---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Nhị Thập Chủng Tùy Phiền Não
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 二十種隨煩惱 (Hoa Nghiêm Kinh Tùy Sớ Diễn Nghĩa Sao)
Các pháp hôn mê, phiền não loạn tâm thần theo đuổi chúng sanh, tạo ra vô lượng nghiệp, nên gọi là tùy phiền não.
Một, Phẫn Tùy Phiền Não. Tâm giận dữ gọi là phẫn. Vì gặp tất cả cảnh trái lòng trước mắt, liền nỗi lên giận dữ, làm não loạn tâm mình. Đó là Tùy Phiền Não Phẫn.
Hai, Hận tùy phiền não. Hận tức là oán hận (hờn giận). Do phẫn nộ không buông, kết thành hờn giận, não loạn tâm mình. Đó gọi là Tùy Phiền Não Hận.
Ba, Phú tùy phiền não. Phú tức là ẩn phú (che giấu). Tự mình làm tội ác, không thể Sám Hối mà cố ý che giấu, chỉ sợ người khác biết nên làm cho não loạn tâm mình. Đó gọi là Tùy Phiền Não Phú.
Bốn, Não Tùy Phiền Não. Não tức là nhiệt não (đau khổ kịch liệt). Vì bên ngoài gặp cảnh trái ý làm cho tâm đau khổ cùng cực, không sao an ổn được. Đó gọi là Tùy Phiền Não Não.
Năm, Tật Tùy Phiền Não. Tật tức là tật đố (ghen ghét). Vì tâm luôn ở trong trạng thái bất bình thường ôm lòng ghen ghét, làm cho tâm bị não loạn. Đó gọi là Tùy Phiền Não Tật.
Sáu, Xan Tùy Phiền Não. Dè xẻn gọi là Xan. Đối với tất cả tiền của, chánh pháp, tham lam, tìm kiếm, chứa cất, không biết Bố Thí, luôn sợ mất mát làm cho tâm bị não loạn. Đó gọi là Tùy Phiền Não San.
Bảy, Cuống Tùy Phiền Não. Giả dối, không thật gọi là cuống. Vì sự giao tiếp ở trong đời nói năng dối tra, lừa lọc mưu mô, tâm không an ổn mà sanh ra não loạn. Đó gọi là Tùy Phiền Não Cuống.
Tám, Xiểm Tùy Phiền Não. Nịnh hót, hùa theo để làm vừa ý người khác, tâm luôn hổ thẹn, không sao an ổn được. Đó là Tùy Phiền Não Xiểm.
Chín, Hại Tùy Phiền Não. Vì ôm ấp, chứa chất oán hận, thường muốn hại người để thỏa ý mình, luôn sợ không thỏa mãn làm cho não loạn tâm mình. Đó gọi là Tùy Phiền Não Hại.
Mười, Kiêu Tùy Phiền Não. Khoe mình, xem thường người khác gọi là kiêu. Vì tâm không khiêm nhường, hay muốn hơn người, ngạo mạn khoe tài làm não loạn tâm mình. Đó gọi là Tùy Phiền Não Kiêu.
Mười một, Vô Tàm Tùy Phiền Não. ở chỗ vắng vẻ làm việc sai trái, không biết xấu hổ với mọi người để tự hối cải làm cho tâm mình não loạn. Đó gọi là Tùy Phiền Não Vô Tàm.
Mười hai, Vô Quý Tùy Phiền Não. Lén làm việc bất thiện không biết thẹn với người để tự ăn năn, sửa lỗi làm cho tâm mình não loạn. Đó gọi là Tùy Phiền Não Vô Quý.
Mười ba, Trạo Cử Tùy Phiền Não. Vì ngoại cảnh quấy động làm cho thân tâm chao đảo, không thể nhiếp phục nên sanh ra não loạn. Đó gọi là Tùy Phiền Não Trạo Cử.
Mười bốn, Hôn Trầm Tùy Phiền Não. Vì tâm thần tối tăm, chìm đắm, mê mờ, nên đối với các pháp không có hiểu biết gì, làm cho tâm mình não loạn. Đó gọi là Tùy Phiền Não Hôn Trầm.
Mười lăm, Bất Tín Tùy Phiền Não. Vì Tà Kiến, đa nghi nên đối chánh pháp không sanh tâm tin tưởng, do đó mà sanh ra não loạn. Đó gọi là Tùy Phiền Não Bất Tín.
Mười sáu, Giải Đãi Tùy Phiền Não. Vì thân tâm lười nhác, đối với đạo nghiệp không thể siêng năng tu tập nên gây ra não loạn. Đó gọi là Tùy Phiền Não Giải Đãi.
Mười bảy, Phóng Dật Tùy Phiền Não. Buông thả gây ra lầm lỗi, đam mê, đắm chìm vào cảnh dục lạc, không kiểm soát được nên gây ra não loạn. Đó gọi là Tùy Phiền Não Phóng Dật.
Mười tám, Thất Niệm Tùy Phiền Não. Tâm chạy theo tà vọng, chánh niệm mất mát, cho đến đắm chìm làm cho tâm não loạn. Đó gọi là Tùy Phiền Não Thất Niệm.
Mười chín, Tán Loạn Tùy Phiền Não. Tâm thường buông lung gọi là tán loạn. Vì vướng vào các cảnh làm duyên làm cho tâm trôi nổi, luôn không vắng lặng nên gây ra não loạn. Đó gọi là Tùy Phiền Não Tán Loạn.
Hai mươi, Bất Chánh Tri Tùy Phiền Não. Vì hiểu sai đối với các pháp, lìa xa hiểu biết chân chánh, quay lưng lại với giác ngộ, hợp cùng trần cảnh, lấy vọng làm chân, làm cho tâm mình não loạn. Đó gọi là Tùy Phiền Não Bất Chánh Tri.
Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa ( Phần 1 ) – Chỉ Xem Năm Uẩn Đều Không     Bàn Tay     Người Đẹp     Khói Đen Báo Trước Tai Họa     Đại Sư Ấn Quang Phụ Ghi Chuyện Lạ Của Người Niệm Phật     17 Lời Khuyên Dạy Đáng Suy Ngẫm Của Thiền Sư Kodo Sawaki     Khi tạo tượng, chỉ tạo ra phần đầu, xin hỏi có như pháp không?     Tam Bảo là gì?     Một sự ngộ nhận về luật nhân quả?     Khuyên Người Phụng Dưỡng Cha Mẹ     


















Pháp Ngữ
Lộ phùng kiếm khách tu trình kiếm
Bất thị thi nhân mạc thuyết thi
(Gặp tay kiếm khách nên trình kiếm .
Chẳng phải nhà thơ chớ nói thơ )


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,533,953