---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Viên Chiếu
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● (1020-1099): tức Tông Bản, một vị cao tăng đời Tống, Trung-quốc. Ngài họ Quản, tự Vô Triết, quê huyện Vô-tích, tỉnh Giang-tô. Năm 19 tuổi, ngài xin xuất gia với thiền sư Đạo Thăng ở chùa Vĩnh-an (Tô-châu), khổ tu ròng rã 10 năm mới được thọ đại giới. Sau đó 3 năm, ngài xin phép du phương tham học. Ngài đến tham yết thiền sư Nghĩa Hoài, được tỏ ngộ. Thiền sư bèn cử ngài đến mở đạo tràng hoằng pháp tại chùa Thụy-quang ở Tô-châu, đồ chúng theo học ngày càng đông. Sau đó ngài đến trú tại chùa Tịnh-từ ở Hàng-châu, dù vậy, chư tăng và Phật tử các chùa Vạn-thọ và Long-hoa ở Tô-châu vẫn thường mời ngài về hoằng pháp, số người được giáo hóa có đến cả ngàn. Danh đức của ngài ngày càng đồn xa. Năm 1082, vua Tống Thần-tông (1068-1085) xuống chiếu thỉnh ngài về Đông-kinh, trú trì thiền viện Tuệ-lâm, thuộc chùa Tướng-quốc. Trải qua nhiều buổi pháp đàm tại điện Diên-hòa, vua rất lấy làm toại ý. Vua Tống Triết-tông (1086-1100) vẫn giữ lòng cung kính đối với ngài, đã ban hiệu cho ngài là Viên Chiếu thiền sư. Năm 1086, lấy cớ tuổi già, ngài xin vua được rời kinh thành, về trú tại chùa Linh-nham ở Tô-châu. Từ đó ngài bế môn tu thiền, vừa tu tịnh nghiệp (Tịnh-độ). Ngài viên tịch năm 80 tuổi. Trước tác của ngài có Qui Nguyên Trực Chỉ Tập và Tuệ Biện Lục.
----------------------------- Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội -----------------------------
● 100 Tổ xuất gia lúc mười tuổi, nghiên cứu xét cùng nghĩa lý Duy Ma pháp, nhơn đó rõ biết Duy Thức; bàn cứu sách Nho; chuyên về Luật Tạng. 
----------------------------- Từ Điển Thiền Tông Hán Việt - Hân Mẫn - Thông Thiền -----------------------------
● 圓 照. 1. Thiền tăng đời Đường, họ Trương, người Lam Điền, Thiểm Tây, Trung Quốc. Sư nối pháp thiền sư Trí Viễn, thuộc tông Hà Trạch đời thứ 6, trụ chùa Tứ Minh ở Kinh Sư. Sư tham dự soạn bộ “Tứ Phần Luật sao” theo lệnh vua, được vua ban tử y, bái làm “Lưỡng nhai Thập vọng Đại đức”. Tác phẩm: Trinh Nguyên Tục Thích Giáo Lục”.
● 2. Thiền tăng Việt Nam (999-1090), họ Mai tên Trực, quê ở Phúc Đường huyện Long Đàm (nay là huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội), là con người anh bà Linh Cảm Thái hậu (vợ vua Lý Thái Tông). Thuở nhỏ sư rất thông minh hiếu học, đến ấp Tiêu Sơn thọ giáo với Định Hương Trưởng Lão. Sư ở đây phục dịch nhiều năm để nghiên cứu sâu thiền học và nối pháp ngài thuộc dòng Vô Ngôn Thông đời thứ 7. Sư thường trì kinh Viên Giác, tinh thông pháp tam quán, được ngôn ngữ tam muội, biện tài vô ngại. Về sau, sư tìm đến phía tả kinh đô Thăng Long dựng một ngôi chùa để hiệu là Cát Tường và trụ trì ở đó. Người học bốn phương tìm đến tham vấn rất đông. Sư có soạn “Dược Sư Thập Nhị Nguyện Văn” vua Lý Nhân Tông đưa bản thảo cho sứ thần sang Trung Hoa dâng vua Triết Tông nhà Tống. Vua Triết Tông trao cho các vị Cao tọa pháp sư ở chùa Tướng Quốc xem. Xem xong, các ngài tâu với vua Tống rằng:
― Đây là nhục thân Bồ Tát ra đời ở phương Nam, giảng giải kinh nghĩa rất tinh vi, chúng tôi đâu dám thêm bớt chữ nào. Vua Tống liền sắc sao lại một bản, bản chính trả lại cho vua ta. Sứ thần về kinh tâu lại, triều đình càng kính nể và khen thưởng sư. Kệ thị tịch:
身 如 牆 壁 已 頹 時
舉 世 匆 匆 熟 不 悲
若 達 心 空 無 色 相
色 空 隱 顯 任 推 移
“Thân như tường bích dĩ đồi thì
Cử thế thông thông thục bất bi
Nhược đạt tâm không vô sắc tướng
Sắc không ẩn hiện nhậm suy di”.
“Thân như tường vách đã lung lay,
Đau đáu người đời luống xót thay.
Nếu đạt tâm không, không tướng sắc,
Sắc không ẩn hiện mặc vần xoay”.
Tác phẩm: Tán Viên Giác Kinh Thập Nhị Bồ Tát Hạnh Tu Chứng Đạo Tràng. Tham Đồ Hiển Quyết 1 quyển.
3. Thiền viện tọa lạc tại ấp 2 xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. Thiền viện mang tên một thiền sư Việt Nam đời Lý và do Hòa Thượng Thích Thanh Từ tạo lập vào năm 1975. Buổi đầu nơi đây chỉ là một căn trại để cho 34 ni cô tạm trú làm ruộng, rẫy; trải qua 3 lần trùng tu: 1976, 1983, 1994 chùa mới được khang trang như ngày nay. Từ cây số 73 trên quốc lộ 15 về bên trái, du khách sẽ theo một con đường đất dẫn đến thiền viện khoảng 2km. Qua cổng tam quan, du khách sẽ lần lượt tham quan: Nhà khách, Chính điện, Tổ đường, Thiền đường, nhà kho, nhà trù và khu thiền thất. Tất cả các kiến trúc trên được phân bố hài hòa trong một khuôn viên xanh mát bóng cây của vườn tược và đồng ruộng.
Gỏi Bầu     Xin hỏi có thể đeo Chú Lăng Nghiêm trên người không?     Quán Xác Chết Bị Các Loài Thú Xâu Xé     Trung Đạo     Mười Hai Loại Cô Hồn?     Xuất Xứ, Ý Nghĩa Của Bài Tụng     Tùy Duyên Thờ Phật     Cao Phong ông     Chia Ly     Xin Hãy Giải Thích Về Công Án Thiền     


















Pháp Ngữ
Những người hay khuyên dạy,
Ngăn người khác làm ác,
Ðược người hiền kính yêu,
Bị người ác không thích.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,610,538