---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Đại Thừa Bách Pháp
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 大乗百法 (Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận)
100 pháp gom lại thành năm nhóm. Đó là:
1) Sắc pháp: 11
2) Tâm pháp: tám
3) Tâm Sở Hữu Pháp: 51
4) Bất Tương Ưng Hành Pháp: 24
5) Vô Vi Pháp: sáu
Một, Sắc Pháp có 11. Sắc có nghĩa là chất làm trở ngại. Đó là năm căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân; năm cảnh: sắc, thinh, hương, vị, xúc và Vô Biểu Sắc. một một loại pháp này đều có sắc tướng có thể thấy, có thể đối đãi, nên gọi là Sắc Pháp. (Pháp xứ tức là cảnh Ý Thức chọp lấy. Đầy đủ chia làm bốn phần:
1) Tâm Sở Pháp;
2) Bất Tương Ưng Hành;
3) Vô Vi Pháp;
4) Vô Biểu Sắc. Nay nói nhiếp một phần, đó chính là Vô Biểu Sắc. Vô Biểu Sắc là cảnh thấy được ở quá khứ của Ý Thức, tuy phân biệt rõ ràng nhưng vì không có biểu hiện).
Hai, Tâm pháp có tám. Tâm tức là tâm thuộc thức. Đó là Nhãn Thức, Nhĩ Thức, tỷ thức, Thiệt Thức, Thân Thức, Ý Thức, Mạt Na Thức, A Lại Da Thức. tám thức này đều có nghĩa là phân biệt và tất cả đều thuộc tâm, nên gọi là Tâm Pháp.
Ba, Tâm Sở Hữu Pháp có 51. Tâm Sở Hữu Pháp là đối với tám thức tâm vương mà nói. 51 thứ này hợp lại thành sáu vị:
A) Biến Hành pháp có năm;
B) Biệt Cảnh pháp có năm;
C) Thiện Pháp có 11;
D) Phiền Não có sáu;
E) Tùy Phiền Não có 20;
F) Bất Định Pháp có bốn.
A. Biến Hành pháp có năm:
1) Tác Ý: cái tánh có khả năng cảnh giác khi tâm chưa phát khởi, cảnh lệnh nổi lên thì tâm đã phát khởi dẫn đến cảnh;
2) Xúc: đối cảnh, tiếp xúc với cảnh;
3) Thọ: nhận lãnh đối cảnh;
4) Tưởng: nắm giữ hình bóng của cảnh;
5) Tư: tâm phát khởi tạo ra các nghiệp. năm pháp này khi khởi lên thì cùng khởi lên, nên gọi là biến hành.
B. Biệt cảnh pháp có năm:
1) Dục: mong muốn cảnh an vui;
2) Thắng Giải: đối với lý hiểu biết rõ ràng không có trở ngại;
3) Niệm: cảnh từng luyện tập, ghi nhớ không quên;
4) Đẳng Trì: xa lìa tăm tối, u mê gọi là đẳng, giữ cho tâm chuyên chú, không tán loạn gọi là trì;
5) Huệ: chọn lựa pháp lành pháp dữ. năm thứ pháp này khi khởi lên thì mỗi thứ khởi riêng, nên gọi là biệt cảnh.
C. Thiện Pháp có 11:
1) Tín: đối với các pháp lành ưa mến không nghi ngờ;
2) Tàm: thẹn mình không có đức độ;
3) Quý: xấu hổ vì làm việc ác;
4) Vô Tham: đối với năm cảnh dục, tâm sanh chán ghét muốn xa lìa;
5) Vô Sân: đối với cảnh không vừa ý không nổi tâm nóng giận;
6) Vô si: đối với sự, lý hiểu biết rõ ràng, quyết định chắc chắn;
7) Tinh Tấn: đối với các pháp lành, siêng năng tu tập;
8) Khinh An: xa lìa tối tăm, tán loạn;
9) Bất Phóng Dật: đối với pháp bất thiện, tâm không đắm nhiễm, vướng mắc;
10) Xả: xa lìa trạo cử;
11) Bất Hại: đối với loài hữu tình không làm cho chúng bị tổn thương, đau khổ. Mười một thứ này đều là pháp lành nên gọi chung là thiện. D. Phiền não pháp có sáu:
1) Tham: ôm đồm mọi thứ không biết chán;
2) Sân: giận dữ không thôi;
3) Mạn: cậy mình xem thường người khác;
4) Vô Minh: đối với sự, lý không hiểu biết rõ ràng;
5) Kiến: tức là Tà Kiến;
6) Nghi: do dự không quyết định. sáu thứ pháp này hay làm não loạn chúng sanh, nên gọi chung là phiền não.
E. Tùy phiền não pháp có 20:
1) Phẩn: giận dữ;
2) Hận: hờn giận;
3) Phú: không cho người biết lỗi của mình;
4) Não: gặp cảnh trái ý làm cho mình không an ổn;
5) Tật: tâm ôm lòng ganh ghét;
6) San: đối với tất cả tài sản không thể đem Bố Thí cho người khác;
7) Cuống: dối trá không chân thât;
8) Siễm: nịnh nọt làm vừa lòng người;
9) Hại: làm thương tổn, khổ sở loài hữu tình;
10) Kiêu: khoe mình, chê người;
11) Vô Tàm: không biết xấu hổ;
12) Vô Quý: giấu kín điều chẳng lành;
13) Trạo Cử: nội tâm dao động;
14) Hôn Trầm: tâm thần mê lầm;
15) Bất Tín: thấy biết sai lầm có nhiều nghi ngờ;
16) Giải Đãi: thân, tâm lười biếng;
17) Phóng Dật: buông lung theo cảnh dục;
18) Thất Niệm: sót mất chánh niệm;
19) Tán Loạn: tâm luôn phóng dật;
20) Bất Chánh Tri: lấy sai làm phải, lấy tà làm chân. Hai mươi pháp này theo sát sáu thứ phiền não phát sanh, nên gọi là tùy phiền não.
F. Bất định pháp có bốn:
1) Ác tác: hoặc đã làm ác hoặc đã làm việc lành rồi lại hối hận;
2) Thụy Miên: người ngũ, thần thức tối tăm, thấy cảnh trong mộng, hoặc thiện hoặc ác hoặc không thiện không ác;
3) Tầm: tức tầm tư (思), trong tâm khởi niệm lên hoặc thiện hoặc ác hoặc không thiện không ác;
4) Tứ (伺): tức là xem xét, trong tâm khởi niệm: tâm tầm tư thô thì nổi lên trên, tâm dò xét chìm thì tế (bé nhỏ). Cả hai trường hợp của tâm tầm tư ấy đều là niệm, chung luôn thiện, ác và vô ký. Bốn pháp này có cả ba tánh thiện, ác, vô ký khởi lên không nhất định, nên gọi là bất định. Như vậy các pháp đều từ Chủng Tử của A Lại Da sanh ra, nương vào tâm mà khởi lên, cùng tâm chuyển biến tương ưng, nên đều gọi là pháp của tâm.
Bốn, Bất Tương Ưng Hành Pháp có 24:
1) Đắc: tất cả pháp đã tạo tác và thành tưu;
2) Mạng Căn: Chủng Tử của thức thứ tám và hơi ấm thở ra, thở vào liên tục không gián đoạn;
3) Chúng Đồng Phận: như loài người có hình dạng tương tự;
4) Dị Sanh Tánh: tánh hư ảo của chúng sanh không giống nhau;
5) Vô Tưởng Định: định mà ngoại đạo tu là đạt tới tâm, tưởng đều diệt;
6) Diệt Tận Định: tâm vọng tưởng diệt hết, các thức không khởi lên;
7) Vô Tưởng Báo: ngoại đạo tu vô tưởng định, chết sanh lên trời Vô tưởng, sống lâu 500 kiếp, tưởng của tâm không hoạt động, như cá bị băng bao phủ cứng;
8) Danh Thân: dựa vào sự đặt tên, nhiều tên liên hợp gọi là thân;
9) Cú Thân: nhiều lời (ngôn) thành câu, nhiều câu liên hợp lại gọi là cú thân;
10) Văn Thân: văn tức là chữ (tự), nhiều chữ liên hợp lại gọi là văn thân;
11) Sanh: các pháp sanh khởi;
12) Trú: các pháp chưa dời đổi;
13) Lão: các pháp từ từ suy yếu;
14) Vô Thường: nay có mai không;
15) Lưu Chuyển: nhân quả tương tục, lưu chuyển không ngừng;
16) Định Dị: thiện, ác; nhân, quả chắc chắn không giống nhau;
17) Tương Ưng: nhân quả hòa hợp, không trái ngược nhau;
18) Thế Tốc: các pháp dời đổi không một chút dừng nghỉ;
19) Thứ Đệ: sắp xếp theo thứ tự;
20) Thời: tức là thời tiết, thời gian;
21) Số: tức số mục (những dấu hiệu để ghi số, như: Một, Hai, Ba,…);
22) Phương: tức là phương sở (nơi chốn);
23) Hòa Hợp: trái, ngược nhường nhau;
24) Bất Hòa Hợp: trái, ngược không nhường nhau. 24 pháp có tên mà không có thể, không cùng Sắc Pháp, Tâm Pháp, Tâm Sở Hữu Pháp tương ưng, nên gọi là Bất Tương Ưng Hành Pháp. Năm, Vô Vi Pháp có sáu:
1) Hư Không Vô Vi: lý chân không, xa lìa các chướng ngại, giống như hư không, không có gì làm ra;
2) Trạch Diệt Vô Vi: trạch là chọn lựa, diệt là dứt hết. Dùng trí diệt phiền não, chân lý được hiển hiện, lý không có gì làm ra;
3) Phi Trạch Diệt Vô Vi: không nhờ trí lực dứt hết phiền não, tánh vốn thanh tịnh, không có gì làm ra;
4) Bất Động Vô Vi: tức là Bất Động Địa của đệ Tứ Thiền Thiên, lý để tu là xuất thế, không có gì làm ra;
5) Thọ tưởng diệt Vô Vi: tâm thọ tưởng không còn nữa, chân lý được hiển bày, không có gì làm ra;
6) Chân Như Vô Vi: không sai lầm là chân, không đổi khác gọi là như. Lý chân như không có gì làm ra. Những Sắc Pháp, Tâm Pháp, tâm Bất Tương Ưng Hành, Tâm Sở Hữu Pháp đều là pháp hữu vi của thế gian. sáu pháp này là pháp xuất thế gian, nên gọi là Vô vi, như 100 pháp không ra ngoài sắc và tâm, mà sắc thì do tâm tạo, nếu gom cành vào gốc, thì chỉ có một Tâm Pháp thôi.
Thiền Sư, Luật Sư, Pháp Sư là gì?     NGÀI HUYỀN TRANG KHƠI DẬY VÀ CỦNG CỐ NIỀM TIN     Hộ Niệm Chỉ Là Trợ Duyên     Nguyện Lực Của Phật A Di Đà     Cây Giữ Phiền Muộn     Nên Quy Y Lại     Thực hành vô trụ?     Hòa Thượng Giác Quang (1875-1967)     Phở Bò Chay     Bích Chi Phật     


















Pháp Ngữ
Thiên đàng địa ngục hai bên.
Ai ngộ thì nhờ, ai mê thì sa.
Thiên đàng chẳng chứa quỉ ma.
Ai người tâm thiện tìm ra thiên đàng.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,589,373