---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Tu Thập Chủng Thiện Pháp Như Sư Tử Vương
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 修十種善法如師子王 (Bảo Vũ Kinh)
Bồ Tát nhờ tu pháp lành, chứng được Đạo Vô Thượng chánh chân, làm thầy của trời, người, khiến cho tất cả tà ma ngoại đạo đã gặp rồi đều được thuần phục; giống như sư tử chúa có oai đức lớn, có khả năng làm cho các con thú khác sợ hãi, quy phục, hướng về; nên lấy ý ấy làm ví dụ.
Một, Đắc Bất Kinh Bố. Vì Bồ Tát bằng Tinh Tấn dũng mãnh, được tối thượng thừa, ở trong các pháp không gì sánh bằng; nên có khả năng vui chơi trong sanh tử không chút sợ hãi, được đại tự tại; giống như sư tử chúa, ở trong trăm thú, không con nào sánh bằng, đi khắp mọi nơi, không sợ sệt chỗ nào.
Hai, Đắc Vô Khiếp Cụ. Bồ Tát có đủ trí huệ, biện tài, đối với bất cứ cuộc tranh luận nào, không chút sợ sệt, cũng không kêu căng khi chiến thắng; giống như sư tử chúa không hề khiếp sợ khi nghe tiếng kêu của loài thú dữ và dã can.
(Dã can giống như chồn mà nhỏ hơn chồn, lông có màu vàng xanh, đi từng bầy, ban đêm kêu lên tiếng sói).
Ba, Tâm Vô Thối Khuất. Bồ Tát có đầy đủ trí huệ, biện tài và tâm Tinh Tấn dũng mãnh, như núi Kim Cang không thể di chuyển, rung động. Nếu trong chúng có xảy ra tranh luận, bằng tâm, dũng mãnh ấy, nhất định không lùi bước, khuất phục, giống như sư tử chúa, tuy cận kề với người mà không chạy trốn.
Bốn, Như Sư Tử Hống. Bồ Tát vì các loài hữu tình nói pháp Đại Thừa, hay làm cho tất cả ngoại đạo, Thiên Ma, sợ hãi giải tán, giống như sư tử chúa khi gầm lên, làm các loài ác thú, dã can đều khiếp sợ, bỏ chạy.
Năm, Đắc Vô Sở Úy. Bồ Tát có đầy đủ trí bình đẳng, được đại tự tại, ở trong giới hữu tình oai nghi tịch tĩnh, được vô sở úy. Như sư tử chúa rong chơi mọi nơi, một mình không bạn, mà tâm không chút sợ hãi.
Sáu, Du Hành Viên Lâm. Tự tánh của Bồ Tát vắng lặng, trí huệ viên dung, luôn có khả năng rong chơi trong rừng pháp lành không trở ngại. Như sư tử chúa tánh vốn không sợ hãi, hay biểu hiện thế lực, oai hùng đi trong khu rừng rong chơi.
Bảy, Y Chỉ Nham Quật. Bồ Tát dùng Thiền Định, trí huệ làm hang sâu trú ẩn, đi, đứng, nằm, ngồi đều nương tựa vào đó; giống như sư tử chúa thường nương tựa vào núi cao hang sâu vậy.
Tám, Đắc Vô Sở Thủ. Bồ Tát dùng tâm Tinh Tấn, dũng mãnh, buông bỏ tất cả phiền não, vĩnh viễn không vướng vào; giống như sư tử chúa xóa bỏ tàng tích không sao theo dõi được.
Chín, Năng Phá Chư Ma. Bồ Tát thành đẳng chánh giác, ngồi ở Bồ Đề Đạo Tràng, chỉ có một không có
Hai, Đẩy Lùi Ma Quân; giống sư tử chúa thế lực dũng mãnh có khả năng thu phục các loài ác thú.
Mười, Thủ Hộ Pháp Miêu. Bồ Tát đối với nơi thị hiện, những pháp lành vừa manh nha do chúng sanh vun trồng đều giữ gìn, bảo hộ, không để cho tà ma, ngoại đạo làm hư hại; giống như sư tử chúa, những nơi nó đi đến thì tất cả ác thú không thể mon men đến, làm hư hại hoa màu của dân chúng.
Ông Vương Cắn Lưỡi Chết Vì Sát Hại Chim Sẻ     Mồ Hôi Kasan     Khất thực và xuất gia     Bản Chất Của Cúng Dường Là Tùy Tâm Và Tịnh Tâm     Bao giờ mới kiến tánh được?     Gõ Cửa Thiền – Mỗi Khắc Một Phân Vàng     Cá Chiên Dưa Chua     Thanh Sắc Như Huyễn     GIỮA DÒNG SÔNG CUỘC ĐỜI, HÃY TRÂN QUÝ NGÀY HÔM NAY     Gõ Cửa Thiền – Cơn Giận     


















Pháp Ngữ
Tuyết ban mai lâu dài chi đó?
Thân người đời nào có bao lâu
Nhộn nhàng trong cuộc bể dâu
Xuân xanh mới đó bạc đầu rồi đây


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,650,331