---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Chân Không
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Shinkū (J).
----------------------------- Từ Điển Thiền Tông Hán Việt - Hân Mẫn - Thông Thiền -----------------------------
● 眞 空 (1045-1100). 1. Thiền tăng đời Lý, thuộc thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi đời thứ 16. Sư họ Vương, tên Hải Thiềm, quê làng Phù Đổng huyện Tiên Du, miền Bắc Việt Nam. Sư từng trụ các nơi: Chùa Tĩnh Lự núi Đông Cứu, chùa Chúc Thánh núi Phổ Lại, chùa Bảo Cảm. Kệ thị tịch:
妙 本 虛 無 明 自 誇 和 風 吹 起 遍 娑 婆 人 人 盡 識 無 爲 樂 若 得 無 爲 始 是 家
Diệu bản hư vô minh tự khoa Hòa phong xuy khởi biến ta bà Nhân nhân tận thức vô vi lạc Nhược đắc vô vi thủy thị gia”.
“Diệu tính rỗng rang rõ tự bày
Gió lành chan rãi khắp ta bà
Mọi người đều biết vui siêu thoát
Nếu được vô vi mới phải nhà”.
● 2. Thiền viện nằm trên sườn ngọn núi Lớn (Tao Phùng Sơn), thuộc phường 6, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu,Việt Nam. Muốn lên thiền viện du khách từ đường Lê Lợi rẻ lên đường Viba độ 500 m có đường tẻ bên phải đi thêm 700 m đến nơi. Thiền viện mang tên một Thiền Sư Việt Nam sống vào đời Lý (thế kỷ XI) và do Hòa Thượng Thích Thanh Từ tạo lập vào tháng giêng năm 1970, là cái nôi của Thiền Tông Việt Nam vào cuối thế kỷ XX. Tiền thân của nó là Pháp Lạc Thất, được xây cất vào tháng 4 năm 1966, toàn bằng cây lá. Hòa Thượng Thanh Từ đã ẩn tu tại đây cho đến ngày mồng 8 tháng chạp năm 1969 thì ngài ra thất và thành lập thiền viện Chân Không để tiếp độ Tăng Ni… Toàn thể khuôn viên nằm trên diện tích khoảng 2 mẫu, hướng đông giáp miếu bà Sùng Chính nhìn xuống mặt đường Lê Lợi, hướng tây giáp rừng đến đỉnh núi tức sau lưng chùa là vách núi, hướng nam giáp rừng hoang Tỳ Ni Đa Lưu Chi đối mặt chênh chếch hướng nam là ngọn núi Nhỏ hướng bắc giáp vườn cây và đường lên thiền viện. Từ cổng tam quan bước vào, du khách sẽ gặp ngay thiền vịện ni, theo tam cấp của đồi sứ quý vị sẽ đến Nhà khách. Từ Nhà khách theo đường Tiêu Dao để đến đồi Tự Tại, đứng trên đồi có thể nhìn thấy bao quát thành phố Vũng Tàu; xoay ngược tầm mắt vào núi, du khách sẽ thấy ngôi chính điện sừng sững uy nghiêm giữa rừng tràm xanh mát. Qua một khoảng sân hoa kiểng là đến một tòa nhà 2 tầng: Bên dưới là Tổ đường và Trai đường, bên trên là Tăng đường và phòng của Hòa Thượng Viện trưởng. Sau Trai đường là nhà bếp. Từ đây có đường Đại Mai dẫn lên khu thiền thất. Khu vực này được khởi công xây dựng vào năm 1973, đầu tiên là thất Hòa Thượng Viện Chủ (cũ) rồi đến thất của Hòa Thượng Bửu Huệ và 5 ngôi thiền thất của chư tăng khóa I & II. Hiện tại thiền viện Chân Không đang trong giai đoạn trùng tu, khởi công từ mùng 4 tháng 8 năm Đinh Hợi (1995) đến nay sắp hoàn thành.
Trước Phật, cúng dường các thứ như hương, hoa, trà, bánh, trái cây, có ý nghĩa gì?     Người Họ Chi     Che Giấu     Chọn Kinh Nào Để Tụng?     Ngây Thơ     Thiển Cận     Gõ Cửa Thiền – Tri Kỷ     Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa ( Phần 1 ) – The Treasure     Vô Tư     Cơm Nắm Nhật Bản Origini     


















Pháp Ngữ
Quỳ lạy bao nhiêu cũng không bằng nghiêm túc hành trì
những nguyên tắc căn bản mà Đức Thế Tôn đã ban truyền.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,507,552