy là vì lúc hành giả mới Phát Tâm thì tâm ấy đã là vi diệu, rồi dùng cái tâm vi diệu ấy mà trải làm nền tảng vững bền như đất.
3. Trụ Vị Tu Hành: Trí tuệ từ hai địa vị trước đã sáng tỏ, cho nên hành giả du hành trong mười phương mà không hề gặp trở ngại.
4. Trụ Vị Sinh Quí: Thọ một phần khí lực của Phật, thông tỏ sâu xa, được nhập vào dòng giống Như Lai.
5. Trụ Vị Phương Tiện Cụ Túc: Tu tập vô lượng căn lành, tự lợi lợi tha, phương tiện đầy đủ, tướng mạo không chỗ nào khiếm khuyết.
6. Trụ Vị Chánh Tâm: Không những tướng mạo, mà tâm cũng đồng với Phật.
7. Trụ Vị Bất Thối: Đã thể nhập vào cảnh giới chân không vô sinh, thân tâm hòa hợp, ngày càng thăng tiến đến quả Phật, không còn thối lui.
8. Trụ Vị Đồng Chân: Từ khi Phát Tâm, thỉ chung không trở ngược, không thối lui, không khởi niệm tà ma phá hoại tâm bồ đề, cho đến bây giờ thì cả mười thân tướng thiêng liêng của Phật (bồ đề thân, nguyện thân, hóa thân, trụ trì thân, tướng hảo trang nghiêm thân, thế lực thân, như ý thân, phúc đức thân, trí thân, pháp thân) đồng thời đầy đủ.
9. Trụ Vị Pháp Vương Tử: Hành giả trở thành đứa con tinh thần của bậc Pháp Vương, thừa tiếp công việc (Phật Sự) của bậc Pháp Vương. Từ trụ vị thứ nhất là Phát Tâm đến trụ vị thứ tư là Sinh Quí, được gọi là “nhập thánh thai”; từ trụ vị thứ năm là Phương tiện cụ túc đến trụ vị thứ tám là Đồng Chân, được gọi là “nuôi lớn thánh thai”; đến trụ vị Pháp vương tử này thì hình tướng đầy đủ, được gọi là “xuất thai”.
10. Trụ Vị Quán Đảnh: Bồ Tát đã là con của bậc Pháp Vương, kham nổi Phật Sự, cho nên được Phật rưới nước trí tuệ lên đầu, như vị hoàng tử dòng Sát Đế Lị, lúc lên ngôi chịu lễ quán đỉnh do một đạo sĩ Bà La Môn chủ trì.
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 十住 (Lăng Nghiêm Kinh)
Vì con dường tiến tu của Bồ Tát lấy đích đến là quả Diệu Giác. Quả này do tín mà vào, vào rồi thì ở lại, nên tự phát tâm ở lại cho đến Quán Đỉnh Trụ. Tất cả có mười loại:
Một, Phát Tâm Trụ. Vì do Thập Tín ở trước, tiếp tục tiến tu, làm nên phương tiện, phát ra tâm Thập Trụ. Tâm này tinh ròng, phát ra ánh sáng vốn có, làm cho công dụng của Thập Tín kia, ở trong ánh sáng chói lòa ấy hỗ tương quan hệ, trọn thành đức của nhất tâm.
Kinh nói: Bằng phương tiện chân thật, phát sanh mười tâm này, tâm tánh đã phát huy, mười công dụng hòa nhập trọn thành nhất tâm, gọi là Phát Tâm Trụ. (mười dụng là công dụng của Thập Tín)
Hai, Trị Địa Trụ. Do phát tâm ở trước, trong sạch như Lưu Ly, lý tánh đã chứng được, hiển hiện như vàng ròng. Nhờ vào tâm mầu nhiệm này, hợp với lý tánh.
Kinh nói: Phát minh ở trong tâm, giống như trong lòng Lưu Ly trong sạch hiện ra vàng ròng. Dùng tâm nhiệm mầu ở trước, tạo thành đất bằng, nên gọi là Trị Địa Trụ.
Ba, Tu Hành Trụ. Tu hành là khởi lên hạnh tạo ra tâm. Vì trước đã phát ra trí trị địa của trụ thứ hai, hoàn toàn sáng tỏ; do sáng tỏ nên tu khắp các hạnh đều không trở ngại.
Kinh nói: Tâm địa am tường đã được sáng tỏ hoàn toàn, rong chơi khắp mười phương đều không trở ngại, nên gọi Là Tu Hành Trụ.
Bốn, Sanh Quý Trụ. Do diệu hạnh ở trước, khế hợp sâu xa với diệu lý, sắp sanh vào nhà Phật, làm con vua pháp, nên gọi là sanh quý.
Kinh nói: Hạnh cùng với Phật giống nhau, nhận một phần tính cách của Phật, như thân trung ấm tự tìm phụ mẫu. Thân trung ấm, thật sự, có một sự hiểu biết kỳ diệu vào dòng giống Như Lai, nên gọi là Sanh Quý Trụ.
Năm, Phương Tiện Cụ Túc Trụ. Do diệu hạnh trước đã cùng với Phật giống nhau thì tự mình làm việc lợi tha bằng phương tiện khéo léo, đầy đủ không thiếu.
Kinh nói: Đã đầu thai vào Phật đạo, làm thân thuộc của dòng dõi giác ngộ, khi thai đã hình thành Nhân Tướng đầy đủ, gọi là Phương Tiện Cụ Túc Trụ.
Sáu, Chánh Tâm Trụ. Vì hạnh và tướng ở trước, tuy cùng với Phật giống nhau. Tâm và tướng còn khác nhau, chưa gọi là chánh tâm. Đến khi tâm và tướng không khác nhau nữa thì mới gọi là chánh.
Kinh nói: Dung mạo giống Phật, tâm và tướng cũng giống, gọi là Chánh Tâm Trụ.
Bảy, Bất Thối Trụ. Vì hai tướng tâm và hành ở trước đã cùng với Phật giống nhau thì Phật thân và Phật tâm hai thứ hợp thành càng ngày càng thêm ích lợi, từ từ tăng trưởng, chỉ có tiến không lùi.
Kinh nói: Thân và tâm hợp thành ngày ngày tăng trưởng, gọi là bất thối trụ.
Tám, Đồng Chân Trụ. Hình thể nhỏ gọi là đồng. Vì hình thể tuy nhỏ mà thật ra có đầy đủ chân tướng mười thân linh diệu của Phật.
Kinh nói: Linh tướng của mười thân, đầy đủ trong một giờ, gọi là Đồng Chân Trụ. (mười thân là Bồ Đề Thân, Nguyện Thân, Hóa Thân, Lực Trì Thân, Tướng Hảo Trang Nghiêm Thân, Oai Thế Thân, Ý Sanh Thân, Phước Đức Thân, Pháp Thân, Trí Thân).
Chín, Pháp Vương Tử Trụ. Vì từ phát tâm cho đến sanh quý gọi là nhập thánh thai. Từ phương tiện Cụ Túc đến đồng chân gọi là nuôi lớn thành thai. Đến đây trưởng dưỡng đã thành công gọi là xuất thánh thai. Đã ra khỏi thánh thai rồi thì đó đích thực là con của Phật mà nối dòng dõi giống Phật.
Kinh nói: Thân hình hoàn thành ra khỏi thai là con Phật, gọi là Pháp Vương Tử Trụ.
Mười, Quán Đảnh Trụ. Vì Bồ Tát đã hoàn toàn thành Phật tử, kham làm Phật sự; Phật dùng nước trí huệ gội lên đỉnh đầu, giống như con của Sát lợi, Chuyển Luân Vương nhận chức vụ, và vua cha dùng nước của biển cả gội lên đầu con mình.
Kinh nói: Hoàn toàn đã thành người, như vua một nước lớn đem việc nước giao phó cho thái tử. Khi con của vua Sát lợi lến lên, sắp hàng ngay thẳng để được gội đầu, gọi là Quán Đảnh Trụ.
Bị tẩu hỏa nhập ma?     Thường chiêm bao thấy người thân, không biết có siêu hay không?     Bạn Chọn Hình Thức Tự Do Nào?     Báo Cáo V/v Ấn Tống Kinh-Sách­ tháng 09/2016     Canh Chua Bạc Hà     Nấm, Cà Rốt Và Đậu Hũ Kho Tiêu     Sự Tích Giới Luật – 178 Pháp Ba Dật Đề ( Đơn Đề ) – Phần 9     Súp Bánh Gạo     “Trường Chay Thì Phải Diệt Dục”?     Có Phải Niết Bàn Là Sự Thực Hiện Những Quyền Năng Huyền Bí     


Hình tu sĩ:
Thông tin:

Chưa có




















Pháp Ngữ
Khả ái thay núi rừng,
Chỗ người phàm không ưa,
Vị ly tham ưa thích,
Vì không tìm dục lạc.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,984 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,336 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Haitrieuam
Lượt truy cập 39,626,963