---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Bát Chủng Dụ
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 八種喻 (Niết Bàn Kinh)
Một, Thuận Dụ. Vì Phật nói pháp, tuỳ thuận theo thứ bậc của đời sống (thế đế), đưa ra ví dụ từ nhỏ đến lớn.
Như Kinh nói: Trời mưa lớn ngòi rãnh đều đầy, vì ngòi rãnh đầy được nên hầm hố đầy, như thế cho đến biển cả đầy nước. Như mưa pháp cũng như thế, chín giới chúng sanh đầy, cho đến giải thoát đầy mưa pháp của Phật, nên Niết Bàn đầy. Đó gọi là thuận dụ.
Hai, Nghịch Dụ. Vì Phật nói pháp, ngược lại thứ bậc của cuộc đời (thế đế), đưa ra ví dụ từ lớn đến nhỏ.
Như Kinh nói: Biển cả là gốc lớn nên có sông lớn. Vì có sông lớn mà có sông nhỏ. Vì có sông nhỏ mà có ao lớn… Như thế cho đến ngòi rãnh cũng có nguồn gốc, đó là mưa lớn. Phật cũng như thế, Niết Bàn có gốc lớn mới có giải thoát, cho đến giữ giới có gốc, đó là mưa pháp. Đó là nghịch dụ.
Ba, Hiện Dụ. Vì Phật nói pháp, muốn cho chúng sanh dễ hiểu, lấy ví dụ bằng việc trước mắt.
Như Kinh nói: Tâm tánh của chúng sanh giống như con khỉ. Tánh khỉ bỏ đây bắt kia, chạy nhảy liên tục, tánh chúng sanh cũng như vậy, nắm bắt sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp không ngơi nghỉ một chút nào. Đó gọi là Hiện Dụ.
Bốn, Phi Dụ. Vì Phật nói pháp đặt ra ví dụ bằng chính ngôn từ của Ngài mà thực sự không có việc ấy (chỉ giả thiết thôi),
Như Kinh nói: Phật nói với vua Ba Tư Nặc rằng: Có người thân tín, từ bốn phương tới đều nói như vầy: Có bốn quả núi từ bốn phương đi tới, sắp gây tai hại cho nhân dân. Nếu vua nghe điều ấy, thì phải tính như thế nào? Vua trả lời: Thưa Thế Tôn, giả sử có việc ấy thật, thì không còn chỗ nào để chạy thoát. Phật lại nói rằng: bốn núi tức là bốn sự kiện sanh, già, bệnh, chết của chúng sanh, thường đến bức bách con người; tại sao đại vương không tu tập giữ giới và Bố Thí v. v… Đó gọi là phi dụ.
(Tiếng Phạn là Ba Tư Nặc, tiếng Hoa là Thắng Quân).
Năm, Tiên Dụ. Vì Phật chỉ bày cho chúng sanh, trước đưa ví dụ, sau dùng giáo pháp khế hợp.
Như Kinh nói: Ví dụ có người, ham muốn hoa đẹp, đi hái hoa ấy, bị nước cuốn trôi. Chúng sanh cũng như thế ham mê ngũ dục, bị dòng sông sanh tử cuốn trôi. Đó gọi là tiên dụ.
Sáu, Hậu Dụ. Vì Phật chỉ bày cho chúng sanh, trước nói pháp sau đưa ra ví dụ làm rõ ý nghĩa của pháp.
Như Kinh nói: Chớ xem thường tội nhỏ cho là không có tai họa. Từng giọt, tuy không đáng kể, mà từ từ đầy tràn cái bồn lớn. Đây gọi là Hậu Dụ.
Bảy, Tiên Hậu Dụ. Vì Phật chỉ bày cho chúng sanh, những gì nói trước và nói sau đều có ý ví dụ.
Như Kinh nói: Ví như cây chuối ra trái thì chết, kẻ ngu được lợi dưỡng cũng giống như thế. Hay như con la có thai thì tính mạng không được bảo toàn. Đó là tiên Hậu Dụ.
Tám, Biến Dụ. Vì Phật nói pháp, đầu cuối đều dùng ví dụ để nghĩa lý được rõ ràng.
Như Kinh nói: ở tầng trời thứ 33 có cây ba lợi chất đa la, rễ của nó đâm sâu xuống đất dài đến năm Do Tuần, cành lá xum xuê bốn phía, lá khô ngã màu vàng rơi xuống. Sắc lá rơi xuống thay đổi thành những túi nhỏ. Túi nhỏ sanh ra có mỏ, mổ làm vỡ túi, làm cho hương thơm chứa trong ấy bay khắp nơi; ánh sáng rạng ngời, các trời nhìn thấy nhau, sanh tâm vui vẻ. Vào tháng ba mùa hạ, ở dưới gốc cây có nhiều an vui là dụ cho đệ tử của Phật. Lá vàng là dụ cho người sắp xuất gia. Lá vàng rơi xuống dụ cho việc cạo bỏ râu tóc. Tháng ba mùa hạ là dụ cho ba Tam Muội. Trời thứ 33 hưởng thọ an vui là dụ cho chư Phật ở trong Niết Bàn lớn, được bốn đức thường, lạc, ngã, tịnh. Đó gọi là Biến Dụ.
(Trời thứ 33 tức là trời Đao Lợi. Tiếng Phạn là Ba Lợi Chất Đa La, tiếng Hoa là Viên sanh, tức là Thiên Thọ Vương. Tiếng Phạn là Do Diên hay Do Tuần, tiếng Hoa là Hạn Lượng. Tiếng Phạn là Tam Muội, tiếng Hoa là Chánh Định.
Thế nào là sở tri chướng và phiền não chướng?     Tại sao mười niệm là Hạ phẩm Hạ sinh     Niệm Phật được lợi ích so với trì giới hơn kém thế nào?     Có Ma Hay Không?     Hôn Nhân Nghèo Có Hạnh Phúc?     Cao Tăng Dị Truyện – Tổ thứ 33 Đại Sư Huệ Năng     Sự Tích Giới Luật – Nguồn Gốc Các Giới Đơn Đề ( Giới Bản Tỳ Kheo ) – Phần 5     Gỏi Khổ Qua     Cơm Lam     Một Tai Nạn Vì Săn Bắn     


















Pháp Ngữ
Sống chung với người ngu,
Lâu dài bị lo buồn.
Khổ thay gần người ngu,
Như thường sống kẻ thù.
Vui thay, gần người trí,
Như chung sống bà con.

Bậc hiền sĩ, trí tuệ
Bậc nghe nhiều, trì giới,
Bậc tự chế, Thánh nhân;
Hãy gần gũi, thân cận
Thiện nhân, trí giả ấy,
Như trăng theo đường sao.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,596,134