---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Tùy Dạng đế
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● (589-617): tên là Dương Quảng, tức vị vào năm 605, là vua đời thứ nhì của nhà Tùy. Ông là con thứ của vua Tùy Văn Đế (581-604 – xem mục “Tùy Văn Đế”), nhưng tính tình bạo ngược và xa xỉ vô độ. Sau khi lên ngôi, ông quyết định bỏ kinh đô Trường-an, để dời về Lạc-dương, việc xây cất cung điện mới, vườn thượng uyển, các li cung v.v..., tốn phí quốc khố, lao khổ nhân dân, không bút mực nào tả xiết! Rồi vì mê thích phong cảnh ở Giang-tô, ông lại bỏ kinh đô Lạc-dương để dời xuống Dương-châu, gọi là Giang-đô. Ông cũng ham dùng binh, nào bình Đột-quyết, Thổ-cốc-hồn; nào phạt Chiêm-thành; nào gây chiến tranh với Triều-tiên, nhân dân đã phải vừa cung cấp người cho lính chiến, lại phải cống nạp của cải tiền bạc cho chiến phí, làm cho sức người sức của đều kiệt quệ, trong ngoài ta oán, trộm cướp, giặc loạn nổi lên khắp nơi; những kẻ hào kiệt nhân đó mà khởi dậy, mỗi người chiếm cứ một nơi, chờ cơ hội để lật đổ nhà Tùy mà dựng nghiệp lớn.
Trong những hào kiệt này, thì lưu thú (tức thái thú) Thái-nguyên phủ Đường quốc công Lí Uyên (566-635) là hùng mạnh hơn cả. Năm 617, ông đã cùng với ba người con (Kiến Thành, Thế Dân, Nguyên Cát), khởi binh chiếm thành Trường-an (lúc này vua Tùy Dạng đế đang ngự ở Giang-đô), tôn người cháu nội của Dạng đế là Dương Hựu (mới 12 tuổi) lên ngôi hoàng đế, tức Cung đế (617-618); còn Dạng đế thì phong làm thái thượng hoàng. Năm 618, tại cung điện ở Giang-đô, Dạng đế đã bị một viên thuộc tướng đột nhập vào cung giết chết. Tại Trường-an, khi nghe được tin đó, Đường quốc công Lí Uyên cũng bắt ép Cung đế phải thoái vị, nhường ngôi cho mình. Như thế là nhà Tùy chấm dứt, Lí Uyên lên ngôi hoàng đế, đổi quốc hiệu là Đường, đóng đô ở Trường-an.
Tùy Dạng đế, trong cung cách cai trị thì độc tài, bạo ngược và xa xỉ như vậy, nhưng về phương diện tín ngưỡng thì ông lại là một Phật tử đã góp công đức lớn lao (tuy không sánh bằng phụ hoàng của ông là Tùy Văn Đế) trong công cuộc phục hưng Phật giáo. Ông mộ đạo từ khi tuổi còn niên thiếu. Năm 591 (lúc đó đương nhiệm chức tổng quản Dương-châu) ông đã phát tâm thọ giới Bồ-tát với đại sư Trí Khải. Sau đó ông đã cho xây cất tại Dương-châu hai ngôi đạo tràng, thỉnh nhiều vị cao tăng danh đức vãng lai hoằng hóa. Năm 600, sau khi được lập làm thái tử, ông vẫn tiếp tục xây dựng chùa tại kinh đô và chú trọng công việc hoằng pháp của chư tăng. Sau khi lên ngôi vua, ông thiên đô về Lạc-dương, lại tiếp tục kiến tạo chùa tháp; rồi ban lệnh, những ngôi chùa lớn đều đổi danh xưng là “đạo tràng” (ví dụ: trước gọi là chùa Tuệ-nhật, thì nay gọi là đạo tràng Tuệ-nhật). Ông lại còn cho xây ngôi Hồng-lô tự Tứ-phương quán để làm nơi cư trú và học tập cho các du học tăng ngoại quốc. Đó là về mặt xây dựng; mặt khác ông lại nghiêm khắc ban lệnh sa thải tăng ni, và buộc chư tăng phải kính lễ đế vương. Có người cho rằng, vì mục đích canh tân Phật giáo, nên nhà vua đã hạ lệnh sa thải các tăng ni không học thức, không đức hạnh. Còn lệnh bắt chư tăng phải kính lễ đế vương thì đã bị các bậc cao tăng (như đại sư Trí Khải chẳng hạn) thượng biểu phản bác, cuối cùng vua cũng phải nghe theo. Nhưng cũng vì những sắc lệnh có phương hại đến tăng đoàn, mà có người cho rằng, ông cũng là người đã có những hành động đàn áp Phật giáo. Ví dụ: Năm 609, ông đã hạ chiếu nghiêm cấm chư tăng sống đời ẩn dật; bắt buộc các tăng đồ không có đức hạnh phải hoàn tục; các tự viện dư thừa phải phá hủy. Ngài Đại Chí ở Lô-sơn đã dâng sớ xin vua ngưng thi hành chiếu chỉ này, và xin tự thiêu thân để báo đền ơn nước. Nhà vua y chuẩn, ngài bèn dùng vải tẩm sáp quấn quanh mình, rồi tự thiêu.
Hòa Thượng Thích Thiện Tín (1921-1999)     Sân Hận Giết Hại Chịu Quả Báo Tức Thì     Cư Sĩ Tuệ Nhuận Văn Quang Thùy (1887-1967)     Chuyển Hóa Ngã Mạn     Nằm Nghe Kinh     Gỏi Vịt Quay Trái Vải     Gõ Cửa Thiền – Nụ Cười Cuối Đời     Đậu Rồng Xào Ruốc Chay     BẬC CAO TĂNG CŨNG NÊN TU TỊNH ĐỘ     Gỏi Bò Ngó Sen     


















Pháp Ngữ
Nhất sự suy vạn sự suy


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,743,576