---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Ngũ Kiến - Ngũ Ác Kiến
----------------------------- Pháp Số Căn Bản - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Năm Cái Thấy Sai Lạc. “Kiến” là thấy, là nhận định, là quan điểm. Vì không tu học Phật Pháp, vì không đủ sáng suốt, người ta thường bị mắc kẹt vào năm quan điểm sai lầm trong khi nhìn thực tại. Năm quan điểm sai lầm này cũng là năm trong mười loại phiền não gốc rễ (Thập Căn Bản Phiền Não); và cũng là năm động lực sai khiến nhạy bén (ngũ Lợi Sử), đã góp phần mạnh mẽ trong việc tạo khổ đau cho đời sống.
1. Cái thấy sai lạc về ngã (Thân Kiến).
Nhìn thân thể, người ta không thấy được đó là thành phẩm của hợp thể ngũ uẩn, không thấy được tính cách giả tạm của nó mà lại cho rằng thật có thân, và chính thân này là ta (Ngã Kiến). Từ quan điểm cho rằng “có thân ta” ấy mà nhìn ra chung quanh, người ta lại thấy có rất nhiều những người, những vật khác là “thuộc về ta” (ngã sở kiến); cái thấy “có thân ta” và “thuộc về ta” ấy là cái thấy sai lạc về “ngã” – tức là “Thân Kiến”.
2. Cái thấy cực đoan (Biên Kiến).
Do cái thấy sai lạc về ngã mà sinh ra cái thấy cực đoan, hoặc cho rằng cái ngã kia sau khi chết là mất hẳn (Đoạn Kiến); hoặc nó sẽ tồn tại vĩnh viễn, nếu là người thì muôn kiếp vẫn làm người, con heo con chó thì nghìn đời vẫn là con heo con chó (Thường Kiến). Những quan niệm cho rằng một là thế này, hai là thế nọ, như bảo mọi vật là có thật hay mọi vật là không; đã thích ai thì cứ cho người đó là hoàn toàn tốt, chỉ theo phục vụ, ca tụng, tâng bốc, tuyên truyền cho người đó, và coi những người khác là hoàn toàn xấu, đáng khinh khi v. v..., những cái thấy như thế đều là cực đoan; từ đó mà người ta hay chia phe, chia đảng, chia bè, chia phái để tranh giành lợi lộc, hơn thua, thị phi, rồi sinh ra hận thù, ganh ghét, hờn oán, phá hoại.
3. Cái thấy xuyên tạc, không đúng sự thật (Tà Kiến).
Một khi đã có quan điểm cố chấp về ngã và về tính cách thường còn hay mất hẳn của ngã thì người ta sẽ không thấy được lí duyên sinh, luật nhân quả cùng các tính chất khổ, không, vô thường, vô ngã và bất tịnh của vạn vật. Và khi đã không được soi sáng bằng các đạo lí trên thì cái thấy sẽ không thể nào đúng với sự thật; vả chăng, đó chỉ là cái thấy méo mó, xiêu vẹo, xuyên tạc sự thật. Những quan niệm cho rằng mọi việc ở đời đều đã do trời định, đều đã được thượng đế an bài sẵn cả rồi; vạn vật trong vũ trụ là do một đấng sáng tạo sinh ra; đau bịnh, hoạn nạn là do ông thần này hành, bà thần kia phạt v. v..., đều là Tà Kiến.
4. Cố chấp vào những kiến thức đã có (Kiến Thủ Kiến).
Đối với ba cái thấy ở trên (Thân, Biên và Tà Kiến), người có tu học Phật Pháp, có thực tập Quán Chiếu, chắc chắn sẽ thấy được tính cách sai lầm của chúng; ngược lại, người không tu học Phật Pháp sẽ cho đó là những quan điểm chính đáng. Vì cho là đúng nên họ khư khư ôm giữ lấy, và suốt đời cứ nhìn sự vật bằng các quan điểm ấy; không có gì làm cho sửa đổi được. Nguy hại này còn có thể lan tràn nếu họ có ý muốn tuyên truyền để thuyết phục hoặc cưỡng ép người khác phải theo quan điểm của họ. Thái độ cố chấp ấy gọi là “kiến thủ kiến”. Dĩ nhiên, những người có tu học thực sự thì nhận thức của họ chắc chắn sẽ được điều chỉnh, cái thấy của họ không còn sai lạc nữa mà trở nên đúng đắn, hợp với giáo pháp. Dù vậy, nếu họ lại tự mãn với những kiến thức đó, khư khư ôm giữ lấy, không chịu học hỏi thêm để tiến tới nữa, thì những kiến thức ấy, dù là đúng đắn, chính đáng đến đâu, cũng lại hóa thành một thứ kiến thủ kiến; bởi vì, khi mà trí tuệ giác ngộ chưa đạt được thì mọi kiến thức, dù là chính đáng, đều chưa phải là chân lí tuyệt đối, cần phải vượt bỏ để tiếp tục học hỏi và tiến tới nữa. Như leo lên bậc cấp, phải bỏ bậc cấp thứ nhất mới bước lên được bậc cấp thứ hai, và kế tiếp... Nếu không vượt bỏ kiến thức đã có thì hành giả phải bị mắc kẹt vào kiến thủ kiến, và sẽ không tiến thêm được trên bậc thang giác ngộ.
5. Cố chấp vào các giới cấm sai lạc (Giới Cấm Thủ Kiến).
Cũng như chữ “thủ” trong từ “kiến thủ” ở trên, chữ “thủ” ở đây có nghĩa là ôm giữ lấy, bảo vệ lấy, bị mắc kẹt vào một cái gì. Giới luật, như chúng ta đã có dịp đề cập tới trong mục “Ba Môn Học Giải Thoát” ở trước, là một trong ba yếu tố tu học căn bản đưa hành giả đến thành quả giác ngộ. Nhưng trong thế giới loài người từ xưa đến nay, kể cả trong thế kỉ trụ thế của Đức Phật, chúng ta thấy nhan nhản những loại giới cấm sai lầm, vô lí mà người ta hoặc bị mê hoặc, hoặc bị cưỡng bách phải tuân giữ. Ví dụ, có thứ giới cấm bảo rằng, người ta phải tôn kính con bò, không được ăn thịt hay đánh đập nó – dù nó có phá làng phá xóm hay húc chết người cũng không được đụng đến nó. Hoặc có thứ giáo điều bảo mọi người phải tin rằng trái đất hình vuông, hoặc mặt trời quay chung quanh trái đất, ai nói khác điều đó là phản loạn, phải bị hành hình! v. v... Những luật lệ như vậy đều là sai lạc, không phải là giới luật của người có trí tuệ. Mặt khác, có những người tu học Phật Pháp, lấy giới luật Phật chế làm kim chỉ nam hành động, nhưng vì thiếu sáng suốt hay vì tính cố chấp, nông cạn, không thấy được bản chất của giới luật, nên trong lúc hành trì có thể gây hậu quả tai hại cho chính bản thân, và còn có khi cho cả những người chung quanh. Ví dụ, có người vì muốn hành trì giới “bất sát” một cách triệt để, đã nhịn ăn uống mà chết, vì nghĩ rằng, dù ăn một miếng cơm hay uống một ngụm nước, cũng đã giết hại không biết bao nhiêu là sinh mạng! Có người lại cho rằng, tu hành là đừng để tâm đến thế sự, rồi cứ ẩn cư thiền tọa, bỏ mặc cuộc đời đói khổ, đau thương, quên mất nhiệm vụ độ sinh cao cả của người tu học. Đó đều là thái độ cố chấp vào giới luật của những người “Y Ngữ, Bất Y Nghĩa”, trái ngược với Ý Thức “y nghĩa, bất y ngữ” (một trong “Bốn Sự Y Cứ” vừa trình bày ở trước) của người tu học chân chính, có được cái thấy sáng suốt về bản chất của giới luật và hành trì một cách thông minh để đem lại lợi lạc cho bản thân và cho cả môi trường sống chung quanh.
     Công Năng Của Thần Chú Đại Bi     Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa ( Phần 1 ) – Cessation     Điều Phục Vọng Tưởng     Gõ Cửa Thiền – Tụng Kinh     Hòa Thượng Thích Trí Tấn (1906-1995)     Nem Chay Thơm Rau Mùi     Gõ Cửa Thiền – Hãy Mở Kho Báu Của Chính Mình     Tam Tai & Cúng Giải Hạn Tam Tai?     Đọc Chú “Vãng Sanh” Trước Khi Ăn, Được Không?     


















Pháp Ngữ
Nhân đáo vô cầu phẩm tự cao


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,527,595