---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Tỉnh Am
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● (1686-1734): tức đại sư Thật Hiền, vị tổ thứ 11 của tông Tịnh Độ, Trung-hoa. Ngài họ Thì, tự Tư Tề, hiệu Tỉnh Am, quê huyện Thường-thục, tỉnh Giang-tô. Gia tộc ngài đời đời theo đạo Nho, nhưng ngài từ tấm bé đã không ăn cá thịt. Cha mất sớm, 7 tuổi, mẫu thân đưa ngài lên am Thanh-lương, xin lạy hòa thượng Dung Tuyển làm thầy. Đến 15 tuổi ngài được chính thức xuất gia làm sa di. Năm 24 tuổi, ngài thọ đại giới tại chùa Chiêu-khánh ở Hàng-châu. Ngài bản tính thông tuệ, kinh điển chỉ xem qua là nhớ hết, kiêm thông cả ngoại điển, làm thơ hay, viết chữ đẹp. Ngài rất có hiếu, khi mẹ mất, ngài tụng Kinh Báo Ân suốt 49 ngày, hàng năm đều cúng giỗ. Ngài nghiêm trì giới luật, y bát luôn luôn bên mình, ngày chỉ ăn một bữa trưa, ban đêm chỉ ngồi, không bao giờ nằm. Một ngày nọ, ngài lên chùa Phổ-nhân ở núi Ngu (huyện Thường-thục), thấy một vị sư bỗng dưng ngã ra đất mà chết, liền tỉnh ngộ thế gian vô thường, cho nên càng thêm dốc lòng tinh tấn. Sau đó ngài theo tu học với pháp sư Thiệu Đàm, chưa đầy ba năm, ngài quán thông giáo nghĩa của cả hai tông Thiên Thai và Pháp Tướng, được pháp sư ấn chứng làm đệ tử truyền pháp đời thứ tư của phái Linh Phong, tông Thiên Thai. Kế đó, ngài đến tham yết hòa thượng Linh Thứu ở chùa Sùng-phước, trải bốn tháng, một hôm bỗng nhiên đại ngộ, liền thốt: “Ta đã tỉnh mộng rồi!” Rồi ngài đến chùa Chân-tịch cấm túc 3 năm, ngày thì duyệt đọc Tam Tạng, đêm trì niệm danh hiệu Phật A Di Đà. Sau đó ngài đến trú trì chùa Long-hưng ở Hàng-châu, thường thay pháp sư Thiệu Đàm giảng dạy kinh luật, tăng tục ở vùng Giang, Triết theo qui y tu học rất đông, được pháp sư Thiệu Đàm hết lòng tán thán. Sau ngài đến chùa A-dục-vương ở núi Mậu (huyện Ngân, tỉnh Triết-giang), chiêm lễ xá lợi Phật, trước sau đốt cả năm ngón tay để cúng dường Phật; rồi về ẩn cư ở chùa Tiên-lâm (Hàng-châu), chân không bước ra khỏi cửa, chuyên tu Tịnh Độ. Năm 1730, ngài trú ở chùa Phạm-thiên (núi Phụng, Hàng-châu), dứt tuyệt ngoại duyên, lập hội niệm Phật, thuần tu Tịnh Độ, ngày đêm hướng dẫn đại chúng hành trì, mọi người đều xưng ngài là “Vĩnh Minh tái thế”. Năm 1734 ngài viên tịch, thế thọ 48 tuổi. Trước tác của ngài có: Tịnh Độ Thi (108 bài thơ), Tục Vãng Sinh Truyện, Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn, v.v...
Tỉnh Thường (959-1020). Ngài họ Nhan, tự là Tạo Vi, quê ở huyện Tiền-đường, tỉnh Triết-giang, 7 tuổi xuất gia, 17 tuổi thọ đại giới, giới hạnh nghiêm cẩn. Về sau ngài đến trú tại chùa Chiêu-khánh ở Tây-hồ, Hàng-châu. Vì ngưỡng mộ đạo phong của Bạch Liên Xã ở Lô-sơn ngày xưa, ngài đã lập Bạch Liên Xã ngay bên bờ Tây-hồ, chuyên tu tịnh nghiệp. Sau đó, ngài lại theo ý chỉ của phẩm “Tịnh Hạnh” trong Kinh Hoa Nghiêm mà đổi tên Bạch Liên Xã thành Tịnh Hạnh Xã, số xã viên tăng tục hơn ngàn người, làm sống lại cái không khí tu niệm hưng thịnh của Bạch Liên Xã Lô-sơn ngày xưa. Năm 1020 ngài thị tịch, thế thọ 62 tuổi.
Gudo Và Hoàng Đế     Giấm Của Tosui     Lời Nói Đầu Khuyên Người Bỏ Sự Giết Hại     Lục Độ của Đại Thừa và Ngũ Giới Thập Thiện trong Tiểu Thừa có chỗ nào khác nhau?     Phá trừ nghi hoặc     Mười Hai Loại Cô Hồn?     Ý nghĩa câu: “Trên lưỡi sen hồng phóng hào quang”?     Niệm Phật để làm gì?     Dế Trả Oán     Miến Xào Kiểu Thái     


















Pháp Ngữ
Dầu nói ít kinh điển,
Nhưng hành pháp, tùy pháp,
Từ bỏ tham, sân, si,
Tĩnh giác, tâm giải thoát,
Không chấp thủ hai đời,
Dự phần Sa môn hạnh.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,924 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,191,260