---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Công Đức
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Puṣṣa (S), Punnupaga (P), Guṇa (S), Merit.
----------------------------- Từ Điển Thiền Tông Hán Việt - Hân Mẫn - Thông Thiền -----------------------------
● 功 德. Công nghiệp đức hạnh dẫn đến quả báo tốt lành. Truyện Huệ Năng trong Tống Cao Tăng Truyện q. 8 ghi: “Hoằng Nhẫn hỏi: Ngươi làm công đức gì? Huệ Năng đáp: Xin hết lòng đeo đá giã gạo cho đại chúng mà thôi.”
Xét ý nghĩa của từ ngữ “công đức” có liên quan với thuyết nhân quả báo ứng, thiền gia cho đây là pháp môn phương tiện, chẳng phải là pháp triệt ngộ trực chỉ nhân tâm. Cho nên Thiền Sư có khi mượn dùng từ “công đức” với ý nghĩa trái ngược thường tình, chỉ cho triệt ngộ tâm địa. Tiết Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma Đại Sư trong NĐHN q.1 ghi:
“十 月 一 日 至 金 陵。帝 問 曰:朕 即 位 已 來、造 寺 寫 經、度 僧 不 可 勝 紀、有 何 功 德?祖 曰:並 無 功 德。帝 曰:何 以 無 功 德?祖 曰:此 但 人 天 小 果、有 漏 之 因、如 影 隨 形、雖 有 非 實。帝 曰:如 何 是 眞 功 德?祖 曰:淨 智 妙 圓、體 自 空 寂、如 是 功 德、不 以 世 求。
– Một ngày tháng 10 sư đến Kim Lăng. Vua Lương Võ Đế hỏi: Trẫm từ khi lên ngôi đến nay cất chùa in kinh độ tăng không sao kể xiết, có công đức gì không? Tổ nói: Hoàn toàn không công đức. Vua hỏi: Vì sao không công đức? Tổ nói: Đây chỉ là quả nhỏ thuộc hàng trời người, là nhân hữu lậu, như bóng theo hình, tuy có mà không thật. Vua hỏi: Vậy như thế nào là công đức chân thật? Tổ nói: Tịnh trí kì diệu tròn đầy, thể tự vắng lặng, công đức như thế không thể đem thế gian cầu được.”
----------------------------- Danh Từ Thiền Học - HT Duy Lực -----------------------------
● 功德. Theo ý Lục Tổ giải: Công đức sẵn đầy đủ trong pháp thân, dùng công phu để phát hiện tự tánh, thì công đức trọn vẹn hiện ra. Bố Thí, cúng dường là tu phước, chỉ có thể gọi là phước đức, chẳng phải công đức.

Công Phu
● 功夫. Theo một đường lối để tu tập một pháp môn, khi dụng công tu tập gọi là công phu. Như tham thiền có nghi tình tức là có công phu.

Công Phu Thành Phiến
● 工夫成片. Tham thiền dụng công đề câu thoại đầu phát khởi nghi tình, ngày đêm 24 giờ chẳng có giây phút gián đoạn tức là công phu thành phiến, cũng gọi là đi đến thoại đầu.

Cộng Pháp
● 共法. Pháp chung với Nhị thừa (như có sanh tử để diệt, có Niết Bàn để chứng) và pháp chung với Đại Thừa (như thấy sanh tử, Niết Bàn đều như hoa đốm trên không).

Cúng Dường
● 供養. Bố Thí mà chân thành cung kính, gọi là cúng dường.

Cứ Khoản Kết Án
● 據款結案. Là căn cứ theo căn cơ trình độ của người học (nghi ngộ, sâu cạn, chân giả…) mà dùng các phương tiện linh động để tùy cơ quét sạch dấu tích có sở trụ của người học.

Dây Cột Lỗ Mũi
● Thiền giả lọt vào cái bẫy của Tổ sư (như đánh đập, chửi mắng…) phát nghi mãnh liệt mà tự chẳng biết, cũng như con trâu bị cột dây lỗ mũi, đi tới đi lui đều do tay của Tổ sư lôi kéo.

Diệu Giác
● 妙覺. Chứng quả Phật cùng tột, tức là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Du Già (Yoga)
● 瑜伽. Dịch nghĩa là tương ưng, tức là tương ưng với cơ, cảnh, tướng, lý, nhân, quả… Mật Tông cũng gọi là Du Già Tông, Duy Thức Tông ở ấn Độ cũng gọi là Du Già Tông.

Duyên Giác
● 緣覺. Do quán Thập nhị nhân duyên mà giác ngộ đạo Trung Thừa, gọi là Duyên Giác.

Đại Đức
● 大德. Tiếng xưng hô người tu hành có đức hạnh cao siêu.

Đại Thừa
● 大乘. Dụ cho xe lớn chở được nhiều người. Kinh Đại Thừa Liễu Nghĩa phá trừ tất cả chấp trước, cuối cùng chứng được Tam Không (Nhân không, Pháp không, Không không) thẳng đến Đẳng Giác, Diệu Giác, cũng gọi là Bồ Tát Thừa.

Đại Ý Phật Pháp
● 佛法大意. Tác dụng của Phật pháp là muốn phát minh thể dụng của tự tánh, đại ý chẳng ngoài hai chữ “lập” và “phá”. Nhân Thừa, Thiên Thừa thì chỉ lập mà chẳng phá; Đại Thừa, Tiểu Thừa thì có lập có phá; Tối Thượng Thừa thì chỉ phá mà chẳng lập. Lập là kiến lập tất cả giả danh, phá là phá trừ tri kiến chấp thật.
----------------------------- Từ Điển Việt - Pali - Sa Di Định Phúc -----------------------------
● Puñña (trung)
Phật Tử Vì Sao Tin Kính Tam Bảo?     Hòa Thượng Thích Tâm Truyền (1832-1911)     VỢ CHỒNG ĂN BÁNH     Ðạo Tràng Của Bồ Tát     Thế nào Tổ sư thiền và Như lai thiền?     Chúng sanh trong thế giới này có phải là càng ngày càng ít?     Ăn Chay Thoát Khỏi Ách Nạn     Giỏ Rác – Đi Sai Đường – Đường Ra Phố     Mở Rộng Cửa Tâm Mình     Tích Tài Vật Không Bằng Tích Phúc Báo     


















Pháp Ngữ
Muốn giữ Tâm mãi còn trong sáng,
Ngồi phòng riêng, tưởng đứng Ngã năm.
Khách xuôi ngược, mắt đăm đăm,
Ðừng nghĩ âm thầm che mắt thế gian.
Kìm giữ Tâm lại càng thêm khó,
Như ngựa đàn tung vó kéo xe,
Ghìm cương buộc ngựa phải nghe,
Ghìm Tâm đừng sổng có bề khó hơn!


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,923 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,017,658