---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Đại Thừa Tu Đa La Hữu Thập Thất Chủng Danh
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 大乘修多羅有十七種名 (Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Luận)
Đại Thừa tức là Phật Thừa. Tiếng Phạn là Tu Đa La, tiếng Hoa là Khế Kinh. Pháp Hoa Văn Cú nói: Luận nêu ra 17 thứ, đều là tên khác của Pháp Hoa, vì muốn làm sáng tỏ lý nhiệm mầu, sâu xa của kinh này, không thể nghĩ bàn.
Một, Vô Lượng Nghĩa Kinh. Vì Phật sắp nói một lý thật tướng của Pháp Hoa, nên nói vô lượng nghĩa này trước; bởi đem cái nghĩa vô lượng đều trở về cái lý thật tướng. Trong thật tướng, nghĩa mầu nhiệm vô cùng, nên gọi là kinh Vô lượng nghĩa.
Hai, Tối Thắng Tu Đa La. Vì Kinh Pháp Hoa chỉ nói một lý thật tướng ở trong Tam Tạng nhiệm mầu, vượt hơn tất cả, không có gì để so sánh; nên gọi là Tối Thắng Tu Đa La.
Ba, Đại Phương Quảng. Không gì ở ngoài gọi là đại. Chánh lý (lý đứng đắn), gọi là phương. bao gồm nhiều thứ gọi là quảng. Vì Kinh Pháp Hoa chỉ nói thật tướng nhật thừa, có đủ hai nghĩa trên nên gọi là đại, phương, quảng.
Bốn, Giáo Bồ Tát pháp. Vì Kinh Pháp Hoa chỉ nói một lý Nhất Thừa thật tướng. Như Lai dùng kinh này dạy bảo tất cả các bậc có thiện căn tu hành thành thục trở thành Bồ Tát, tùy theo khả năng từng vị, khiến cho chứng được quả Phật, nên gọi là pháp dạy Bồ Tát.
Năm, Phật Sở Hộ Niệm. Vì Kinh Pháp Hoa chỉ nói lý Nhất Thừa thật tướng. Đó là cái mà chính Phật đã chứng được, tuy muốn dạy bảo, chỉ vì các căn của chúng sanh chậm lụt, tối tăm không thể nói sớm, nên gọi là Phật Sở Hộ Niệm.
Sáu, Chư Phật Bí Mật Pháp. Vì Kinh Pháp Hoa chỉ nói lý Nhất Thừa thật tướng. Pháp này rất sâu chỉ Phật mới có thể biết, nên gọi là pháp bí mật của chư Phật.
Bảy, Nhất thiết Phật Tạng. Vì Kinh Pháp Hoa chỉ nói lý Nhất Thừa thật tướng và công đức, Tam Muội của tất cả Như Lai đều chứa đựng trong kinh này; nên gọi là Nhất Thiết Phật Tạng.
Tám, Chư Phật Bí Mật Xứ. Vì Kinh Pháp Hoa chỉ nói lý Nhất Thừa thật tướng. Phật vì căn lành của chúng sanh chưa
Chín, chẳng phải là đối tượng lãnh thọ pháp này, không vì họ mà nói; nên gọi là Chư Phật Bí Mật Xứ.
Chín, Năng Sanh Nhất Thiết Chư Phật Kinh. Vì Kinh Pháp Hoa chỉ nói lý Nhất Thừa thật tướng, chư Phật trong ba đời, không một vị nào không do đây mà thành tựu được quả đại Bồ Đề; nên gọi là Năng Sanh Nhất Thiết Chư Phật Kinh.
Mười, Nhất Thiết Chư Phật Chi Đạo Tràng. Vì Kinh Pháp Hoa chỉ nói lý Nhất Thừa thật tướng, người nghe pháp này thì có thể thành tứ quả Bồ Đề của Phật; nên gọi là đạo tràng của chư Phật.
Mười một, Chư Phật Sở Chuyển Pháp Luân. Vì Kinh Pháp Hoa chỉ nói lý Nhất Thừa thật tướng. Chư Phật ra đời đều dùng pháp môn này tiêu diệt phiền não, chướng ngại của tất cả chúng sanh, để chúng được giải thoát; nên gọi là Chư Phật Sở Chuyển Pháp Luân.
Mười hai, Chư Phật Kiên Cố Xá Lợi Kinh. Vì Kinh Pháp Hoa chỉ nói lý Nhất Thừa thật tướng, chính là chân như, Pháp Thân, xá lợi của chư Phật, từ xưa đến nay không hề thay đổi, không có hư hỏng, nên gọi là Kinh Xá Lợi Vững Chắc Của Chư Phật.
Mười ba, Chư Phật Đại Xảo Phương Tiện Kinh. Vì Kinh Pháp Hoa chỉ nói lý Nhất Thừa thật tướng, chư Phật do pháp môn này đã thành quả đại Bồ Đề, lại dùng phương tiện khéo léo, rộng lớn, vì các chúng sanh trời, người, Thinh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát mà nói rộng pháp này, khiến cho chúng ngộ, nhập cảnh giới của Phật; nên gọi là Kinh Phương Tiện Khéo Léo Của Chư Phật.
Mười bốn, Thuyết Nhất Thừa Kinh. Vì Kinh Pháp Hoa chỉ nói lý Nhất Thừa thật tướng, chỉ rõ thể cứu cánh của Phật và Bồ Tát mà Thinh Văn, Duyên Giác không thể chứng được; nên gọi là Nói Kinh Nhất Thừa.
Mười lăm, Đệ Nhất Nghĩa Trụ. Vì Kinh Pháp Hoa chỉ nói lý Nhất Thừa thật tướng, tức là chỗ ở cứu cánh Pháp Thân Như Lai; nên gọi là Đệ Nhất Nghĩa Trụ.
Mười sáu, Diệu Pháp Liên Hoa. Vì Kinh Pháp Hoa chỉ nói lý Nhất Thừa thật tướng; Diệu pháp này chỉ dùng hoa sen làm ví dụ. Vì Diệu Pháp thì quyền, thật là một thể và hoa sen thì hoa và hạt có cùng một lúc, nên gọi là Diệu Pháp Liên Hoa.
Mười bảy, Tối Thượng Pháp Môn. Kinh Pháp Hoa chỉ nói lý Nhất Thừa thật tướng, tất cả ngôn ngữ, văn chương diễn bày pháp nghĩa đều bao hàm pháp tối thắng tối thượng trong kinh; nên gọi là Tối Thượng Pháp Môn.
Gõ Cửa Thiền – Ông Phật Sống Và Người Thợ Đóng Thùng     Cao Tăng Dị Truyện – Tổ thứ 24 Tôn Giả Sư Tử (Aryasimha)     Thất Lai Có Phải Đúng Bảy Lần Sinh Tử?     Phật Tử Cần Cảnh Giác Với Các Thủ Đoạn Cải Đạo     Nhất-Xiển-Đề Không Bao Giờ Có Thể Đạt Giải Thoát Được     XIN CHO BIẾT VỀ NHỮNG TÔNG PHÁI PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM     Gõ Cửa Thiền – Bài Học Bàn Tay     Ưu Tư Về Việc Thọ Giới Bồ-Tát     Cao Tăng Dị Truyện – Phật Giáo Vào Trung Hoa     An Sĩ Toàn Thư – Quyển Hai – Khuyên Người Ăn Chay ( P.2 )     


















Pháp Ngữ
Ham theo lạc thú nổi trôi
Giác quan buông thả sống đời mê say
Uống ăn vô độ hàng ngày
Lại thêm biếng nhác, chẳng hay chuyên cần
Con người bị cuốn đến gần
Ma vương dục vọng ngàn lần hại ta
Như cơn gió lốc thổi qua
Cây cành nghiêng ngả, lá hoa tơi bời.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,533,364